Những gia đình Việt phải... đếm con trước bữa ăn

Nguyệt Nguyễn (TH),
Chia sẻ

Trong những gia đình Việt thuộc diện đông con ấy, nhà "khiêm tốn" thì có 6 đứa, nhà "hoành tráng" nhất có đến 13 người con.

Gia đình "Việt, Nam, Hạnh, Phúc"

Vào tháng 6 năm ngoái, 4 thiên thần nhỏ được đặt tên lần lượt là Việt, Nam, Hạnh, Phúc lần lượt chào đời trong sự vỡ oà hạnh phúc xen lẫn nỗi lo “đói cơm, khát sữa” của đôi vợ chồng nghèo Trần Hữu Đồng và chị Trần Thị Tình, ngụ tại ấp Tân Thuận, xã Tân Phước, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp.

Những gia đình Việt phải... đếm con trước bữa ăn 1
Gia đình Việt, Nam, Hạnh Phúc (tính từ phải qua)

Trước lần sinh 4 hiếm gặp này, vợ chồng chị Tình đã có hai mặt con, bé gái đầu lòng Trần Thị Yến Nhi năm nay 13 tuổi và cậu em trai là Trần Hữu Sa, 8 tuổi. Không ruộng nương cũng không nghề nghiệp, cuộc sống của gia đình nhỏ ấy đều trông chờ vào việc làm thuê làm mướn của hai vợ chồng. Nhưng việc làm bấp bênh “vụ có bữa không” khiến đời sống của họ cũng “ba chìm bảy nổi”.

Những gia đình Việt phải... đếm con trước bữa ăn 2
Cháu Nhi ngoài những giờ đi học còn phải giúp cha mẹ chăm sóc các em, tuy vất vả nhưng Nhi rất vui

Những gia đình Việt phải... đếm con trước bữa ăn 3
Gia đình "Việt, Nam, Hạnh, Phúc" đang đứng trước căn nhà mái lá nền đất chặt hẹp, đang xuống cấp nặng

Mỗi lần các bé đi viện là phải huy động đến 6 người, (4 người bế các bé, 2 người mang đồ, pha sữa,…) chỉ riêng tiền thuê xe cộ cũng tốn hơn 2 triệu đồng, còn toàn bộ thuốc thang cho các bé đều được bệnh viện miễn trừ hết.

Từ ngày ở bệnh viện về đến nay, vợ chồng anh Đồng, chị Tình mỗi đêm chỉ ngủ được 1, 2 tiếng là cùng, vì hết đứa này khát sữa, đến đứa kia khát nước, thay tã,… đứa nào cũng đòi mẹ.

Những gia đình Việt phải... đếm con trước bữa ăn 4
Cuộc "chiến tranh" giành sữa ngày nào cũng tái diễn

Nhờ có sự giúp đỡ của mọi người, vợ chồng anh Đồng đã mua một mảnh đất (ngang 5 dài 25) với giá hơn 80 triệu đồng và đổ tiền vào xây dựng thêm 70 triệu đồng nữa. Tuy nhiên, hiện tại căn nhà vẫn chưa hoàn thành vì còn tô và lát nền nhưng gia đình hết tiền, các cửa hàng vật liệu không bán chịu nên “căn nhà mơ ước” bấy lâu của vợ chồng anh Đồng chẳng khác gì một đóng gạch được xếp ngay ngắn.

Những gia đình Việt phải... đếm con trước bữa ăn 5
Anh Đồng mong có thêm 20 triệu đồng để tô và lát nền, như vậy căn nhà gia đình anh mong ước hơn chục năm qua sẽ thành hiện thực

Ngoài nỗi lo căn nhà dang dở thì vợ chồng anh Đồng còn nặng trĩu nỗi lo vì hợp đồng tặng sữa trong một năm của một công ty đã hết. Trong khi đó, hiện 3 ngày là các bé Việt, Nam, Hạnh, Phúc uống hết hộp sữa 900g.

