Những điều cần chú ý khi bé thay răng

,
Chia sẻ

Nhiều cha mẹ cho rằng răng bé đã bị sâu thì không cần đi khám vì đằng nào cũng sẽ thay răng mới. Tuy nhiên, nếu để lâu nó sẽ ảnh hưởng không tốt đến răng khôn mọc sau này.

Giai đoạn bé từ khi mới sinh đến lúc 3 tuổi chính là thời kỳ răng sữa đang được canxi hóa, và những chiếc răng khác đang tiếp tục mọc ra. Theo như cách gọi của những người lớn tuổi thì giai đoạn này cũng chính là lúc mà những chiếc răng khôn đang được canxi hóa để cứng và chắc hơn. Khả năng miễn dịch bé nhận được từ người mẹ bắt đầu giảm đi và hình thành hệ thống miễn dịch của riêng bản thân mình một cách độc lập. Cũng chính vì như vậy nên đôi khi bé sẽ mắc phải một số căn bệnh gây ảnh hưởng khiến cho răng sữa không phát triển được bình thường hoặc quá trình canxi hóa của răng không bị chậm lại dẫn đến hỏng men răng hoặc quá trình mọc răng bị chậm hơn so với bình thường.
 
Trẻ em cũng rất dễ bị mắc những bệnh như viêm răng, viêm lợi... Điều này cũng có mối quan hệ trực tiếp với thói quen ăn uống và vệ sinh răng miệng của trẻ. Đối với những bé trong độ tuổi từ 5 đến 6 tuổi, giai đoạn thay răng cũng rất quan trọng. Và điều này có liên quan mật thiết tới thói quen ăn uống, nghỉ ngơi cũng như tâm lý của trẻ. Vậy các bậc cha mẹ cần quan tâm tới điều gì trong thời kỳ bé bắt đầu thay răng?

Điều chỉnh những thói quen không tốt của trẻ

Trong thời kỳ bé thay răng, răng sữa và răng khôn sẽ có thể mọc ra cùng lúc. Khi chiếc răng sữa bắt đầu nhú, trong lúc trẻ ăn có thể sẽ để lại một vài mảnh vỡ của thức ăn bám lại. Nếu bạn không giúp bé vệ sinh răng miệng sạch sẽ thì rất dễ bị sâu răng và để lại ảnh hưởng xấu cho hàm răng của bé sau này. Các bậc cha mẹ nên dạy và hướng dẫn cho bé cách vệ sinh răng miện đúng cách và vệ sinh nhất. Ngoài ra, một số trẻ còn có thói quen di lưỡi trên răng hoặc dùng lưỡi đẩy răng, đây là một thói quen rất xấu vì nó có thể làm biến dạng hình dáng của hàm răng, khiến răng bị vẩu hoặc phát triển không đều.

Đến bác sĩ kiểm tra nếu thấy răng có những triệu chứng bất thường

Trong thời kỳ trẻ thay răng, rất có thể những chiếc răng sẽ phát triển không đều. Ví dụ như trường hợp răng cửa to bất thường hơn những chiếc răng khác. Trong trường hợp này, bạn nên đưa bé đến các bệnh viện nha khoa để các bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh để ảnh hưởng tới hàm răng của trẻ sau này.

Tránh quan niệm “đã hỏng rồi thì không cần chữa”

Thời kỳ bé mọc răng sữa, có thể do thói quen vệ sinh răng miệng không tốt nên bị sâu răng, nhiều cha mẹ cho rằng nếu chiếc răng đó đã hỏng rồi thì không cần phải chữa trị gì nữa. Tuy nhiên đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm, bởi lẽ những chiếc răng hỏng này nếu không được điều trị đến nới đến chỗn thì nó sẽ gây ảnh hưởng tới sự phát triển của những chiếc răng khôn mọc sau này.

Tập cho bé thói quen ăn uống khoa học

Khi trẻ được khoảng từ 6 đến 7 tuổi, các răng khôn bắt đầu mọc ra đầy đủ hơn để thay thế cho các răng sữa. Một số trẻ ở vào giai đoạn này thường không thích rèn thói quen nhai thức ăn mà lại ngậm ở trong miệng. Việc lười nhai sẽ khiến cho những chiếc răng mọc không đều, nhiều trường hợp răng mọc chênh nhau tạo ra sự khong đều đặn cho cả hàm răng. Cùng với sự lớn lên về mặt tuổi tác thì những chiếc răng cũng theo đó mà phát triển, nếu ngay từ khi trẻ còn nhỏ, bạn không tập cho trẻ thói quen ăn uống đều đặn và khoa học thì sẽ là điều không tốt. Việc nhai cơm và ăn táo trong giai đoạn hàm răng phát triển là hoàn toàn có lợi vì nó sẽ giúp bé có hàm răng thẳng hàng và sáng đẹp.

Bảo Vy
Tổng hợp từ MC
Chia sẻ