Phát bệnh vì "tiếc của" ăn đồ bị mốc

,
Chia sẻ

Bạn đừng tiếc của cũng như chủ quan cho rằng những chất độc này quá yếu. Thực tế là có thể lúc ăn chúng chưa gây hại gì cho bạn nhưng đó sẽ là nguồn lưu mầm bệnh rất nguy hiểm.

Đôi khi chúng ta bỗng phát hiện ra một quả cam, một quả táo hay một khoanh bánh chưng còn sót lại trong tủ lạnh hay

ở một góc bàn nào đó. Trên bề mặt chúng chỉ có một vài đốm mốc. Thường thì chúng ta vẫn “tiếc của” nên gọt phần hỏng đi rồi ăn, mà phần còn lại cũng vẫn còn rất ngon đấy chứ. Nhưng chúng có thực sự “ngon” như những gì chúng ta cảm nhận thấy hay không?

Theo các nhà khoa học Pháp thì khi hoa quả bị chín quá, hay thức ăn để lâu thường xuất hiện trên vỏ những đốm mốc nhỏ, sau đó lan rộng ra toàn bộ bề mặt. Những vết mốc này được hình thành từ những sợi nấm nhỏ, chúng không những làm cho trái cây không được đẹp mắt mà còn có thể gây hại, thậm chí cực kì nguy hiểm đối với sức khoẻ con người. Vì một số loại nấm mốc có chứa cả các chất độc.

Theo các nhà nghiên cứu này, có tổng cộng 65 000 – 100 000 loại nấm khác nhau, trong số đó các loại vi nấm sản sinh từ hoa quả chín nẫu chiếm tới 20 000 loại. Chúng cũng có những tác dụng nhất định. Ví dụ như tác dụng đồng hoá rất tốt nitơ dưới dạng hữu cơ hay muối khoáng. Chúng giúp làm tăng lượng nitơ ở một số bộ phận thiếu chất mà các vi khuẩn không thể sống được. Nấm mốc có thể phát triển ở hầu hết các loại thức ăn vì chúng có khả năng  thích ứng tương đối tốt ở những loại có tính axit cao như rau, hoa quả và thịt. Nhiệt độ lí tưởng để chúng phát triển là từ 20-250 C, tuy nhiên có một số loại có thể chịu được nhiệt độ lên tới 400C hay ngược lại ngay cả dưới 40C.

Bên cạnh một số loại nấm mốc có ích như nấm mốc để làm nước tương,… còn có rất nhiều loại nấm mốc độc. Người ta đã thống kê được là có khoảng 100 loại nấm mốc rất độc đối với các sinh vật có vú. Trong số đó có một lượng nhỏ chứa các chất kịch độc. Ví dụ như một số loại nấm trên ngũ cốc, nấm patuline trên hoa quả (đặc biệt là ở táo đỏ), nấm ochratoxine trên ngũ cốc và thịt lợn ướp hay nấm   zéaralénone trên ngô. Những loại nấm này có thể gây ra ngộ độc, và có thể xuất phát từ mọi khâu trong quá trình chế biến thực phẩm, ngay cả đối với những đồ ăn sẵn.

Như vậy thì chúng ta có nên ăn những thức ăn đã bị nấm mốc tấn công không? Câu trả lời tất nhiên là không rồi, cho dù bạn có cắt bỏ hết những phần bị hỏng đi chăng nữa vì một khi đã xuất hiện, những loại nấm này thường lặng lẽ lan dần ra khắp thức ăn . Đừng tiếc của và cũng đừng chủ quan cho rằng những chất độc này quá yếu hay lập luận rằng vẫn có cả những loại nấm có lợi nữa. Thực tế là có thể lúc ăn chúng chưa gây hại gì cho bạn nhưng đó sẽ là nguồn lưu mầm bệnh rất nguy hiểm. Vì thế, hãy sáng suốt để trở thành một người nội trợ thông minh !

Hoàng Nhụy
Theo Figaro.fr
Chia sẻ