Nước biển ngày càng dâng, vậy mà hòn đảo này đang có phản ứng rất lạ khiến khoa học phải đau đầu

OCT,
Chia sẻ

Nước biển thì ngày càng dâng, mà hòn đảo này thực sự tăng trưởng về diện tích. Bí mật nào đang ẩn giấu ở đây?

 Nước biển ngày càng dâng, vậy mà hòn đảo này đang có phản ứng rất lạ khiến khoa học phải đau đầu - Ảnh 1.

Trái đất nóng lên, băng ở hai cực tan ra khiến mực nước biển tăng dần. Hiển nhiên, hành tinh của chúng ta phải đối mặt với những hậu quả không nhỏ khi đất liền đang dần bị các đại dương nuốt chửng.

Nhưng đâu đó ngoài khơi châu Đại Dương, có một hòn đảo đang phản ứng rất kỳ lạ trước viễn cảnh mà Trái đất phải gánh chịu. Thay vì bị nhấn chìm, diện tích hòn đảo lại tăng dần lên. Đó là Tuvalu, một quốc đảo của châu Đại Dương.

 Nước biển ngày càng dâng, vậy mà hòn đảo này đang có phản ứng rất lạ khiến khoa học phải đau đầu - Ảnh 2.

Hòn đảo Tuvalu tươi đẹp đang tăng trưởng về diện tích theo đúng nghĩa đen

Trên bề mặt, Tuvalu hiện lên như một hòn đảo rất bình thường. Còn theo một nghiên cứu mới đây, hòn đảo thực sự đã "tăng trưởng" trong hàng thập kỷ.

Đây là một hiện tượng rất hiếm gặp, vì khu vực này vốn phải chịu đựng hiện tượng nước biển dâng ở mức độ cao gấp 2 lần toàn cầu. Nước vẫn dâng, diện tích hòn đảo tăng còn nhanh hơn.

Nhưng làm thế nào? Thực ra, bí mật ở đây là vì hòn đảo này là một hòn đảo san hô. San hô tăng trưởng theo thời gian, và nó làm cho diện tích hòn đảo tăng lên. Câu chuyện gây đau đầu chỉ là hoạt động của đảo san hô hóa ra mãnh liệt hơn những gì khoa học vẫn tưởng rất nhiều.

"Chúng ta từng cho rằng đảo san hô tương là những hòn đảo tĩnh lặng, sẽ chìm trong nước khi mực nước biển dâng lên. Nhưng các bằng chứng mới đang cho thấy hoạt động của các đảo san hô thực sự rất sôi động, và chúng gia tăng kích cỡ thường xuyên." - trích lời Paul Kench, đồng tác giả nghiên cứu từ ĐH Auckland (New Zealand).

"Những gì nghiên cứu tìm ra có vẻ như phi thực tế, nhất là khi mực nước biển trong khu vực đã tăng cao nửa thế kỷ qua. Nhưng sự thay đổi chiếm ưu thế hơn lại là khả năng tăng trưởng của Tuvalu, chứ không phải nước biển."

 Nước biển ngày càng dâng, vậy mà hòn đảo này đang có phản ứng rất lạ khiến khoa học phải đau đầu - Ảnh 3.

Cụ thể, các nhà nghiên cứu từ ĐH Auckland đã sử dụng hình ảnh từ vệ tinh để theo dõi 9 hòn đảo san hô cùng hơn 101 đảo nhỏ khác, từ năm 1971 - 2014.

Trong thời gian này, mực nước biển tăng khoảng 4mm/năm, nhưng 9 hòn đảo, cùng hơn 3/4 các đảo nhỏ thực sự đã tăng trưởng. Tổng cộng sau 4 thập kỷ, diện tích của Tuvalu đã tăng thêm 2,9%.

Tuy nhiên, cần hiểu rằng điều này không có nghĩa biến đổi khí hậu có thể đã bỏ qua những hòn đảo này. Trên thực tế, các tác giả nghiên cứu cho biết biến đổi khí hậu vẫn là "một trong những mối đe dọa lớn nhất" đến sự an toàn của đảo san hô.

Tại sao? Hãy nhìn Vỉa san hô khổng lồ GBR (Great Barrier Reef). Đây là một quần thể san hô lớn nhất thế giới, và giờ nó đang chết dần chết mòn vì axit trong nước biển tăng cao. Mọi chuyện tương tự có thể xảy ra với Tuvalu nếu như chúng ta không làm gì đó để thay đổi.

Nguồn: NBC, IFL Science

Chia sẻ