Những nguy hại cơ thể phải "gánh chịu" khi bạn nóng giận

Song Thương,
Chia sẻ

Ngoài những ảnh hưởng về các mối quan hệ, sự nóng giận thậm chí còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của chính bạn.

Cuộc sống nhiều áp lực, cộng thêm thời tiết bắt đầu nóng bức khiến nhiều người càng dễ bực bội, cảm thấy như “khó ở” trong người. Đặc biệt, với các chị em còn có vài ngày “đèn đỏ” mỗi tháng thì việc tâm trạng u uất, dễ cáu gắt càng xảy ra nhiều hơn. Ngoài những ảnh hưởng về các mối quan hệ, sự nóng giận thậm chí còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của chính bạn.

Tác hại đến cơ thể khi bạn nóng giận

Các cơ quan trọng yếu của cơ thể hoàn toàn có thể bị tổn thương nghiêm trọng khi bạn nóng giận, bao gồm: làn da, tử cung, tuyến vú, tuyến giáp, não, dạ dày, tim…

Làn da: Khi nóng giận, độc tố trong huyết dịch ở não tăng lên, gây kích thích nang lông và xuất hiện tình trạng viêm ở các mức độ khác nhau, từ đó cũng gây ra các vấn đề về mụn, thâm, nám ở làn da.


Ngoài những ảnh hưởng về các mối quan hệ, sự nóng giận thậm chí còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của chính bạn. Ảnh minh họa

Tử cung, tuyến vú: Nếu như đàn ông tức giận hại gan, thì phụ nữ tức giận sẽ gây hại cho tuyến vú và tử cung. Khi tâm trạng bạn mất ổn định, nội tiết tố trong cơ thể sẽ bị rối loạn, xuất hiện tình trạng kinh nguyệt không đều và có thể gây ra các bệnh liên quan đến tử cung, tuyến vú.

Tuyến giáp: Thường xuyên nóng giận khiến cho chức năng tuyến giáp mất cân bằng, làm suy giảm cơ năng của cơ quan này.

Não: Não cần được cung cấp đủ máu để duy trì hoạt động khỏe mạnh. Khi nóng giận, áp lực lên mạch máu não tăng lên, độc tố tích tụ trong máu nhiều hơn và khiến cho não sớm bị lão hóa.

Phổi: Khi tâm trạng kích động, hô hấp gấp gáp hơn, thậm chí xuất hiện hiện tượng trao đổi khí quá độ khiến phổi không ngừng nở rộng mà không kịp thời gian thu lại, khiến cho phổi mất đi sự cân bằng dễ chịu vốn phải có, từ đó gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe của lá phổi.

Dạ dày: Tức giận khiến cho thần kinh giao cảm hưng phấn, trực tiếp tác động đến tim và mạch máu, khiến lượng máu lưu thông vào dạ dày bị giảm thấp, nhu động chậm lại.

Gan: Cơ thể người khi nóng giận sẽ tiết ra rất nhiều Catecholamines, tác dụng đến hệ thống thần kinh trung khu, làm cho đường huyết tăng cao, sự phân giải Fatty acid nhanh hơn, vì vậy độc tố trong tế bào gan và máu cũng tăng lên tương ứng.

Tim: Khi tức giận, một lượng máu lớn sẽ hướng về não và mặt, khiến cho máu cung ứng cho tim bị giảm đi. Để đảm bảo nhu cầu hoạt động của cơ thể, tim phải làm việc cật lực gấp đôi, nhịp tim mất cân bằng và sinh bệnh.
 
Theo các chuyên gia sức khỏe, tâm trạng bực dọc dẫn đến rối loạn nội tiết, khi đó não sẽ “ra lệnh” cho cơ thể sản sinh ra Cortisol nhiều hơn, vật chất này nếu tích tụ trong cơ thể quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến chức năng bình thường của tế bào miễn dịch, khiến sức đề kháng giảm xuống, gây ra bệnh tật.


Bạn nên dập tắt cơn giận của bạn càng sớm càng tốt. Ảnh minh họa

Làm sao để cơn nóng giận không kéo dài quá 3 phút?

Các chuyên gia khuyên rằng nên dập tắt cơn giận của bạn càng sớm càng tốt, lý tưởng nhất là không kéo dài quá 3 phút. Tuy nhiên, để làm được điều này không phải dễ. Con người khi đang nóng giận thì sẽ trở nên ích kỷ, hẹp hòi và thiếu kiềm chế cảm xúc. Khi thấy mình bắt đầu có xu hướng kích động, hãy thử áp dụng những liệu pháp giải tỏa sau:

Liệu pháp “trốn tránh”: Lập tức rời khởi nơi hoặc người làm bạn tức giận, tìm một nơi yên tĩnh và làm những việc có thể ổn định tinh thần của bạn, chẳng hạn như đọc sách, nghe vài bản nhạc nhẹ hay pha cho mình một tách cà phê. Có nhiều lúc, trốn tránh chính là giải pháp nhanh nhất để bạn “hạ hỏa”.

Liệu pháp “phát tiết”: Nếu điều kiện cho phép, hãy tìm đến một người bạn thân hoặc người mà bạn tin tưởng chia sẻ với họ về sự mất cân bằng trong nội tâm của bạn. Đôi khi chỉ cần một người lắng nghe, một vài lời động viên và đồng tình sẽ khiến tâm trạng bạn “nguội” lại.

Liệu pháp “chuyển dời”: Chuyển sự chú ý của bạn ra khỏi thứ đang làm bạn mất khống chế. Có thể ra khỏi phòng tản bộ, tìm mua một món ăn vặt bạn thích hay đơn giản là đi rửa mặt cho tỉnh táo lại.

Liệu pháp “thăng hoa”: Tập trung thể hiện sở trường hay sở thích của bạn cũng là cách cân bằng tâm lý hiệu quả. Ngân nga bài hát bạn thể hiện tốt nhất, sáng tác một bài thơ, vẽ vời một bức tranh hay tự pha một ấm trà ngon… Khi nhìn thấy thành quả từ điều mình thích, bạn sẽ càng tự tin hơn vào bản thân và cũng trở nên “rộng lượng” hơn với những gì đang muốn quấy nhiễu xung quanh bạn.

(Nguồn: Familydoctor, Yangsheng)
Chia sẻ