Những điều cần biết về táo bón ở trẻ

Admicro,
Chia sẻ

Táo bón là bệnh thường gặp ở con trẻ. Trẻ táo bón dẫn đến đầy bụng, đau bụng, quấy khóc, sợ đi đại tiện. Về lâu dài khiến trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng, chậm lớn. Có những phương pháp điều trị táo bón đơn giản, hiệu quả lại đang là ẩn số đối với các bà mẹ.

Táo bón ở trẻ là hiện tượng trẻ đi ngoài phân khô cứng, số lượng phân ít, khoảng cách giữa 2 lần đi cách nhau trên 3 ngày hoặc đi ngoài ít hơn 3 lần 1 tuần, trẻ đi ngoài phải rặn mạnh. Khi khám bụng có thể sờ thấy từng cục lổn nhổn ở vùng bụng dưới, trường hợp nặng có thể quan sát thấy biểu hiện của trĩ, nứt hoặc chảy máu hậu môn.

Nguyên nhân gây táo bón

Thức ăn sau khi được tiêu hóa và hấp thu ở ruột non, tới đại tràng phần lớn nước được hấp thu lại, phân đóng thành khuôn sẽ đi xuống đại tràng sigma, được tích lại đến khi đủ khối lượng sẽ đi xuống trực tràng và kích thích niêm mạc trực tràng gây phản xạ mót rặn. Lúc này đại tràng cùng các cơ thành bụng và cơ vòng hậu môn sẽ co bóp mạnh tống phân ra ngoài. Trẻ bị táo bón khi phân quá khô cứng hoặc trực tràng và hậu môn giảm nhu động không tống phân ra ngoài được.
 
Táo bón ở trẻ chủ yếu có 2 loại sau:

Táo bón chức năng:

Táo bón chức năng là dạng táo bón không có tổn thương hoặc rối loạn nhu động đường tiêu hóa, đây là dạng táo bón phổ biến nhất ở trẻ em. Trẻ mắc táo bón chức năng chủ yếu do chế độ ăn ít chất xơ, uống không đủ nước, ăn nhiều thức ăn cứng, ít vận động hoặc do thói quen hay nhịn đại tiện thời gian dài. Ngoài ra, tình trạng táo bón cũng xảy ra khi trẻ bị sốt cao hoặc uống các thuốc làm giảm nhu động ruột, thuốc làm phân khô lại (sắt, thuốc chứa tanin…). Nếu trẻ nhịn đi ngoài lâu, lượng nước trong phân bị hấp thu lại nhiều làm phân trở nên khô cứng sẽ gây ra hiện tượng táo bón.
 
Táo bón bệnh lý:

Trẻ bị táo bón bệnh lý khi có tổn thương ống tiêu hóa như xoắn ruột, tắc ruột, hẹp hậu môn, có các khối u trực tràng hoặc có tổn thương tủy, màng não do mất phản xạ mót rặn.

Hậu quả của táo bón:

Táo bón không quá nguy hiểm nên thường bị bỏ qua, tuy nhiên nó lại ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển thể chất cũng như trí tuệ ở trẻ em.

Táo bón là nguyên nhân hàng đầu làm trẻ đầy bụng dẫn đến biếng ăn, bỏ ăn, ăn uống không tiêu. Trẻ em bị táo bón lúc nào cũng có cảm giác khó chịu, chướng bụng, kém hấp thu dinh dưỡng làm trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng.

Phân bị ứ đọng lâu trong trực tràng làm kích thích và có thể gây rối loạn thần kinh: mệt mỏi, bồn chồn, hay quấy khóc, dễ cáu giận, mất tập trung ảnh hưởng đến kết quả học tập của trẻ. Tuần hoàn và nhu động trực tràng bị giảm do sự tích tụ phân lâu ngày gây bệnh trĩ, sa trực tràng, nứt hậu môn.