Gia đình đông con nhất Hà Nội

Liên tục trong 25 năm qua, vợ chồng chị Đặng Thị Hải (43 tuổi) và anh Nguyễn Doãn Nam, ngụ xóm Cổ Bản, phường Đồng Mai, Hà Đông, Hà Nội tằng tằng sinh một mạch 13 người con. 

Những gia đình Việt phải... đếm con trước bữa ăn 6
Chị Hải bên con trai tên Tám.

Sinh năm 1970, năm nay chị Hải mới 43 tuổi nhưng nếp nhăn đã đầy khuôn mặt, hốc mắt sâu, dáng người còm cõi. Nhưng cũng may là chị Hải có sức khỏe, nếu không cái gia đình 13 đứa con, một ông chồng nát rượu, mẹ già, lại thêm mấy đứa cháu sẽ không biết sống thế nào.

Căn nhà nhỏ chừng hơn 20m2 của gia đình có khoảng 22 người sinh sống. Trên một chiếc giường ghép từ mấy tấm gỗ, người lớn đang say sưa ăn uống. Dưới sàn nhà, hơn chục đứa trẻ lóc nhóc sà vào mâm cơm, mặt mũi nhem nhuốc tự xúc cơm ăn. Trong góc nhà, hai người phụ nữ tuổi tầm 18, đôi mươi đang bồng con cho bú. Nhìn qua sẽ thấy vài đứa trẻ đôi mắt đỏ hoe, có lẽ chúng vừa trải qua một trận cãi vã.

Những gia đình Việt phải... đếm con trước bữa ăn 7
Tám như cây cỏ, cứ hồn nhiên chơi với con gà trên giường. Nhiều con nên đến bữa ăn tối, vợ chồng chị Hải phải điểm danh từng đứa một.

Năm 18 tuổi, chị Hải lấy chồng. Trong vòng 22 năm tiếp theo, chị lần lượt cho ra đời 13 đứa con. Gia đình chị từng có thời gian dài phải dựng lều trên đê để ở. Sau đó anh em thương xót, bên nội cho một mảnh đất nhỏ, nhà ngoại cho tiền xây. Và rồi căn nhà cấp 4 hơn 20m2 trở thành "đại bản doanh" của gia đình này.

Nhà chị Hải có tới 3 nơi ăn ở. Ngoài chỗ này còn có một cái lán ở hồ cá - đấu thầu đất của hợp tác xã làm kế sinh nhai và một túp lều khác dựng gần nhà văn hóa. Căn nhà nhỏ, với 2 chiếc giường không thể đủ cho ngần ấy con người nên chị Hải hầu như cả ngày ở ngoài lán làm việc. Mấy đứa con tự nấu nướng để ăn. 

Những gia đình Việt phải... đếm con trước bữa ăn 8
Ngôi nhà rách nát của vợ chồng chị Hải ở đầu xóm Cổ Bản.

Tất cả 13 đứa con của chị (đứa lớn nhất sinh năm 1989, đứa nhỏ nhất năm 2011) không đứa nào có giấy khai sinh hay chứng minh nhân dân. Đến giờ, ngay cả 3 đứa cháu nội, ngoại của chị cũng chưa được làm khai sinh.

Lý do chị chưa làm được giấy khai sinh cho các con là vì bị mất hộ sổ hộ khẩu. Vợ chồng chị đi làm cả ngày, nhà cửa lại không có nơi nào cất giấu nên sổ hộ khẩu bị các con nghịch mất lúc nào không hay. Giờ chỉ có 4 đứa con thứ 7, 8, 9, 10 đang đi học từ cấp 1 đến cấp 2. Học lực cao nhất trong nhà là em Nguyễn Doãn Tới sinh năm 1990 (học đến lớp 11 rồi bỏ, giờ đã lấy vợ, có con). 3 đứa bé nhất đã đến tuổi đi học nhưng chưa được đến trường.

