Sau khi ăn hải sản, cô gái 28 tuổi đau bụng dữ dội, bác sĩ phát hiện có ký sinh trùng trong dạ dày

Mèo ròm,
Chia sẻ

Kết quả nội soi cho thấy, niêm mạc dạ dày bệnh nhân bị viêm và xuất huyết, tại nếp gấp của niêm mạc dạ dày xuất hiện một con ký sinh trùng màu trắng.

Bác sĩ Tô Chí Thành, khoa Tiêu hóa – Gan mật, công tác tại bệnh viện Taiwan Adventist Hospital, cho biết: Bệnh viện vừa tiếp nhận một trường hợp là bệnh nhân tên Viên (28 tuổi), có triệu chứng đau bụng dữ dội.

Bác sĩ Tô Chí Thành chẩn đoán bệnh nhân mắc triệu chứng đau bụng cấp tính. Khi xem hồ sơ khám của bệnh nhân. Bác sĩ Tô Chí Thành loại trừ các nguyên nhân chính gây ra tình trạng đau bụng như: Phình tách động mạch chủ, thủng ruột, mang thai ngoài tử cung, viêm tụy cấp, sỏi thận.

Bởi vì không thể xác định bệnh tình của chị Viên, bác sĩ Tô Chí Thành đã cho bệnh nhân tiến hành nội soi. Kết quả nội soi cho thấy, niêm mạc dạ dày bệnh nhân bị viêm và xuất huyết, tại nếp gấp của niêm mạc dạ dày xuất hiện một con ký sinh trùng màu trắng. Ký sinh trùng đang ăn niêm mạc tế bào của dạ dày, chính là nguyên nhân khiến chị Viên đau bụng dữ dội.

Cô gái 28 tuổi ăn hải sản và đau bụng dữ dội, bác sĩ phát hiện có ký sinh trùng trong dạ dày - Ảnh 1.

Hình ảnh có ký sinh trùng trong dạ dày bệnh nhân. (Nguồn: Su Zhisheng)

Cô gái 28 tuổi ăn hải sản và đau bụng dữ dội, bác sĩ phát hiện có ký sinh trùng trong dạ dày - Ảnh 2.

Hình ảnh côn trùng ngâm nước trong dạ dày. (Nguồn: Su Zhisheng)

Bác sĩ Tô Chí Thành tiến hành gắp ký sinh trùng và xét nghiệm. Ký sinh trùng có tên là Anisakis simplex, thường thấy trong hải sản. Bác sĩ Tô Chí Thành cho biết: Thức ăn không được nấu chín là nguyên nhân khiến ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể thông qua ăn uống, đặc biệt là các loại hải sản tươi sống. Ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể sẽ gây ra tình trạng đau bụng cấp tính, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, phản ứng dị ứng.

Cô gái 28 tuổi ăn hải sản và đau bụng dữ dội, bác sĩ phát hiện có ký sinh trùng trong dạ dày - Ảnh 3.

Cô gái 28 tuổi ăn hải sản và đau bụng dữ dội, bác sĩ phát hiện có ký sinh trùng trong dạ dày - Ảnh 4.

Bệnh do ấu trùng giun họ Anisakis

Bệnh do Anisakis (bệnh Anisakis) là một bệnh nhiễm ký sinh trùng ở đường tiêu hóa do người ăn hải sản sống hoặc nấu chưa chín có chứa ấu trùng giun Anisakis simplex. Trung gian truyền bệnh thường gặp là các loài cá, mực và giáp xác. Trong trung gian truyền bệnh ấu trùng phát triển nhưng không tới giai đoạn trưởng thành. Khi các loài động vật biển có vú như hải cẩu, sư tử biển, cá heo, cá voi... ăn cá, động vật giáp xác, ấu trùng phát triển thành những con giun trưởng thành. Ở người, ấu trùng không thể hoàn thành sự phát triển của chúng và thành nguyên nhân gây nhiễm. Các triệu chứng của anisakiasis bao gồm đau bụng dữ dội, buồn nôn và nôn.

Bệnh Anisakis thường được tìm thấy ở những nơi hay ăn gỏi các loại cá biển, mực, bạch tuộc chưa nấu chín, chẳng hạn như: Nhật Bản (các món shushi và sashimi) và có trên 12.000 trường hợp mắc bệnh được thông báo ở Hà Lan (cá trích); bán đảo Scandinavia và bờ biển Thái Bình Dương thuộc châu Mỹ La tinh. Bệnh đang được tăng lên ở Hoa Kỳ, Châu Âu, Nam Mỹ và các khu vực khác trên thế giới cùng với việc tăng tiêu thụ gỏi cá sống đang được phổ biến.

Biểu hiện lâm sàng khi bị bệnh do Anisakis

Trong vài giờ sau khi ăn ấu trùng bị nhiễm bệnh, đau bụng dữ dội, buồn nôn, và nôn có thể xảy ra. Đôi khi ho ra ấu trùng. Nếu ấu trùng đi vào ruột, phản ứng u hạt nặng bạch cầu eosin có thể xảy ra sau 1-2 tuần bị nhiễm. 

Các biểu hiện dị ứng cấp tính như nổi mề đay và sốc phản vệ có thể xảy ra khi có hoặc không kèm theo các triệu chứng tiêu hóa. Tần suất các triệu chứng dị ứng liên quan đến việc ăn cá dẫn đến khái niệm anisakiasis gây tiêu chảy, một phản ứng tổng quát do trung gian IgE tạo ra. Bệnh nghề nghiệp bao gồm bệnh hen, viêm kết mạc và viêm da tiếp xúc đã được quan sát thấy ở các công nhân chế biến thủy sản. Một hình thức lành tính hơn của nhiễm trùng, được gọi là anisakiasis thoáng qua, xảy ra mà không có triệu chứng hoặc kích ứng cổ họng nhẹ và thỉnh thoảng ho ra ấu trùng.

Nguồn: Topick

Chia sẻ