Rối loạn tiêu hóa chức năng ở trẻ em, bệnh lý và nguyên nhân ít được biết đến

Quang Vũ,
Chia sẻ

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong 500 triệu trẻ dưới 5 tuổi trên toàn cầu bị suy dinh dưỡng, 30% trường hợp nguyên nhân do rối loạn tiêu hóa.

Tại Hội nghị Nhi khoa toàn quốc với sự có mặt của hơn 500 chuyên gia nhi khoa, tổ chức ở TP HCM tháng 12 vừa qua, Giáo sư. Tiến sĩ Nguyễn Gia Khánh, Chủ tịch Hội nhi khoa Việt Nam cho biết, hiện có 45-47% trẻ sẽ có ít nhất một biểu hiện về rối loạn tiêu hóa chức năng trong năm đầu tiên, các rối loạn này có thể gặp ở mọi lứa tuổi.

Ông giải thích, những biểu hiện rối loạn tiêu hóa rất thường gặp ở trẻ em như đau bụng, đau quặn bụng, nôn chớ, tiêu chẩy, táo bón kéo dài, khó đi ngoài. Những rối loạn tiêu hóa chức năng này thường không tìm thấy các nguyên nhân gây bệnh, thường liên quan nhiều tới stress đối với trẻ như bị kích đau liên tuc do tiêm truyền, phẫu thuật, sử dụng kháng sinh kéo dài trong thời kỳ sơ sinh, tách mẹ, xa cha mẹ, áp lực học tập thi cử năng nề. Những rối loạn tiêu hóa chức năng này cũng thường đi kèm với những rối loạn tập quán, hành vi và những rối loạn tâm lý như tự kỷ, tăng động ở trẻ em.

Rối loạn tiêu hóa chức năng ở trẻ em, bệnh lý và nguyên nhân ít được biết đến - Ảnh 1.

Giáo sư. Tiến sĩ Nguyễn Gia Khánh tại hội nghị nhi khoa toàn quốc

"Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa chức năng, sau một thời gian sẽ hồi phục, không gây biến chứng nguy hiểm nhưng trước mắt sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của trẻ và gia đình” GS, TS Nguyễn Gia Khánh nói thêm. Ảnh hưởng này đến từ việc trẻ quấy khóc nhiều, nôn, đi ngoài nhiều, táo bón... quá trình chăm sóc sẽ vất vả hơn. Thêm vào đó việc khám, xét nghiệm, điều trị bệnh cũng mất nhiều thời gian và chi phí.

Những kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy, bú mẹ hoàn toàn ở trẻ nhỏ và việc điều chỉnh chế độ ăn, chất dinh dưỡng phù hợp, chăm sóc trẻ đúng cách sẽ giúp giảm các rối loạn tiêu hóa chức năng và tránh được việc lạm dụng thuốc. Theo giáo sư Berninga - tác giả chủ biên các tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn tiêu hóa chức năng ở trẻ em nhỏ (Rome IV năm 2016) có đề cập “Nếu trẻ không được bú mẹ, cần thiết lựa chọn sản phẩm sữa công thức có thành phần đạm sữa gần tự nhiên nhất sẽ giảm được các rối loạn tiêu hóa chức năng như nôn trớ, táo bón, giảm thời gian quấy khóc, giúp trẻ dễ tiêu hóa và hấp thu tốt hơn”

Tóm lại, có 2 nguyên tắc để giúp trẻ tránh nguy cơ rối loạn tiêu hóa chức năng:

1/Khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ đảm bảo mối liên hệ mẹ con, giảm stress cho trẻ như tránh đau, khó chịu, hạn chế lạm dung các kháng sinh , ….tạo sự thư giãn vui thú,tự nguyện cho trẻ là biên pháp hữu hiệu để đề phòng RLTHCN ở trẻ em.

2/ Nếu trẻ không được bú sữa mẹ, nên chọn những sản phẩm dinh dưỡng đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng theo lứa tuổi của trẻ, dễ dàng tiêu hóa và dễ hấp thu.

Friso với công nghệ LockNutri bảo toàn hơn 90% các thành phần dinh dưỡng trong sữa công thức, đặc biệt thành phần chất đạm, khiến cho cấu trúc của chất đạm gần với tự nhiên, ít vón cục nên giúp hệ tiêu hóa của trẻ dễ tiêu hóa và hấp thu hơn.

Công nghệ LockNutri ra đời do áp dụng qui trình sản xuất tiên tiến, chỉ qua 1 lần xử lí nhiệt, với nhiệt vừa đủ đã tạo nên sự khác biệt cho sản phẩm Friso với mức độ đạm biến tính thấp, giúp cho sự tiêu hóa ở trẻ được êm dịu và hấp thu dễ dàng.


Chia sẻ