Gia đình "cái bang" của người đàn ông mù 2 vợ, 10 con

Ở đội 2, phường An Hoạch, TP Thanh Hóa (trước thuộc huyện Đông Sơn) có một gia đình nổi tiếng khắp vùng vì cả nhà làm nghề ăn xin. Không những vậy, gia đình này còn đặc biệt đông con. Người chồng là ông Tân, năm nay 72 tuổi, có tới 2 vợ và 10 đứa con. 

Chiếc ghế đá nằm ẩn khuất trong khuôn viên tượng đài Lê Lợi, trung tâm TP Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hóa là điểm tập kết của gia đình “cái bang” này. 19h hàng ngày, vợ chồng ông già mù lòa cùng 5 đứa con thấp nhỏ, vận những bộ quần áo cũ nhàu nát, chuẩn bị cho “ngày làm việc mới” tại đây.

Những gia đình Việt phải... đếm con trước bữa ăn 9
Cô con gái út Lê Thị Quế (6 tuổi) cùng anh mang tiền xin được về đưa cho vợ chồng ông Tân.

Ông Tân mắt mù lòa, già nua, thấp bé, tay chống gậy được người vợ già tóc bạc cầm tay dắt đến từng chiếc ghế đá nơi có người đang ngồi chơi, hóng mát trên khuôn viên tượng đài để xin tiền, sau đó lại trở về chiếc ghế đá nằm khuất dưới ánh điện tượng đài ngồi nghỉ. 5 đứa con, 3 trai, 2 gái, khuôn mặt nhem nhuốc, đứa lớn nhất khoảng 16 tuổi, đứa nhỏ nhất 5 - 6 tuổi, trên tay cầm chiếc mũ vải cũ dùng để đội làm vật dụng xin tiền.

Những gia đình Việt phải... đếm con trước bữa ăn 10
Cô con gái út Lê Thị Quế dắt bố đi ăn xin tại tượng đài Lê Lợi, TP Thanh Hóa.

Cách “tác nghiệp” của những đứa trẻ này khác với những đứa trẻ ăn xin thường gặp, chúng đến từng chỗ đông người, nơi có những đôi nam nữ đang tâm sự, không một câu xin, chỉ ngửa chiếc mũ vải đang đội và đứng đợi, khi xin được, chúng lại lao đến chỗ khác và cứ thế cho đến khi trở về điểm tập kết.

Khi những người trong khu vực tượng đài về hết cũng là lúc đồng hồ chỉ con số 12h đêm, cả gia đình “cái bang” mới rục rịch ra về. Ngôi nhà gạch, mái ngói, 3 gian thấp bé nằm sâu trong một ngõ nhỏ, tuềnh toàng, thấp lè tè, bề bộn. Người đàn ông mù có tới 2 người vợ và 10 đứa con, tất cả sống quây quần trong căn nhà nhỏ lụp xụp, đã được xây gần 20 năm..

Những gia đình Việt phải... đếm con trước bữa ăn 11
"Phòng khách" của gia đình ông Tân tại phường An Hoạch, TP Thanh Hóa.

Ông Tân bị mù từ năm lên 4 tuổi do ảnh hưởng từ việc uống vỏ cây quế. Đến tuổi trưởng thành, ông Tân lấy được 2 vợ và đẻ được 10 người con, bà vợ cả được 4 người con đều là gái, bà vợ hai được 6 đứa (3 trai, 3 gái). Cũng giống như chồng, hai bà vợ ông Tân đều thấp bé và không được nhanh nhẹn, minh mẫn.

Người con gái cả của ông năm nay đã 38 tuổi, vẫn chưa có người hỏi cưới, duy nhất có người con gái thứ 2 đã lấy chồng làng bên. Cô con gái nhỏ nhất là con út 6 tuổi hiện đang học mẫu giáo.

