"Nói không với ống hút nhựa" là trào lưu sống xanh cần được chị em quan tâm, xem các lý do dưới đây bạn sẽ hiểu tại sao

Min,
Chia sẻ

Có thể chị em vốn không quan tâm bởi mọi người đã có hàng trăm thứ phải lo mỗi ngày nhưng tin chắc rằng, sau khi xem hết những hậu quả của việc sử dụng ống hút nhựa mọi người sẽ giật mình vì nó quá khủng khiếp so với tưởng tượng.

Cùng với tiến trình phát triển của xã hội, những trào lưu lạ lẫm thú vị không ngừng được sinh ra phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau. Những năm vừa qua, tại Việt Nam, giới trẻ đã chạy theo không biết bao nhiêu là trào lưu mang tính chất giải trí, bên cạnh đó cũng có không ít người hòa mình vào dòng chảy chung của thế giới thực hiện các trào lưu nâng cao ý thức, bảo vệ môi trường.

Chính xác mà nói, sống xanh chính là xu hướng, là mắt xích quan trọng trong công cuộc bảo vệ mái nhà của nhân loại. Và "không sử dụng ống hút nhựa" chính là một trong những xu hướng đang nhận được rất nhiều sự quan tâm tại Việt Nam.

Nói không với ống hút nhựa là trào lưu sống xanh cần được chị em quan tâm, xem các lý do dưới đây bạn sẽ hiểu tại sao - Ảnh 1.

Có thể chị em vốn không quan tâm bởi mọi người đã có hàng trăm thứ phải lo mỗi ngày, từ việc đi làm, chợ búa, nấu nướng, chăm sóc con cái, quét dọn nhà cửa, ủi quần áo cho chồng,... nhưng tin chắc rằng, sau khi xem hết những hậu quả của việc sử dụng ống hút nhựa mọi người sẽ giật mình vì nó quá khủng khiếp so với tưởng tượng.

Theo Alphanam Green Foundation, ống hút nhựa được sản xuất từ những nguyên liệu rất phức tạp, không chỉ có nhựa phế thải mà đôi khi còn có cả nhựa y tế, nhựa nhập khẩu không rõ nguồn gốc, những loại nhựa này nếu không được xử lý kỹ càng sẽ dễ dàng gây ra các bệnh về khoang miệng cho người sử dụng, thậm chí là có nguy cơ mắc bệnh ung thư. Trong khi đó, ống hút nhựa phải mất đến 200 năm để phân rã và hàng trăm, hàng ngàn năm tiếp theo đó để phân hủy sinh học hoàn toàn.

Nói không với ống hút nhựa là trào lưu sống xanh cần được chị em quan tâm, xem các lý do dưới đây bạn sẽ hiểu tại sao - Ảnh 2.

Nhựa phân rã lại tiếp tục là mối đe dọa cho sức khỏe của con người. Cụ thể, sau khi nhựa phân rã, các hạt vi nhựa tiếp tục "tung hoành" trong môi trường, chúng nhiễm vào thực phẩm, nước uống làm tăng nguy cơ đẩy con người vào những căn bệnh về đường hô hấp, tiêu hóa và thần kinh. Nếu ống hút nhựa được thải vào môi trường nước sẽ làm tắc nghẽn các đường ống, số lượng lớn hơn sẽ cản trở giao thông đường thủy...

Đó chỉ mới là các thống kê sơ bộ về tác hại của những ống hút nhựa nhỏ nhoi đến loài người. Còn đối với sinh vật, nhất là sinh vật biển, những chiếc ống hút nhỏ sẽ dễ dàng đi vào các bộ phận của các loài động vật, sinh vật biển như cá, rùa biển, và làm ảnh hưởng đến hoạt động sống của chúng. Tệ hơn là những cản trở này sẽ khiến chúng chết vài ngày sau đó, xong xác của chúng sẽ tiếp tục được những sinh vật biển khác tiêu thụ, chiếc ống hút cứ thế "phiêu lưu" và giết chóc hàng loạt.

Nói không với ống hút nhựa là trào lưu sống xanh cần được chị em quan tâm, xem các lý do dưới đây bạn sẽ hiểu tại sao - Ảnh 3.

