Những điều khiến bạn tròn mắt ngạc nhiên khi làm mẹ ở Kenya

Tường Vy,
Chia sẻ

Từ cách gọi tên phụ nữ đã có con, đến việc chăm sóc trẻ... tất cả đều là những trải nghiệm làm mẹ mới mẻ và thú vị.

Tuần này, chúng tôi sẽ mang đến cho bạn đọc những trải nghiệm về việc làm cha mẹ trên khắp thế giới qua câu chuyện của bà mẹ Tara Wambugu gốc Mỹ cùng với chồng người Kenya – anh Jesse và hai cô con gái - Claire 4 tuổi và Heidi 1,5 tuổi.

Jesse và tôi đã lên kế hoạch sống ở Kenya trước đó. 10 năm cách đây, khi chúng tôi đang làm việc cho một tổ chức viện trợ nhân đạo có tên Médecins Sans Frontières ở Uzbekistan, lúc chúng tôi đang hẹn hò và tôi đã nói với Jesse tôi muốn sống ở nước ngoài lâu dài và anh ấy đã nói nguyện vọng của anh ấy là muốn trở về quê hương. 

Thật may mắn là lập gia đình ở Kenya đáp ứng cả hai nguyện vọng của chúng tôi vì thế tôi đã quyết định cùng chồng về quê anh sinh sống.

Chúng tôi đang sống ở Kilimani, một khu phố với cảm giác rất “nông thôn”. Chúng tôi thuê nhà ở đây và chuyển đến sinh sống từ năm 2011. Tôi bị ấn tượng bởi tất cả những bông hoa nhiệt đới xinh đẹp ở đây, những khu vườn đầy ắp hoa phượng tím, cây trạng nguyên, hoa dâm bụt, hoa sứ và cây sen cạn...

Dưới đây là câu chuyện về về việc làm mẹ tôi được trải nghiệm ở Kenya. Chúng thật sự rất thú vị.

Cách gọi tên người phụ nữ đã có con

Làm mẹ ở Kenya
Tác giả và con gái nhỏ.

Ở đây, thay vì gọi là bà. A, cô B bạn sẽ được gọi bằng tên của con gái lớn. Ví dụ: Tôi thường được mọi người gọi là "Mẹ Claire ơi". Tôi nghĩ đây là cách ngọt ngào và dễ thương nhất mà tôi từng biết.

Làm mẹ ở Kenya

 Ở sân chơi, thay vì bạn nhớ tên của những phụ huynh thì bạn sẽ nhớ tên của lũ nhóc nhà cô ấy. Tôi thực sự cảm thấy hạnh phúc và phấn khích mỗi lần được gọi tên như thế.

Những kiêng kị để mang lại may mắn cho em bé

Nhiều người Kenya tôi đã gặp thường có sự mê tín nhất định và họ thường thích nhắc lại những cụm từ mang lại sư may mắn. Ví dụ, trong một số bộ tộc việc nói nhiều về một đứa trẻ khi chưa được sinh ra được coi là xui xẻo vì chuyện đó có thể khiến em bé bị tổn thương tinh thần khi sinh ra. Một người bạn nói với tôi gia đình cô ấy lo sợ những điều xui xẻo đến với em nếu ai đó nhìn thấy quần áo mới giặt của em bé sắp sinh phơi trên dây. 

Làm mẹ ở Kenya

Làm mẹ ở Kenya

Ngoài hơi mê tín, tôi đã nghe nhiều câu tục ngữ của người Kenya về nuôi dạy con và làm mẹ. Claire - con gái tôi là thực sự rất cao, và mẹ chồng tôi thi thoảng sẽ nhìn con bé và nói bằng tiếng Kikuyu: "Mwana ndaigirirwo ihiga!" Tôi hỏi bà điều đó có nghĩa là gì thì bà giải thích có nghĩa là: "Một đứa trẻ không mang theo một hòn đá trên đầu”. Tôi lưỡng lự không hiểu thì bà giải thích thêm rằng: “Điều đó có nghĩa là mong cho trẻ em sẽ luôn lớn khôn, phát triển”.

Làm mẹ ở Kenya

Làm mẹ ở Kenya

Trẻ con ở đây vô cùng gần gũi với động vật

Những đứa trẻ của tôi may mắn được lớn lên trong một môi trường tuyệt vời bởi vì ở đây mọi người đều yêu quý động vật. Khi được 4 tuổi, Claire có thể biết sự khác biệt giữa một con linh dương và một con khỉ, có thể nhìn thấy những con hươu cao cổ. Chồng tôi - Jesse thường đưa lũ trẻ tới vườn chim để cho chúng ăn sau giờ làm. Claire giờ đã có thể xác định được hàng chục loài chim Đông Phi.

Làm mẹ ở Kenya

Làm mẹ ở Kenya

Làm mẹ ở Kenya

Bởi vì sống gần công viên quốc gia nên chúng tôi tới đó thường xuyên bất cứ khi nào chúng tôi muốn. Hươu cao cổ, ngựa vằn, voi và tê giác là tất cả các loài động vật điển hình khiến lũ trẻ thích thú.