Sự lưu phân lâu trong đường tiêu hóa làm gia tăng vi khuẩn có hại, các độc tố do các vi khuẩn này sinh ra bị nhiễm vào máu làm nhiễm khuẩn đường tiêu hóa thậm chí gây nhiễm độc máu và thần kinh.

Xử lý táo bón ở trẻ:

Táo bón dù bất cứ nguyên nhân nào việc điều trị cũng phải bắt đầu bằng thay đổi lối sống và chế độ ăn.

- Uống đủ nước:

Trẻ uống ít nước rất hay bị táo bón. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ nặng 10kg cần 1000ml nước mỗi ngày (kể cả sữa, nước hoa quả); với các trẻ nặng trên 10kg, mỗi kg cần bổ sung thêm 50ml nước, hạn chế các loại nước ngọt có gas.
 
- Ăn thực phẩm kích thích nhu động ruột:

Những điều cần biết về táo bón ở trẻ 1
Bổ sung chất xơ giúp tăng nhu động ruột, cải thiện táo bón ở trẻ

Trẻ không chịu ăn rau sẽ bị thiếu chất xơ, gây ra táo bón. Bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ như rau đay, mồng tơi, rau khoai lang, giá đỗ, đu đủ, thanh long, chuối, cam quýt; các loại hạt ngũ cốc (ngô, đậu, yến mạch…) cho trẻ thường xuyên giúp phòng bệnh táo bón hiệu quả. Trong ống tiêu hóa chất xơ hút nước và trương nở làm tăng khối lượng bã thải, giúp mềm và xốp phân. Ngoài ra chất xơ còn làm tăng nhu động ruột non, tăng co bóp ruột già giúp đào thải phân ra ngoài.

- Tăng cường vận động:

Các hoạt động thể chất tăng cường vận động cơ thành bụng và cơ hậu môn, giúp tiêu hóa tốt hơn, phân di chuyển nhanh hạn chế táo bón. Đối với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi có thể xoa bụng nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ từ trong ra ngoài khoảng 10-15 phút mỗi tối hút để làm tăng nhu động ruột.

Tập cho trẻ thói quen đi đại tiện đều đặn và thường xuyên theo giờ quy định tạo phản xạ đều đặn cho nhu động ruột. Nhắc trẻ không được nhịn đại tiện vì đại tràng thường xuyên rút bớt nước từ phân nên để càng lâu càng khô cứng và khó đi.


Chất xơ thực phẩm FIBER PLUS BABY: Giúp cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ nhờ 3 tác động:

1. Cung cấp hàm lượng chất xơ cao 5g FOS/10ml, làm mềm và xốp phân
2. Giúp kích thích nhu động ruột co bóp
3. Cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giúp tiêu hóa tốt, hỗ trợ điều trị táo bón.

Thành phần: Mỗi ống 10ml có chứa:
Fructo oligo saccharide 5g, Inulin 50mg, Phụ gia, nước cất vừa đủ.
 
Những điều cần biết về táo bón ở trẻ 2
Sản phẩm ống uống chứa chất xơ hòa tan FOS, Inulin giúp cải thiện tình trạng táo bón cho trẻ

Công dụng:
Bổ sung chất xơ thực phẩm có ích cho cơ thể, giúp hỗ trợ điều trị táo bón, giúp tiêu hóa tốt, tăng cường khả năng hấp thu Calci và các chất dinh dưỡng. Hỗ trợ điều trị tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ.

Đối tượng sử dụng:
- Trẻ em bị táo bón, khó đại tiện do các nguyên nhân khác nhau.
- Trẻ tiêu hóa kém, kém hấp thu Calci và dinh dưỡng
 
Cách dùng: Uống trực tiếp hoặc pha với nước đun sôi để nguội
Liều dùng: Xác định số gram chất xơ cho trẻ:
Khối lượng chất xơ/ngày = Số tuổi + 5g (tương đương 1 ống Fiber plus baby)
 
Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Website: thuocviet.vn, Dược sỹ tư vấn: 0979291920.
 

Chia sẻ