Trong 10 người con của ông Tân, trừ một đứa bị câm năm nay 23 tuổi và một đứa lác mắt, khèo tay, tất cả đều không có nghề nghiệp gì ngoài việc theo bố mẹ làm “cái bang”. Những đứa lớn mặc dù đã đến tuổi trưởng thành nhưng đều thấp bé, chỉ bằng đứa trẻ bình thường lên mười.

Trong số các con của ông lão mù, đứa có học, trình độ cao nhất của gia đình đang học lớp 8 là Lê Thị Thúy (18 tuổi), hai đứa Lê Hữu Lương (13 tuổi) và Lê Thị Lan (11 tuổi) cùng học lớp 3, đứa bé nhất Lê Thị Quế (6 tuổi) đang học mẫu giáo. Hàng ngày, sau mỗi buổi học trở về, quẳng sách vở vào một góc nhà, cơm nước xong, 6h chiều, 5 đứa trẻ lại cùng anh chị, bố mẹ dắt díu, “bách bộ” hơn 5 km xuống tượng đài Lê Lợi để “đi làm”.

Gia đình 9 con tại Sài Gòn

Năm 1997, anh Nguyễn Văn Hải (44 tuổi) và chị Huỳnh Thị Gái (37 tuổi) lấy nhau, thuê căn phòng ọp ẹp chừng 12m2 ở xóm lao động nghèo KP10, P.5, Q.8, TP.HCM để sinh sống. Một năm sau con trai đầu lòng chào đời. Gia đình anh, em nội, ngoại túng thiếu nên không giúp được gì. Khi con trai đầu lòng mới biết bò, chị mang bầu đứa thứ 2. Điệp khúc đẻ - mang bầu - đẻ cứ lặp đi lặp lại và 9 đứa trẻ chào đời trong 12 năm đối với vợ chồng này trôi qua rất… nhẹ nhàng.

Những gia đình Việt phải... đếm con trước bữa ăn 12

Những gia đình Việt phải... đếm con trước bữa ăn 13
Anh Hải mới 44 tuổi, còn chị Gái chỉ 37 tuổi nhưng đã có đến 9 đứa con, đứa trước cách đứa sau chừng 12 tháng.

Điều đặc biệt là 8 lần sinh trước chị đều lâm bồn tại căn phòng nhỏ, lần cuối cùng mới đến bệnh viện. Những em bé chào đời trong điều kiện khó khăn nhưng lại khỏe mạnh. Trong một lần sinh đôi, có một bé quá nhỏ nên đã mất ngay sau đó. Những đứa trẻ, đứa lớn nhất 15 tuổi, nhỏ nhất 3 tuổi, đứa lớn cách đứa nhỏ khoảng 1 tuổi.

12 năm trải qua 8 lần sinh được 9 đứa con, anh Hải và chị Gái được xem như cặp vợ chồng đẻ “kỷ lục” ở TP.HCM. Hiện chị Gái đã triệt sản sau khi được chính quyền vận động, nếu không thì chắc chắn vợ chồng trẻ này còn sinh tiếp.

Những gia đình Việt phải... đếm con trước bữa ăn 14

Những gia đình Việt phải... đếm con trước bữa ăn 15
Căn phòng chừng 12m2 được gia đình anh Hải đã thuê 10 năm nay với giá 800.000/tháng, còn điện gần 300.000 đồng/tháng, nước hơn 200.000 đồng/tháng. Căn phòng này cũng là nơi chào đời của 8 đứa trẻ.

Những gia đình Việt phải... đếm con trước bữa ăn 16
Chiếc tủ lạnh người quen cho nhưng trống rỗng vì không có tiền mua đồ ăn dự trữ.

Hẻm nhỏ, nhà nhỏ, cửa chính nhiều nhà đối đầu, không gian sinh hoạt thiếu nên mọi người thường ra đầu đường ngồi cho đỡ oi bức. Căn phòng thuê với giá 800.000 đồng/tháng được che chắn bởi những tấm tôn gỉ sét, những tấm lợp nắng dọi, mưa dột.