Về việc mang thai

Phụ nữ mang thai và và những người mẹ mới sinh được đối xử như nữ thần ở Kenya. Bạn không bao giờ phải đứng xếp hàng, không bao giờ phải chờ đợi để có chỗ ngồi hay không bao giờ phải mang vác bất cứ thứ gì. Những người lạ mặt tốt bụng sẽ giúp bạn làm điều này.

Làm mẹ ở Kenya

Ngoài ra tôi cũng được những người phụ nữ bên nhà chồng quan tâm rất nhiều khi vừa mới sinh. Ai cũng nhắc nhở về việc uống đủ nước, nấu cho tôi ăn njahi (đậu đen) và uji (cháo lên men) liên tục. Những thực phẩm này được cho là lợi sữa vì vậy họ khuyến khích tôi ăn vào buổi sáng, buổi trưa, đêm và thậm chí sẽ gửi cho tôi một bình đầy cháo đậu đen để ăn đêm. Tôi có thể uống những thứ nước này cả ngày. Tôi cảm thấy mình được nuông chiều. 

Về việc sinh nở

Phụ nữ Kenya phải đối mặt với nhiều lo lắng khi sinh nở. Ví dụ, tỷ lệ tử vong ở bà mẹ trong lúc sinh ở Kenya là rất cao. Tổ chức Y tế Thế giới cho biết cứ 100.000 đứa trẻ chào đời Kenya thì có đến 400 phụ nữ tử vong do các biến chứng trong khi sinh. Con số tương ứng ở Mỹ là 28. Nguyên nhân được lý giải là do Kenya thiếu tiếp cận với dịch vụ chăm sóc trước khi sinh, không có nhiều bệnh viện và dịch vụ sản khoa tốt. 

Làm mẹ ở Kenya

Claire đã được sinh ra ở Anh, nhưng chúng tôi đã sinh Heidi ở Nairobi và chúng tôi đã may mắn có được một bác sĩ tuyệt vời và được sinh nở ở bệnh viện hàng đầu ở Kenya. Tôi đã từng tự tin rằng con tôi và tôi đã được chăm sóc bằng những dịch vụ tốt nhất có thể ở Kenya nhưng nhiều bà mẹ Kenya không có được những may mắn đó.

Về việc cho con bú

Bú mẹ là chuẩn mực ở Kenya. Cho con bú nơi công cộng được chào đón và khuyến khích ở khắp mọi nơi. Trên thực tế, khi bạn đang ở nơi công cộng và nếu con bạn đang rúc rúc khó chịu đòi ti mẹ thì những người lạ sẽ nói với bạn: "Mama, Cho con Nyonyo đi kìa, bé đang đói đấy”. (Nyonyo trong tiếng Swahili có nghĩa là cho con bú).

Có một câu hát chậm rất đáng yêu mà bằng tiếng Swahili mà tôi thường hát cho các cô con gái của tôi nghe khi chúng mệt mỏi nhắc đến vai trò của việc cho con bú là: 

Lala, toto lala
Mama anakuja, lala
Lala, toto lala
Alete maziwa, lala
Lala, toto lala
Maziwa ya toto, lala

Có nghĩa là: “Ngủ ngoan, con ơi ngủ ngoan. Mẹ sắp về rồi, ngủ ngoan con ơi. Mẹ về sẽ cho con bú. Ngủ ngoan con ơi...”

Về việc địu con

Tôi hoàn toàn thích thú với hình ảnh các bà mẹ địu em bé ở đây. Dường như việc này đã được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Bất cứ ở đâu bạn cũng sẽ gặp cảnh những người mẹ địu con bằng một tấm vải được gọi tên là Leso hoặc Kanga được làm từ vải châu phi truyền thống cùng với những câu tục ngữ được viết bằng tiếng Swahili trên đó. Phụ nữ Kenya thường địu con trên lưng khi di chuyển.

Làm mẹ ở Kenya

Làm mẹ ở Kenya

Về thực phẩm và đồ uống

Món ăn của người Kenya thường gồm thịt và tinh bột. Ugali – món bột ngô trộn là món yêu thích của người Kenya. Ugali thường được ăn kèm với thịt hầm và cải xoăn xào. 

Trà là một phần rất quan trọng của văn hóa ẩm thực của Kenya và nó cũng là một trong những cây trồng chủ yếu của đất nước này. Mọi người thích uống trà vào bữa sáng, trong suốt cả ngày và sau các bữa ăn.

Nhiều người Kenya ghét đồ uống lạnh vì vậy khi bạn gọi đồ uống trong nhà hàng hoặc quán bar, người phục vụ sẽ hỏi bạn muốn uống nóng hay lạnh. Tất cả mọi thứ, từ sữa cho bia, nước trái cây đến nước soda, tất cả đều được phục vụ nóng ở đây.

