Sát Tết, nhiều người "ngậm đắng" khi mua phải cây cảnh "dỏm": hoa, nụ được dán bằng... keo

Bài và ảnh: Lê Bảo,
Chia sẻ

Nhiều cửa hàng bán hoa, cây cảnh lâu năm khẳng định việc hoa giả, cây cảnh giả là do một số người bán hàng rong làm ăn kiểu "chụp giật".

Hoa giả, cây cảnh "dởm" xuất hiện nhiều dịp Tết

Chỉ còn ít ngày nữa là đến Tết cổ truyền, đây cũng là dịp người dân khắp nơi mua sắm cây cảnh, hoa tươi trang trí cho gia đình dịp Tết. Tuy nhiên, không ít người đã rơi vào hoàn cảnh dở khóc dở cười khi mua phải những chậu cây bị một số người bán hàng làm giả khá tinh vi.

Thủ đoạn tinh vi nhất là người bán dùng keo con voi, dùng tăm để gắn hoa, nụ vào cây có sẵn. Cây cảnh vẫn là thật, tuy nhiên nếu không có hoa, có nụ thì chẳng ai mua, thế nên để hút khách những người buôn bán cây cảnh đã nghĩ ra cách gắn hoa, gắn nụ lên.

Sát Tết, nhiều người ngậm đắng khi mua phải cây cảnh dỏm: hoa, nụ được dán bằng... keo - Ảnh 1.

Một chậu cây đại lộc được người chơi mua với giá 300 ngàn đồng trên phố Kim Mã...

Một số loại hoa, cây thường bị làm giả, gắn quả vào phổ biến như: Hải đường, khế, sung, đại lộc… giá bán những loại cây cảnh, hoa này giao động từ vài trăm ngàn đến cả triệu/ chậu.

Chị T, nhà ở Nam Từ Liêm (Hà Nội) mới đây khi trên đường đi làm về đoạn qua phố Kim Mã thấy người bán cây cảnh, hoa thì dừng xe xuống mua. Một cây hoa khá đẹp, nhiều lá, nhiều nụ và được người bán quảng cáo là hoa đại lộc. Không chỉ thế,người bán còn nói những nụ hoa này sẽ bung nở đúng dịp Tết rất đẹp.

Sát Tết, nhiều người ngậm đắng khi mua phải cây cảnh dỏm: hoa, nụ được dán bằng... keo - Ảnh 2.

Sát Tết, nhiều người ngậm đắng khi mua phải cây cảnh dỏm: hoa, nụ được dán bằng... keo - Ảnh 3.

Nhưng thực chất bị người buôn làm giả một cách tinh vi: gắn cành rời vào giữa chậu rồi "nguỵ trang" lá xung quanh.

Mấy ngày sau thì cây hoa bắt đầu có hiện tượng lạ, những cành hoa cứ héo dần mặc dù chăm sóc rất kĩ. Nụ thì bung ra, trong nụ có nhiều hạt nhỏ như hạt ngô và rất cứng. Thấy lạ, chị bèn lấy tay lay nhẹ cành hoa để kiểm tra thì phát hiện bất ngờ… tất cả cành hoa là "đồ rởm" do người bán tự cắm vào.

Mới đây, trên mạng xã hội xuất hiện 1 clip ghi lại cảnh người mua cây đại lộc bị cắm giả. Quá bức xúc vì phải bỏ số tiền lớn mà mua phải hoa "dỏm", người mua đã nhổ hết những cành hoa bị làm giả. Vừa nhổ hoa giả người mua nói rằng: "nhổ hết đi cho không đi lừa người khác".


Sát Tết, nhiều người ngậm đắng khi mua phải cây cảnh dỏm: hoa, nụ được dán bằng... keo - Ảnh 4.

Khế, sung cũng bị người buôn bán rong làm giả bằng cách dùng keo dán trái vào cành.

Cũng trong tình cảnh dở khóc dở cười, chị Lê Thị Lan (trú tại Dương Nội – Hà Đông) mua một cây khế bonsai với giá 350 ngàn đồng trên đường Tố Hữu, thoạt nhìn thì cây khế nhỏ xinh, lại có nhiều quả nên chị không nghi ngờ và xuống tiền mua về.

"Khi vừa mua đến nhà, chồng tôi đã cười và nói kiểu gì tôi cũng bị lừa, nói xong anh lấy tay nhấc từng quả khế ra khỏi thân, lúc đó mới phát hiện cây khế bị người bán gắn keo con voi vào", chị Lan bức xúc nói.

Sát Tết, nhiều người ngậm đắng khi mua phải cây cảnh dỏm: hoa, nụ được dán bằng... keo - Ảnh 5.

