Rất ít người biết tác dụng tuyệt vời của tinh dầu trà dưới đây

Tùng Anh,
Chia sẻ

Tinh dầu trà có nhiều tác dụng chữa trị bệnh, chủ yếu các bệnh về da mà nhiều người chưa biết. Dưới đây là một số lợi ích sức khỏe của tinh dầu trà.

Tinh dầu trà là gì?

Rất ít người biết tác dụng tuyệt vời của tinh dầu trà dưới đây - Ảnh 1.

Tinh dầu trà (Tea Tree Oil) được chiết xuất từ cây trà và có mùi hắc, cay nóng. Cây trà này (Tea Tree, tên khoa học là Melaleuca alternifolia) là một loại cây thân gỗ mọc phổ biến ở Úc, không phải là loại trà xanh (chè) mà người Việt Nam vẫn dùng để đun nước uống.

Tác dụng tuyệt vời của tinh dầu trà

Giảm nấm móng

Rất ít người biết tác dụng tuyệt vời của tinh dầu trà dưới đây - Ảnh 2.

Nấm móng là một tình trạng trong đó có sự tích tụ của vi khuẩn dưới lớp móng của bạn, gây ra các vi khuẩn như nấm phát triển trong khu vực đó và gây ra các vấn đề như viêm và nhiễm trùng. Nấm móng có thể ảnh hưởng đến cả móng tay và móng chân. Vì tinh dầu trà có đặc tính chống vi trùng nên việc nhỏ một vài giọt vào vùng bị ảnh hưởng có thể giết chết nấm và làm giảm tình trạng nhiễm nấm.

Xử lý mụn nhọt

Rất ít người biết tác dụng tuyệt vời của tinh dầu trà dưới đây - Ảnh 3.

Tinh dầu trà có tính chống viêm nên nhỏ một vài giọt tinh dầu cây chè trên nốt mụn, nhọt sẽ làm dịu da và giảm viêm hoặc nhiễm trùng.

Giảm mụn cóc

Rất ít người biết tác dụng tuyệt vời của tinh dầu trà dưới đây - Ảnh 4.

Mụn cóc là một tác dụng phụ của sự nhiễm virut hoặc vi khuẩn nhất định gây ra những vết xước nhỏ trên bề mặt da hoặc thậm chí trên màng nhầy. Mụn cóc có thể gây đau và ngứa. Vì tinh dầu trà có đặc tính kháng khuẩn và sát trùng, nên nó có thể giúp giảm bớt mụn cóc khi áp dụng chúng thường xuyên.

Điều trị nhiễm nấm men

Rất ít người biết tác dụng tuyệt vời của tinh dầu trà dưới đây - Ảnh 5.

Nhiễm nấm men là một bệnh nhiễm trùng thường xảy ra ở những vùng như âm đạo hoặc miệng, do sự phát triển của nấm hoặc vi khuẩn gây ra. Nhiễm nấm men có thể gây mùi hôi, xuất huyết bất thường và các triệu chứng khác. Rửa âm đạo hoặc miệng bằng tinh dầu trà pha loãng, mỗi ngày một lần có thể giúp giảm bớt sự nhiễm trùng do nấm men.

Điều trị viêm nướu

Rất ít người biết tác dụng tuyệt vời của tinh dầu trà dưới đây - Ảnh 6.

Viêm nướu là một bệnh về miệng, trong đó nướu bị viêm và nhiễm trùng do hoạt động của vi khuẩn tích tụ bên trong. Tình trạng này có thể gây ra chảy máu nướu, hôi miệng… Rửa miệng bằng tinh dầu trà có thể giúp làm giảm sự phát triển của vi khuẩn ở những người bị viêm nướu.

Giải tỏa cơn tức ngực khó thở

Rất ít người biết tác dụng tuyệt vời của tinh dầu trà dưới đây - Ảnh 7.

Khi bị nhiễm trùng đường hô hấp sẽ có rất nhiều chất nhầy tích tụ trong ngực và gây ra các triệu chứng như khó thở, ho, lạnh, thở khò khè…Tinh dầu trà là một chất đờm tự nhiên, có thể làm tan mỡ lưu thông trong ngực. Thêm một vài giọt tinh dầu trà vào nước sôi có thể giúp điều trị tình trạng này.

Điều trị bệnh vảy nến

Rất ít người biết tác dụng tuyệt vời của tinh dầu trà dưới đây - Ảnh 8.

Bệnh vẩy nến là một căn bệnh về da, trong đó các tế bào da bất thường tạo thành các vẩy, ngứa và gây nên tình trạng da khô. Bệnh vẩy nến là một bệnh tự miễn dịch mà không chữa được, nhưng các triệu chứng của nó có thể được điều trị. Hàng ngày xoa ít tinh dầu trà vào vùng da bị vẩy nến có thể giúp làm dịu tình trạng này.

Giảm nhiễm trùng tai

Rất ít người biết tác dụng tuyệt vời của tinh dầu trà dưới đây - Ảnh 9.

Nhiễm trùng tai là bệnh phổ biến có thể xảy ra bởi một số lý do như tích tụ nước trong tai… Nhẹ nhàng nhỏ 2-3 giọt tinh dầu trà vào tai bị nhiễm trùng sẽ giúp làm giảm đáng kể triệu chứng. Tuy nhiên, bạn phải tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng biện pháp điều trị này.

Điều trị bệnh giun móc

Rất ít người biết tác dụng tuyệt vời của tinh dầu trà dưới đây - Ảnh 10.

Nhiễm giun gây ra tình trạng ngứa dữ dội, cảm giác nóng rát và khó chịu. Dùng một vài giọt tinh dầu trà trên vùng bị nhiễm có thể làm dịu da và giảm ngứa do giun gây ra.

Cách dùng và bảo quản tinh dầu trà

Cách dùng:

- Không ăn, uống hay để tinh dầu rớt vào mắt và vùng nhạy cảm.

- Không bôi tinh dầu vào vết thương hở.

- Chỉ dùng dầu trà bôi ngoài. Sử dụng qua đường uống có thể gây ngộ độc.

- Phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ dưới 3 tuổi, người bệnh kinh niên dùng tinh dầu trà phải có sự chỉ định của bác sĩ.

- Vì dầu trà có thuộc tính cay và nóng như loại dầu gió thông thường (tuy cường độ ít hơn) nên có thể gây dị ứng cho những ai có làn da quá nhạy cảm.

Bảo quản:

- Tránh không để ở những nơi nóng, có ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp, bụi bặm vì có thể làm bay hơi hoặc mất tác dụng của tinh dầu.

- Không để ngấm nước hay các sản phẩm khác rơi vào vì sẽ làm hỏng tinh dầu.

- Luôn đóng chặt nắp các lọ tinh dầu khi không sử dụng.

dịch TH

Chia sẻ