Nữ nhà văn "bóc" vấn đề của người trung gian: "Nhiều đàn ông Việt vẫn mãi là những cậu bé con của mẹ"

Đỗ Xuyên,
Chia sẻ

Sau câu chuyện về mối quan hệ tốt đẹp với mẹ chồng Tây được chia sẻ thì nhà văn Tâm Phan đã nói rõ hơn về mối quan hệ vốn có tiếng phức tạp ở ta như thế này...

Vẫn tiếp tục với chủ để mẹ chồng nàng dâu, theo chị để có một mối quan hệ kiểu "gọi tên đã có vấn đề" như thế này thì người đàn ông, dưới vai trò trung gian, phải chăng họ cũng nên nhận trách nhiệm nào đó...

Tôi có cảm giác như những nhiều người đàn ông Việt vẫn mãi là những cậu bé con của mẹ, không chịu trưởng thành. Họ quen được sự bao bọc của mẹ và không bao giờ chịu lớn. Những người đàn ông này mãi là một cậu bé, núp bóng mẹ, không có sự độc lập. Ngay từ bé khi bị ngã họ đã được các bà mẹ bảo ngã tại cục đất, tại cái bàn. Bởi thế, nên khi trưởng thành họ vẫn tiếp tục đổ lỗi và không chịu trách nhiệm cho bản thân, không dám làm dám chịu.

Vậy theo chị, mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu trở nên căng thẳng thì "3 người" ai là người sai nhiều nhất?

Theo tôi, vấn đề cần tháo gỡ là ở mẹ chồng, họ can thiệp quá sâu vào đời tư con trai từ sự lựa chọn người bạn đời cho đến việc chung sống hay coi con dâu là đối thủ. Có những câu chuyện thực tế tôi đã chứng kiến, mẹ chồng xúi con trai bỏ vợ, con trai không muốn, con dâu ra ngoài ở riêng một mình và vợ chồng rơi vào tình trạng ly thân một cách bất đắc dĩ dù còn yêu nhau.

Nữ nhà văn bóc vấn đề của người trung gian: Nhiều đàn ông Việt vẫn mãi là những cậu bé con của mẹ - Ảnh 1.

Bởi vậy mà các bà mẹ chồng vô tình đã phá vỡ hạnh phúc của con trai mình. Nên nếu được thì tốt nhất là không bao giờ nên sống chung. Trường hợp có điều kiện về kinh tế thì hai vợ chồng nên thuê nhà ở riêng. Với tôi mối quan hệ tốt của cha mẹ và con cái là nên sống xa nhau.

Ở thế hệ sau này, các bà mẹ chồng tương lai cần dạy con như thế nào để cải thiện mối quan hệ này?

Các bà mẹ hiện đại hãy dạy con về sự bình đẳng, con trai con gái phải biết phân công việc nhà như nhau, con trai cũng phải biết tự giặt quần lót, biết làm từ việc nhỏ. Khi em gái lau nhà thì anh trai phải biết rửa bát. Và nữa với các ông bố, bà mẹ con học gì, muốn thế nào hãy ngừng áp đặt để các cậu con trai được trưởng thành và độc lập, mạnh mẽ. Họ cần biết rời mẹ để trở thành con người mà họ muốn.

Chị có mối quan hệ với một bà mẹ chồng Tây hoàn hảo, vậy điều đáng học hỏi nhất ở mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu Tây là gì thưa chị?

Ở phương Tây họ không quan tâm mối quan hệ của con trai vì đó không phải cuộc sống của họ. Cha mẹ nào rồi cũng chết đi thì mọi sự lựa chọn, chung sống với ai là việc của con cái.

Nữ nhà văn bóc vấn đề của người trung gian: Nhiều đàn ông Việt vẫn mãi là những cậu bé con của mẹ - Ảnh 2.

Ở Phương Tây họ rất rạch ròi, khi con trưởng thành là tự xây cuộc sống riêng, tự làm, tự ăn. Nếu mối quan hệ vợ chồng của con cái tan vỡ trong vai trò làm cha, làm mẹ họ cũng thương cháu nhưng họ tìm cách bù đắp chứ không phải lấy điều này ra thở sài sườn sượt hay để cay nghiệt đay nghiến.

Giải pháp nếu phải "sống chung với mẹ chồng" cho 3 đối tượng liên quan là gì?

Nếu mẹ chồng nàng dâu buộc phải chung sống thì hãy tôn trọng nguyên tắc: không hài lòng hãy góp ý. Nàng dâu và mẹ chồng đều vậy. Đừng quan trọng lễ nghi, đừng đặt những vấn đề tiêu cực âm ỉ. Hãy đối xử với nhau tử tế, không nên đao to búa lớn, tích trữ sự căm thù triền miên. Làm người tử tế sao không muốn, lại muốn làm kẻ thù?

Con dâu cũng đừng định kiến mẹ chồng, là phụ nữ có thể không hợp nhau nhưng vẫn phải lịch thiệp và tôn trọng nhau.

Nữ nhà văn bóc vấn đề của người trung gian: Nhiều đàn ông Việt vẫn mãi là những cậu bé con của mẹ - Ảnh 3.

Nếu có thể, mẹ chồng nàng dâu hãy coi nhau là bạn. Còn người con trai thì cần biết thoát khỏi bóng mẹ để làm một người đàn ông độc lập, trưởng thành.

Chia sẻ