Còn nhớ mới đây, trong chuyến nghiên cứu khoa học tại vùng biển Costa Rica, hai nhà khoa học Christine Figgener và Nathan Robinson đã tìm thấy một con rùa biển đực loại quý hiếm đang khổ sở vì bị một chiếc ống hút dài gần 20cm làm tắc mũi. Đoạn clip quay lại cảnh các nhà khoa học giúp con rùa lấy chiếc ống hút tai hại ấy ra đã làm MXH thế giới chấn động.

"Nhưng tôi chỉ sử dụng 1 cái ống hút nhựa thì có ảnh hưởng gì lớn đâu?". Chắc hẳn, đây là câu hỏi đang được nhiều chị em suy nghĩ trong đầu. Nhưng chị em đừng quên câu nói "góp gió thành bão" của các cụ, mỗi người một cái, 100 người, 1000 người, 1000000 người thì chị em thử nhân lên xem, đó chính xác là một thảm họa. Và cũng đừng quên, ống hút nhựa mất hàng trăm, hàng nghìn năm để phân hủy sinh học hoàn toàn đấy nhé!

Nói không với ống hút nhựa là trào lưu sống xanh cần được chị em quan tâm, xem các lý do dưới đây bạn sẽ hiểu tại sao - Ảnh 4.

Theo các thống kê của Liên Hiệp Quốc, ống hút nhựa đang nằm trong top 10 loại rác thải phổ biến nhất trên thế giới. Tính riêng ở nước Mỹ, tổ chức Be Zero thống kê có gần 500 triệu ống hút nhựa được sử dụng mỗi ngày, số lượng này đủ để rải đều khắp quả địa cầu đến hai lần và chứa đầy 125 chiếc xe buýt. Quả thật, đây là một con số quá sức tưởng tượng.

Nhận thấy hậu quả quá nghiêm trọng trong việc sử dụng ống hút nhựa cho đôi ba phút tiện lợi, trào lưu, xu hướng "nói không với ống hút nhựa" đã ra đời và thu hút rất nhiều người quan tâm. Tại Việt Nam, nhiều bạn trẻ, người làm công sở đang tích cực tham gia xu hướng này bằng nhiều cách khác nhau. Điển hình là thay đổi thói quen uống nước bằng ống hút, thay vào đó là uống trực tiếp, hoặc sử dụng ống hút inox, thủy tinh, bột gạo, cỏ bàng hay tre trúc.

Nói không với ống hút nhựa là trào lưu sống xanh cần được chị em quan tâm, xem các lý do dưới đây bạn sẽ hiểu tại sao - Ảnh 5.

52141440_433300137411625_4617575608979166560_n
52141440_433300137411625_4617575608979166560_n
52024286_1995563080747277_8606017086800476426_n
52024286_1995563080747277_8606017086800476426_n

Nhiều chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống cũng ý thức hơn trong việc bảo vệ sức khỏe của khách hàng, gìn giữ môi trường sống chung mà thuận theo xu hướng, thay toàn bộ ống hút nhựa dùng một lần bằng các loại ống hút thiên nhiên.

Hiện tại, xu hướng này vẫn còn đang có sức lan tỏa rất mạnh mẽ. Trên nhiều các trang mạng xã hội lớn, mọi người vẫn đang chuyền tay nhau những hình ảnh và các con số khổng lồ xoay quanh tác hại của ống hút nhựa để nhắc nhở nhau thay đổi thói quen, tiến tới một lối sống xanh thân thiện với môi trường, vì mái chung, vì chính bản thân mình và cả vì thế hệ mai sau.

Nói không với ống hút nhựa là trào lưu sống xanh cần được chị em quan tâm, xem các lý do dưới đây bạn sẽ hiểu tại sao - Ảnh 7.

Nói không với ống hút nhựa là trào lưu sống xanh cần được chị em quan tâm, xem các lý do dưới đây bạn sẽ hiểu tại sao - Ảnh 8.

Suy cho cùng, con người vốn không cần ống hút, chúng chưa bao giờ là một vật tối cần thiết cho cuộc sống của chúng ta. Thế nên đừng vì vài phút tiện lợi mà thảy vào thiên nhiên, môi trường một miếng nhựa mà đến hàng trăm, hàng nghìn năm sau vẫn còn đó. 

Chia sẻ