Những mẹo "nhỏ mà có võ" để trẻ đi lại trong những ngày Tết nhàn tênh, không quấy khóc

K.C,
Chia sẻ

Đưa con đi du lịch, về quê chưa bao giờ là chuyện đơn giản. Có những kiến thức cơ bản chúng ta cần phải nắm vững trước khi quyết định cho con đi lại trong những ngày Tết.

Trong những ngày Tết, việc đi lại nhiều nên nếu chúng ta cân nhắc kỹ về vấn đề an toàn, có sự chuẩn bị chu đáo từ trước thì việc đưa trẻ đi du lịch hay về quê ăn Tết đều đỡ khó khăn hơn.

Những mẹo nhỏ mà có võ để trẻ đi lại trong những ngày Tết nhàn tênh, không quấy khóc - Ảnh 1.

Dù di chuyển bằng phương tiện gì chúng ta cũng nên chuẩn bị đầy đủ giấy tờ tùy thân và đồ dùng cá nhân của bé (ảnh minh họa).

Điều cơ bản cần nhớ trước khi xuất hành là chuẩn bị đủ giấy tờ, chắc chắn về giờ giấc và chuyến tàu, xe mà mình đi. Đồ dùng nên chuẩn bị thừa còn hơn thiếu. Bất kể là di chuyển bằng xe riêng, tàu hỏa hay máy bay, đồ dùng cho trẻ nhỏ nhất định phải có sữa, bỉm, khăn ướt và yếm, nếu có điều kiện hãy mang 2 bình sữa, phòng khi chưa kịp rửa sạch bình này còn có bình khác thay thế

Vì đường xá xa xôi, đi lại mệt nhọc nên cũng không thể thiếu “đạo cụ” dỗ dành trẻ em. Ngồi lâu trên tàu, xe, bé sẽ cảm thấy mệt, hoạt động bị hạn chế nên bé sẽ có xu hướng quấy nhiễu hơn. Khi ấy, những món đồ chơi có thể giúp bé phân tán chú ý nên hãy mang theo đồ ăn vặt, truyện tranh hoặc đồ chơi mà bé yêu thích nhất. Ngoài ra nghe nhạc cũng là 1 cách tốt để bé quên đi sự mệt mỏi.

Những điều cần lưu ý khi đi máy bay

1. Giúp bé bớt ù tai khi mát bay cất/hạ cánh

Máy bay cất cánh và hạ cánh là khoảng thời gian khó chịu nhất vì bé khó thích ứng với sự thay đổi áp suất quá nhanh, điều đó làm mất cân bằng áp suất 2 bên màng nhĩ khiến tai bé rất ù và đau, nhiều bé sẽ khóc toáng lên vì quá khó chịu.

Những mẹo nhỏ mà có võ để trẻ đi lại trong những ngày Tết nhàn tênh, không quấy khóc - Ảnh 2.

Đồ chơi có thể giúp trẻ quên đi sự khó chịu và mệt mỏi trên hành trình dài (Ảnh minh họa).

Lúc này, mẹ có thể cho bé bú sữa, ngậm vú giả hoặc dạy con làm động tác nuốt xuống để giảm áp lực ở màng nhĩ. Nếu trẻ bị ngạt mũi, cảm cúm hay viêm tai thì tốt nhất nên hỏi bác sĩ hoặc hoãn chuyến bay.

Điều cần ghi nhớ là không cho bé ngủ khi máy bay cất/hạ cánh vì khi ngủ, khả năng màng nhĩ bị chèn ép dẫn đến tổn thương càng cao.

2. Dùng nút bịt tai để giảm tiếng ồn trên máy bay

Tiếng gầm của động cơ máy bay ở vào khoảng 100 đề-xi-ben và sẽ càng lớn hơn khi máy bay cất cánh. Để con thư giãn thoải mái hơn mà không bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn, hãy dùng bông gòn hoặc nút tai chống ồn.

3. Xử lý khi bé quấy khóc

Khi con quấy khóc tốt nhất đừng quát mắng ép bé nín mà hãy kiểm tra xem có phải bé đi ngoài, đói, hay quá nóng hoặc quá lạnh hay không rồi từ từ giải quyết. Sau khi giải quyết xong vấn đề, bé tự nhiên sẽ hết khóc.

Những điều cần lưu ý khi đi tàu hỏa, tàu cao tốc

Những mẹo nhỏ mà có võ để trẻ đi lại trong những ngày Tết nhàn tênh, không quấy khóc - Ảnh 3.

Tuyệt đối không để bé chạy nhảy lung tung trên tàu, vừa dễ bị thương lại vừa có nguy cơ bị lạc (Ảnh minh họa).

1. Không được để bé ra khỏi tầm mắt

Đây là những nơi vô cùng đông người và phức tạp nên chúng ta luôn cần chú ý đến sự an toàn của con. Khi con đi vệ sinh, tốt nhất nên có người lớn đi cùng, kể cả khi ngủ hay nghỉ ngơi cũng phải đề cao cảnh giác. Bố mẹ nên phổ biến trước với con 1 số kiến thức về an toàn, dặn con nếu không tìm thấy bố mẹ thì phải nhờ những người mặc bộ đồng phục nhân viên trên tàu giúp đỡ, lúc chờ tàu hay lên tàu phải đi sát bố mẹ, không được đi với người lạ, nếu có ai cố ý bế mình đi, con phải ra sức vùng vẫy và hét to kêu cứu.

2. Tránh bị ngã, va đập

Tàu hỏa, tàu cao tốc có độ rung lắc khá mạnh nên cần chú ý khi để trẻ đi lại trong khoang tàu, tránh để bị ngã hay va đập vào các vật dụng. Đặc biệt là không nên để trẻ tiếp xúc với phích nước, ấm nước và bình nước nóng.

Những điều cần lưu ý khi đi xe ô tô, xe khách

Những mẹo nhỏ mà có võ để trẻ đi lại trong những ngày Tết nhàn tênh, không quấy khóc - Ảnh 4.

Để con ngồi trên ghế dành riêng cho trẻ nhỏ cũng là 1 cách di chuyển an toàn (Ảnh minh họa).

Đi đường xa cần mang theo túi khử mùi để đựng tã bỉm đã qua sử dụng mà không bị mùi trên xe. Nếu là xe gia đình tự lái, các bậc cha mẹ nên bảo dưỡng phương tiện, mang theo thuốc và vật dụng cần khi khẩn cấp, đồ dùng khử mùi xe... Nếu mẹ bế bé trên suốt hành trình thì nên ngồi ghế sau và thắt dây an toàn, hoặc cũng có thể sử dụng ghế ngồi ô tô cho trẻ em nhưng phải nhớ là đóng cửa xe cẩn thận trước khi di chuyển.

Nguồn: sohu

Chia sẻ