Một số cây như: ớt, hoa hồng, cúc... ít bị làm giả vì bông, trái nhỏ, dễ bị phát hiện.

Không chỉ đối với cây khế, cây sung mà ngay cả những cây quất cảnh nhỏ xinh cũng được người bán làm giả khá tinh vi. Một số người bán đã lén gắn thêm quả vào cây với mục đích làm cây thêm xum xuê quả, đẹp mắt, bán được giá cao.

Tương tự như vậy, sung cảnh cũng bị làm giả tinh vi bằng cách gắn keo con voi. Tuy nhiên, việc sung cảnh bị làm giả đã xuất hiện nhiều năm nay và được cảnh báo khá nhiều.

Sát Tết, nhiều người ngậm đắng khi mua phải cây cảnh dỏm: hoa, nụ được dán bằng... keo - Ảnh 6.

Nhiều người cũng ngậm quả đắng khi mua hoa hải đường chơi Tết.

Bức xúc về điều này, chị Lan kể thêm: "Dịp Tết mua một vài cây cảnh về chơi nhưng bị làm giả thế này cảm thấy bực mình, lại mất lộc trong năm mới nên 2 vợ chồng quyết định vứt bỏ luôn".

Chợ hoa Hoàng Hoa Thám: Chỉ người bán rong mới dám "láo nháo"

Có mặt tại chợ hoa Hoàng Hoa Thám – nơi nổi tiếng tại Hà Nội về các loại hoa, cây cảnh và được bày bán quanh năm chứ không riêng dịp Tết. Tại đây, nhiều chủ tiệm hoa, cây cảnh khẳng định không bao giờ dám làm giả cây cảnh, hoa tươi.

Sát Tết, nhiều người ngậm đắng khi mua phải cây cảnh dỏm: hoa, nụ được dán bằng... keo - Ảnh 7.

Nhiều tiệm buôn hoa lâu năm trên phố Hoàng Hoa Thám khẳng định không bao giờ dám làm giả.

Trao đổi với chúng tôi, chú Vinh – một chủ cửa hàng cho biết: "Ôi giời, chuyện cây cảnh, hoa bị làm giả nhiều lắm và đã xuất hiện nhiều năm nay rồi chứ không phải bây giờ. Đó là mánh khóe bán hàng của những người bán rong vì họ xác định nay bán điểm này, mai bán điểm kia chứ không cố định một chỗ. Còn chúng tôi bán bao năm nay rồi, ngày nào cũng ở đây nếu làm thế chắc sập tiệm từ lâu rồi chứ không tồn tại được".

Sát Tết, nhiều người ngậm đắng khi mua phải cây cảnh dỏm: hoa, nụ được dán bằng... keo - Ảnh 8.

Vì những chủ tiệm này thừa biết, họ làm ăn uy tín thì khách sẽ đến mua sắm nhiều hơn.

"Thế nên mới có chuyện, một cây sung dáng đẹp, thế đẹp và có tuổi đời khoảng 4-5 năm chúng tôi bán với giá khoảng 3 triệu trong đó người buôn bán rong bán 2 triệu, thậm chí hơn 1 triệu họ cũng bán thì biết là giả ngay. Mánh khóe của họ là lựa những cây thế tạm tạm, đương nhiên tuổi đời ít nên chưa thể ra quả rồi tiến hành gắn vào bằng keo. Quả sung khi gắn vào cũng chỉ tươi được 1 vài ngày, sau sẽ héo úa và tiếp tục được thay sung mới", chú Vinh kể.

Sát Tết, nhiều người ngậm đắng khi mua phải cây cảnh dỏm: hoa, nụ được dán bằng... keo - Ảnh 9.

Nhiều người có kinh nghiệm khuyên người dân nên xem xét và "soi" kỹ trước khi mua.

Đối với một số loại hoa như: Hải đường, hoa đại lộc, đuốc lửa… cũng bị làm giả khá nhiều. Người bán rong vẫn dùng cách gắn keo hoặc dùng những loại hoa khác cắm vào đất. Đặc biệt, một số cây như tiền tài nếu không chú ý họ cũng dùng cành lá "trồng" thêm vào.

Bác Nguyễn Văn Lộc – một nghệ nhân cây cảnh nổi tiếng tại Nhật Tân cho biết: "Người dân phải nghiên cứu kỹ, xem xét kỹ các loại cây cảnh, hoa tươi trước khi mua kẻo bị mắc lửa. Đặc biệt với những loại cây bị làm giả như: Khế, sung, quýt...".

Chia sẻ