Có một thói quen từ khi trẻ còn mới sinh ở Kenya đó là người Kenya sợ rằng trẻ em sẽ bị ốm nếu bạn cho chúng ăn những thứ lạnh. Khi cô cháu gái của chúng tôi đến nhà chơi, chúng tôi phải làm ấm mọi thức ăn trước khi cho cô bé ăn thậm chí là cả kem! 

Làm mẹ ở Kenya

Và bất cứ khi nào mấy đứa nhóc nhà tôi bị cảm lạnh là người giúp việc sẽ nhắc nhở chúng tôi vì “tội” cho con uống nước trái cây lạnh.

Về sự phân biệt giới tính

Làm mẹ ở Kenya

Làm mẹ ở Kenya

Bé trai và bé gái được đối xử khá phân biệt ở Kenya. Giáo viên và những người chăm sóc trẻ thường nói với con gái tôi những câu đại loại như là: “Claire, cháu không nên leo cây, con gái thì không nên leo trèo” hoặc nếu khi con bé khóc vì một lí do gì đó thì họ sẽ bảo với con bé: “Claire, đừng khóc. Những bé gái xinh đẹp thì không được khóc”. Tôi chưa bao giờ nghe thấy ai bảo những cậu con trai là đừng leo trèo hay những cậu bé đẹp trai thì không được khóc cả. 

Về các trò chơi

Một số ông bố bà mẹ Kenya tự sắp xếp ngày vui chơi cho các con của họ chơi chung. Trong các ngôi làng ở đây trẻ con sẽ được tự do đi lang thang ở ngoài trời hoặc tự do vui đùa không cần sự giám sát của người lớn. Bất cứ khi nào chúng tôi đến thăm họ hàng của Jesse nằm trong ngôi làng nhỏ chúng tôi đều thấy những đứa trẻ con chơi tự do với nhau cùng với một quả bóng. 

Làm mẹ ở Kenya

Làm mẹ ở Kenya

Bóng đá là môn thể thao phổ biến ở đây. Các cậu bé thường rất thích chơi  đá bóng. Ngay cả trong những ngôi làng nghèo nhất, các cậu bé sẽ tự chế cho mình một quả bóng từ túi nhựa, dây cao su hay là từ những sợi dây bện lại. Hoặc chúng sẽ tự làm cho mình những chiếc xe ô tô đồ chơi làm từ dây phế liệu hoặc nắp chai. Jesse cũng đã cố gắng dạy Claire cách làm những chiếc ô tô này nhưng cô bé dường như đã quá quen thuộc với những món đồ chơi mua sẵn.

Về kỷ luật

Có một nghịch lý thú vị mà tôi quan sát được về việc làm mẹ ở Kenya đó là tôi chưa từng thấy một đứa trẻ Kenya nào tức giận. Tôi thường tự hỏi vì sao trẻ em Kenya lại cư xử đúng mực và nghe lời người lớn hơn trẻ con ở Mỹ như vậy. Nếu không phải là hơn hẳn những đứa trẻ ở Mỹ thì cũng là hơn hẳn những đứa trẻ nhà tôi. 

Làm mẹ ở Kenya

Một phần lí giải cho điều này là trẻ em Kenya hiếm khi phải nghe từ “Không được!” từ phía bố mẹ hoặc người chăm sóc cho chúng vì vậy chúng không có lí do gì để tức giận cả. Bạn sẽ nhìn thấy cảnh những ông bố bà mẹ đáp ứng chính xác những đứa trẻ cần để giữ chúng “hòa bình” như một ly nước ngọt có gas, một cái kẹo, đồ chơi, bim bim, món ăn nhẹ trước khi ăn tối, xem tivi trước giờ đi ngủ. Jesse và tôi thường xuyên tranh cãi nảy lửa với nhau về những chuyện nho nhỏ thế này. Đơn giản bởi vì chúng tôi đang cố gắng dạy con không phải lúc nào chúng muốn là cũng được.

Tôi đã nghĩ về điều này rất nhiều nhưng chưa rõ ràng được theo cách nào thì sẽ tốt hơn. 

Làm mẹ ở Kenya

Làm mẹ ở Kenya
 Tara Wambugu cùng chồng và hai con gái.

Loạt bài những trải nghiệm làm cha mẹ ở khắp nơi trên thế giới qua lăng kính của những bà mẹ đến từ các đất nước khác nhau tiếp tục được đăng tải trên Mẹ&Bé. Những thông tin mới mẻ, có phần lạ lẫm và đầy thú vị qua những chia sẻ gần gũi và chân thật sẽ giúp các bà mẹ có một cái nhìn thực tế hơn về việc làm cha mẹ ở các nước trên thế giới. 

Nếu bạn cũng là một mẹ Việt đang sống ở nước ngoài và có những trải nghiệm làm mẹ của riêng mình, hãy chia sẻ với chúng tôi qua email mevabe@afamily.vn để cùng viết thêm những câu chuyện ý nghĩa về việc làm cha mẹ. Chân thành cảm ơn sự ủng hộ và chia sẻ của các bố mẹ!

Chia sẻ