Những điều mẹ cần biết khi con dị ứng đạm sữa bò

Admicro - Trần Hồng,
Chia sẻ

Dị ứng đạm sữa bò (DƯĐSB) là do hệ miễn dịch của trẻ nhạy cảm quá mức với đạm có trong sữa bò.

Trẻ bị dị ứng là khi hệ miễn dịch nhận diện sai lầm đạm trong sữa bò là một chất có hại và cố gắng bảo vệ cơ thể bằng cách “chiến đấu” với các chất đạm này, gây ra tình trạng dị ứng và có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể như da, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa của trẻ.

Trên thực tế phần lớn hiện tượng DƯĐSB là một tình trạng tạm thời, 87% trẻ sẽ vượt qua tình trạng này sau khi được 3-5 tuổi. Mặc dù vậy chúng ta không nên đánh giá thấp DƯĐSB vì tác động của nó lên da, hệ tiêu hóa hoặc hô hấp có thể gây nên ảnh hưởng sâu sắc đến chất lượng cuộc sống bệnh nhi. Do vậy chúng ta cần hiểu rõ về DƯĐSB, các triệu chứng của bệnh cũng như cách xử trí thế nào khi trẻ bị DƯĐSB.
 
Những điều mẹ cần biết khi con dị ứng đạm sữa bò 1

Có 2 thể DƯĐSB, thể dị ứng đạm sữa bò qua trung gian IgE và không qua trung gian IgE. Dị ứng qua trung gian IgE thường nghiêng về phản ứng tức thì, các triệu chứng xuất hiện đột ngột sau khi tiếp xúc với chất gây dị ứng (trong vòng 2-4giờ); phản ứng không qua trung gian IgE gây phản ứng muộn, có thể xảy ra các triệu chứng trễ đến 48h hoặc thậm chí vài ngày sau khi sử dụng những sản phẩm chứa sữa bò.
 
Dù dị ứng diễn ra nhanh hay chậm sau khi sử dụng sữa bò thì các triệu chứng cũng có những đặc điểm chung như: đau quặn bụng thường xuyên (quấy khóc > 3 giờ mỗi ngày), ít nhất 3 ngày/tuần suốt hơn 3 tuần; Trẻ bị DƯSB có thể bị từ 1 đến nhiều các triệu chứng, trong đó: Có 50-60% trẻ thể hiện qua da như: Viêm da dị ứng; Sưng môi hoặc mi mắt (phù mạch); Mề đay (không liên quan nhiễm trùng/thuốc); 50-60% bị ảnh hưởng hệ tiêu hóa với các triệu chứng (nặng dần) như: trớ thường xuyên, nôn ói, tiêu chảy, táo bón (có hoặc không phát ban); phân có máu và gây nên tình trạng thiếu máu, thiếu sắt; 20-30% bị ảnh hưởng hệ hô hấp như: Chảy nước mũi (viêm tai giữa); Ho mạn tính; Thở khò khè (không liên quan nhiễm trùng đường hô hấp).

Theo GS,TS,BS Nguyễn Gia Khánh, PCT Hội Nhi khoa Việt Nam – Chủ tịch Hội Tiêu hóa - Gan Mật Nhi khoa Việt Nam cho biết, điều trị DƯĐSB dựa trên xử trí dinh dưỡng là chính. Trẻ dưới 12 tháng tuổi, thức ăn chủ yếu là sữa. Sữa mẹ là tốt nhất cho trẻ trong độ tuổi này. Tuy nhiên, nếu trẻ không thể bú mẹ trong giai đoạn này thì nên cho trẻ sử dụng sữa đạm thủy phân toàn phần.

GS,TS,BS Nguyễn Gia Khánh cũng nhấn mạnh: Điều trị DƯĐSB là cần loại bỏ đạm sữa bò nguyên vẹn trong chế độ ăn của trẻ và dùng công thức đạm thủy phân toàn phần thay thế, bởi vì sản phẩm dinh dưỡng chứa đạm thủy phân toàn phần được chứng minh là dung nạp tốt với 90% trẻ DƯĐSB và không gây kích ứng với phần lớn trẻ DƯĐSB. Sữa đạm thủy phân là sữa mà thành phần protein (đạm whey) trong sữa được sản xuất theo công thức chia nhỏ ra (các peptide trọng lượng phân tử < 3000 Da) cho bé dễ tiêu hóa và hấp thụ.
 
Sản phẩm dinh dưỡng đặc biệt chứa đạm thủy phân toàn phần an toàn và hiệu qủa do Hội nhi khoa Việt Nam và các tổ chức quốc tế như: ESPGHAN, AAP khuyến nghị sử dụng cho xử trí DƯĐSB trong thời gian dài. Cần chọn cho bé sản phẩm dinh dưỡng đặc biệt chứa đạm thủy phân toàn phần đã được qua nhiều kiểm nghiệm lâm sàng và chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng và chứa hàm lượng đúng DHA (17mg/100kcal) và ARA (34mg/100kcal) cho sự phát triển của não bộ, thị lực và hệ miễn dịch của trẻ. Không sử dụng công thức pHF (sữa bò thủy phân 1 phần) trong điều trị DƯĐSB.

Khi trẻ bị dị ứng đạm sữa bò, hãy gọi 1900 6602 để được tư vấn từ các bác sĩ hoặc tham khảo www.giadinhenfa.com.vn.
Chia sẻ