Công việc chạy xe ôm của anh Hải hàng ngày kiếm được khoảng 100.000 đồng. Nhiều ngày ế khách coi như bữa ăn hôm đó không có gì. Ba đứa lớn đi nhặt ve chai mỗi ngày một đứa kiếm được 30.000 - 40.000 đồng để phụ tiền nhà, điện, nước hàng tháng. Còn chị Gái, trong 12 năm sinh nở, chị phải ở nhà chăm sóc cho cả một “tiểu đội” từ sáng đến đêm.

Mấy đứa con của chị được một tiệm hớt tóc ngoài đường nhuộm cho tóc vàng hoe khi họ thừa… thuốc. Các bé đùa nghịch, trêu chọc, thể hiện yêu thương nhau rất hồn nhiên suốt cả ngày, lúc cười nói, lúc khóc vang cả xóm.

Những gia đình Việt phải... đếm con trước bữa ăn 17
Sáng sớm, bé Nguyễn Ngọc Bảo (con thứ 7) đánh răng sau khi các anh chị đã đánh xong...

Những gia đình Việt phải... đếm con trước bữa ăn 18
...rồi đi lấy cơm ăn. Chị Gái cho biết, con của chị tự chơi, tự lấy cơm ăn khi nào thấy đói. Ngày ăn 2 bữa, lúc 10h sáng và 5h chiều.

Những gia đình Việt phải... đếm con trước bữa ăn 19
Bé Chính và bé Đào cùng nhảy điệu Gangnam Style rất điệu nghệ khi PV mở nhạc cho các bé nghe.

Những gia đình Việt phải... đếm con trước bữa ăn 20
Đứa con thứ 2 Nguyễn Ngọc Ba (SN 2000), học đến lớp 4 phải nghỉ để kiếm tiền phụ gia đình; đứa con đầu và thứ 3 cũng đi nhặt ve chai. Hiện bé thứ 5 là Quỳnh Như và thứ 6 là Quỳnh Lan đang học lớp từ thiện ở chùa Liên Hoa, Q.8. (Trong ảnh: Bé Quỳnh Như xem lại bài tập. Em học ở chùa 6 năm nay mà vẫn ở lớp 2. Ước mơ của em là được vào học trường bình thường như bao bạn khác).

Những gia đình Việt phải... đếm con trước bữa ăn 21

Những gia đình Việt phải... đếm con trước bữa ăn 22
Mặc dù thỉnh thoảng có đánh lộn, khóc lóc nhưng các bé rất yêu thương nhau.

Những gia đình Việt phải... đếm con trước bữa ăn 23

Những gia đình Việt phải... đếm con trước bữa ăn 24

Ngày thường, chị Gái tắm cho bé út rồi giặt đồ, nấu cơm. Hai ngày chị Gái giặt đồ cho gia đình một lần. Còn về bữa ăn hàng ngày chỉ có cơm, 1 món mặn và món canh. Mọi chi phí ăn uống đều phụ thuộc vào ngày chạy xe ôm của chồng. Có bao nhiêu, ăn bấy nhiêu. Thiếu ăn, bệnh tật không đủ tiền thì vay người quen mỗi người một ít. Hàng xóm tuy nghèo cả nhưng cũng thương các bé, thỉnh thoảng vẫn cho tiền ăn quà vặt.

Vẫn biết rằng con cái là "lộc" trời cho nhưng "lộc" đông con thì dường như luôn đi kèm với họa đói nghèo. Trong các gia đình nêu trên, hầu hết những đứa trẻ đều không được nuôi ăn, nuôi học tử tế. Chúng phải bỏ học giữa chừng phần vì gia đình không có tiền đóng học, phần vì phải lăn vào đời sớm để phụ giúp bố mẹ kiếm tiền nuôi các em. Nhìn những gia đình vốn đã rất nghèo lại lúc nhúc đàn con thơ, nhiều người không khỏi xót xa khi nghĩ đến tương lai của lũ trẻ. 

Chia sẻ