Sốt cao, coi chừng trẻ bị nhiễm trùng đường tiết niệu

Theo VnMedia,
Chia sẻ

Các biểu hiện của nhiễm trùng đường tiết niệu trên giống với biểu hiện của nhiều bệnh khác: trẻ sốt cao rét run hoặc sốt cao kéo dài không rõ nguyên nhân, bú kém, nôn, tiêu chảy…

Theo tin từ Bệnh viện Nhi Trung ương, Bé Linh (10 tháng, Hà Nội) đột nhiên sốt cao 39 độ C mà không có biểu hiện bất thường nào khác. Chị Liên nghĩ con sốt virus nên đã mua thuốc hạ nhiệt cho con dùng. Tuy nhiên, sau 3 ngày, bé không hết sốt mà có dấu hiệu mệt mỏi và  bỏ chơi, bé sốt cao liên tục cứ 4 tiếng phải dùng thuốc hạ sốt một  lần. Gia đình vội đưa con đến khám tại Bệnh viện Nhi Trung và sửng sốt khi  được thông báo bé Linh bị nhiễm trùng đường tiết niệu.          

Do không có triệu chứng đặc hiệu nên việc chẩn đoán bệnh, nhất là nhiễm trùng đường tiết niệu trên, rất khó khăn. Các biểu hiện của nhiễm trùng tiết niệu trên giống với biểu hiện của nhiều bệnh khác: trẻ sốt cao rét run hoặc sốt cao kéo dài không rõ nguyên nhân, bú kém, nôn, tiêu chảy… 

TS.BS Nguyễn Thu Hương, trưởng khoa Thận – Tiết niệu Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, nhiễm trùng đường tiết niệu  là bệnh lý nhiễm trùng thường gặp ở trẻ em, đứng thứ 3 sau các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp và nhiễm trùng đường tiêu hóa. Bệnh xuất hiện khi vi khuẩn đi vào niệu đạo và nhân lên trong đường tiểu hoặc do vi khuẩn đi từ máu đến thận và đường tiết niệu. Tuy không nguy hiểm nhưng nếu không được phát hiện sớm để điều trị kịp thời và dứt điểm, nhiễm trùng đường tiết niệu có thể tái phát nhiều lần, gây biến chứng nguy hiểm như áp-xe quanh thận, nhiễm trùng huyết... 

Do không có triệu chứng đặc hiệu nên việc chẩn đoán bệnh, nhất là nhiễm trùng đường tiết niệu trên, rất khó khăn. Các biểu hiện của nhiễm trùng đường tiết niệu trên giống với biểu hiện của nhiều bệnh khác: trẻ sốt cao rét run hoặc sốt cao kéo dài không rõ nguyên nhân, bú kém, nôn, tiêu chảy…

 Theo Bs Nguyễn Thu Hương, bệnh được phân thành nhiễm trùng đường tiết niệu dưới (còn gọi là viêm bàng quang) và nhiễm trùng đường tiết niệu trên (còn gọi là viêm thận-bể thận cấp). Do không có triệu chứng đặc hiệu nên việc chẩn đoán bệnh, nhất là nhiễm trùng đường tiết niệu trên, rất khó khăn. Các biểu hiện của nhiễm trùng đường tiết niệu trên giống với biểu hiện của nhiều bệnh khác: trẻ sốt cao rét run hoặc sốt cao kéo dài không rõ nguyên nhân, bú kém, nôn, tiêu chảy…

sốt cao do nhiễm trùng đường tiết niệu
Ảnh minh họa

Dấu hiệu trẻ mắc bệnh viêm đường tiết niệu

- Nhiễm trùng đường tiết niệu trên: thông thường trẻ chỉ có các biểu hiện nhiễm trùng và sốt, không có các triệu chứng rối loạn tiểu tiện như đái buốt, đái rắt, có thể có đái đục. Khi khám lâm sàng bác sĩ thường không phát hiện ra biểu hiện nhiễm trùng ở các bộ phận khác như tai, mũi, họng, đường tiêu hóa.

- Nhiễm trùng đường tiết niệu dưới: trẻ sốt 37,5-38 độ C, có triệu chứng rối loạn tiểu tiện rõ như đái buốt, đái rắt, có thể có đái máu. Xét nghiệm nước tiểu có bạch cầu niệu, hồng cầu niệu, protein niệu…

Bs Nguyễn Thu Hương khuyến cáo, để phòng ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu cha mẹ cần giữ vệ sinh cho trẻ, tránh cho bé tắm bồn, nên thay tã cho con ngay sau khi trẻ đi ngoài; cho trẻ uống nhiều nước; khuyến khích trẻ không nhịn tiểu; cho trẻ ăn đủ trái cây, tránh táo bón. 

Khi thấy trẻ có biểu hiện sốt cao liên tục trên 24 giờ, gia đình cần đưa con đến các cơ sở y tế để khám bệnh tìm nguyên nhân gây sốt. Những trẻ bị nhiễm trùng đường tiết niệu kèm dị dạng đường tiết niệu cần phối hợp điều trị dị dạng để tránh tái phát. 

Nên làm gì để ngăn chặn viêm đường tiết niệu ở trẻ?

Cha mẹ có con nhỏ cần quan tâm đến sức khoẻ của trẻ là điều hết sức cần thiết. Khi trẻ bị sốt thì dù là sốt nhẹ hay vừa cũng không được chủ quan và xem thường. 

Với trẻ em bị viêm đường tiết niệu cần cẩn thận khi sử dụng kháng sinh nhóm aminosid (gentamycin, kanamycin…) vì loại kháng sinh này rất độc cho, thần kinh thính giác, thần kinh thị giác, thận và chống chỉ định kháng sinh nhóm fluoroquinolon vì ảnh hưởng xấu tới sụn xương và độc thận. 

Cha mẹ cần quan tâm phòng tránh viêm đường tiết niệu cho bé. Các bậc cha mẹ cần có phương pháp vệ sinh đúng cách vùng hộ âm, đáy chậu, hậu môn. Bạn nên vệ sinh vùng đó cho trẻ theo chiều trước – sau, không nên tiến hành theo chiều ngược lại vì có thể gây nhiễm bẩn. 

Lưu ý cho bé uống đủ nước mỗi ngày. Khi trẻ bị đái dầm, hẹp bao quy đầu hay dị tật bẩm sinh đường tiết niệu cần được can thiệp sớm, điều trị đúng để bệnh không chuyển thành mạn tính và suy thận.

Chia sẻ