Phàm là người thông minh sẽ chẳng bao giờ nói ra 4 điều tự hại mình kiểu này đâu

Trân Trân ,
Chia sẻ

Có câu “họa từ miệng mà ra” thật chẳng bao giờ sai, muốn đời mình bế tắc thì mọi người cứ thoải mái tuôn 4 điều này ra.

Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau – câu đúc kết từ xưa của ông cha ta không bao giờ là sai cả. Một lời nói có thể hại cả một cuộc đời nhưng một câu nói ý nhị cũng giúp mở ra cánh cửa tươi sáng hơn. Chính vì vậy, phàm là người việc “học nói” cần học cả đời, uốn lưỡi 7 lần trước khi nói để vận phúc luôn tràn đầy, đường đời không gặp trắc trở do họa từ miệng mà ra. 

Những lời hay ý đẹp thì cần trau dồi, học hỏi để nói mỗi ngày, đó là điều quan trọng. Nhưng quan trọng hơn cả là phải biết kiềm chế, để không nói lời không hay. Người ta có câu, chỉ mất một năm để học nói nhưng phải mất cả đời chỉ để học im lặng cũng đủ thấy tầm quan trọng của việc kiểm soát lời lẽ như thế nào, đặc biệt là 4 điều sau đây tốt nhất đừng nói ra nếu không muốn tự vận hạn vào thân. 

1. Nói lời oán trách phỏng có ích gì?

Trên cuộc đời này, đã là người thì không ai mà không khổ, có câu “nhà giàu cũng khóc” là do thế. Vậy nên, đừng hở chút khó khăn đã mở giọng phàn nàn, oán trách số phận. Đôi lúc bí bách quá bạn có thể tuôn trào một hơi, nhưng nếu việc than thở oán trách cứ được tuôn ra từ miệng cả ngày thì chẳng phải việc hay ho gì. 

noi-1
(Ảnh: Internet)

Cuộc sống chưa đủ áp lực hay sao mà mọi người xung quanh lại phải nghe thêm tiếng than vãn của bạn, phải luôn chịu khuôn mặt cau có, cái miệng chỉ thích buông lời than? Nếu ngược lại là bạn thì bạn sẽ cảm nhận thế nào? Thay vì than phiền, hãy cố gắng thay đổi bằng cách làm việc tốt hơn, than phiền oán hận chỉ là việc làm vô bổ, như người giẫy giụa dưới đống bùn lầy. 

2. Nói lời thiếu suy nghĩ

Áp lực cuộc sống này dễ khiến con người ta rơi vào cảm xúc bế tắc lẫn lộn, từ đó không kiểm soát được lời nói của mình mà dễ dàng buông lời vô nghĩa bất lịch sự, gây tổn thương cho người khác. Mặc dù chỉ là bộc phát tức thời nhưng hậu quả để lại đôi khi thật khó lường. 

Những lời vô nghĩa này thường được tuôn ra khi tâm trí nghĩ ngợi lung tung nhiều việc trong một thời gian dài sinh chán chường, bế tắc. Thay vì cứ mông lung trong mớ hỗn độn, hãy đối mặt và tìm giải pháp từ xung quanh để tư tưởng hanh thông hơn. Nếu không sớm muộn gì bạn cũng mất hết bạn bè, ai lại muốn ở bên một người để nghe lời tiêu cực, vô nghĩa thiếu suy xét ngày qua ngày cơ chứ phải không? 

3. Nói lời cuồng ngôn ảo tưởng

Người nói lời này thường có được chút ít thành công trong cuộc sống, tự tin quá mức về bản thân từ đó dễ dàng phát ngôn lời lẽ khinh bỉ, chê bai với ai không làm vừa lòng mình. Nên nhớ rằng “trên núi có núi”, bạn giỏi sẽ có người giỏi hơn. Có thể người xung quanh nghe bạn nói lời ngông vẫn cười xòa đấy nhưng thâm tâm chỉ đợi đến ngày bạn sa cơ là thẳng chân đạp ngay xuống bùn luôn. 

noi-2
(Ảnh: Internet)

Tiền xu thường phát ra tiếng còn tiền giấy thì im lặng với giá trị của riêng mình. Người giá trị thực sự không cần phải ra oai người khác vẫn khiếp sợ. Nỗ lực và khiêm nhường sẽ khiến bạn luôn tỏa sáng trong các mối quan hệ chứ không phải cứ nói lời ngông là người khác sẽ nể đâu, nhớ nhé. 

4. Buôn chuyện, tọc mạch

Ở đời ganh ghét lẫn nhau không phải chuyện lạ, rất nhiều người tỏ ra đố kỵ trước thành công của người khác và luôn tìm cách bàn tán, thêm mắm dặm muối sai sự thật nhằm hạ thấp đối phương để nâng tầm mình lên. 

Thực ra, những người chuyên tọc mạch đố kị ấy thật đáng thương, khi họ không thể sống đời mình mà cứ phải chăm chú quan tâm nhất cử nhất động của người khác, cuối cùng cứ mang mọi ưu phiền vào thân, chỉ thiệt họ mà thôi. 

(Tổng hợp)
Chia sẻ