Những "cỗ máy gật đầu" nơi công sở nghe đây: Đừng lo chuyện bao đồng, muốn thành công phải biết cách nói "KHÔNG"

Min,
Chia sẻ

Khi duy trì trạng thái "cỗ máy gật đầu" trong môi trường công sở một thời gian dài, bạn sẽ mất hẳn những gì quan trọng nhất. Vậy nên, đừng chỉ biết tiếp nhận lời đề nghị với mong muốn làm người khác hài lòng, hãy học cách từ chối.

Trong môi trường công sở, không hiếm khi chúng ta nhìn thấy những cá nhân nhiệt tình, thiện lành đến bất ngờ khi luôn trong trạng thái auto nói "có" mỗi khi nhận được các lời đề nghị hay nhờ giúp đỡ của mọi người xung quanh. Về lý do, khi được hỏi, phần đông đều cho rằng việc giúp đỡ người khác sẽ khiến họ tin yêu mình hơn, đồng thời khi gặp hoạn nạn họ sẽ giúp đỡ ngược lại mình. Thậm chí, hành động luôn gật đầu đồng ý cho lời đề nghị còn là chìa khóa để mở ra cánh cửa thăng tiến sự nghiệp.

Ấy thế, theo góc nhìn của chuyên gia sự thật lại không hoàn toàn như vậy. Cụ thể, mới đây chuyên gia nghề nghiệp Dara Blaine đã có đôi lời chia sẻ: "Ở thời đại này, dường như chúng ta luôn nghĩ rằng những người thành công sẽ luôn nói 'có' với mọi việc. Tuy nhiên, đó là khi họ chưa nhìn thấy sự nghiệp của những người biết cách từ chối".

a5356009-e2bb-4c3b-88f8-deb99ed5263b

Tác hại của việc luôn "gật đầu"

Sau lời chia sẻ trên, Dara Blaine vạch ra những hậu quả đáng phải lưu ý của những người luôn nói "có" với mọi việc như sau:

Khi luôn đồng ý giúp đỡ mọi người, sự ưu tiên của bạn thay vì dành cho riêng cá nhân bạn, nó sẽ dần thay đổi và hướng tới người khác nhiều hơn. Dần dần, mọi trật tự sẽ bị đảo lộn, bạn vô tình tự biến mình thành một cỗ máy chuyên đi phục vụ người khác. Tất nhiên về hình thức là một cỗ máy nhưng năng lượng của bạn là có hạn. Bạn sẽ nhanh chóng cảm thấy kiệt sức và căng thẳng vì không thể sắp xếp thời gian như ý muốn của riêng mình.

Coping-With-Anxiety-and-Depression-722x406

Và sẽ nhanh thôi, khi bạn duy trì trạng thái "cỗ máy gật đầu" của mình một thời gian dài, bạn sẽ mất hẳn những gì quan trọng nhất. Thời gian dành cho sở thích cá nhân ư? Thời gian để hẹn hò ư? Thời gian dành cho gia đình ư?,... Tất cả đều tan biến. Tệ hơn, bạn còn mất đi sự tự tin vốn có của mình và những người hay đề nghị bạn giúp đỡ sẽ nghĩ bạn không khác gì một kẻ thiếu quyết đoán. Cứ thế, tần suất họ "giao việc" cho bạn sẽ nhiều hơn.

"Đừng cố làm hài lòng tất cả mọi người vì đó là việc bạn không thể. Cố làm việc mình không thể thì bạn chỉ thêm tổn thương mà thôi. Cũng chưa chắc những người mà bạn giúp đỡ sẽ giúp đỡ ngược lại bạn khi bạn cần" - Dara Blaine thẳng thắn nói.

Sau đây là 2 cách mà chuyên gia Dara Blaine hướng dẫn để giúp các "cỗ máy gật đầu" có thể nhìn nhận rõ hơn việc vô bổ mình đang làm, cũng như là biết cách nói lời từ chối.

kkkk

Xem xét thứ tự ưu tiên trong công việc của mình

Những người có xu hướng luôn gật đầu đồng ý với những lời đề nghị, nhìn chung đa phần đều thuộc tuýp ôm đồm, không bao giờ suy nghĩ phải sắp xếp công việc thế nào, việc nào nên nhận, việc nào nên từ chối. Vậy nên, Dara Blaine khuyên bạn hãy liệt kê cụ thể các công việc ra và xem xem việc nào mình ưu tiên cần làm trước, việc nào bắt buộc phải làm, việc nào không làm cũng không sao.

Một khi liệt kê đầy đủ ra, bạn sẽ nhanh chóng nhận thấy hiệu quả và sẽ có động lực hơn trong việc nói lời từ chối với những công việc không quan trọng của người khác giao cho. Nhưng nói lời từ chối thế nào cũng là một môn nghệ thuật mà bạn cần phải học hỏi ngay từ bây giờ.

impact-of-ai-workforce

Thế nào là một lời từ chối quyết đoán?

Để giúp các "cỗ máy gật đầu" có thể nói lời từ chối một cách quyết đoán mà không khó xử, đồng thời lại tránh bị nhờ vả việc tương tự lần sau, chuyên gia nghề nghiệp Dara Blaine đã đưa ra 6 lời khuyên khá cụ thể:

1. Thẳng thắn sử dụng các cụm từ từ chối: "Tôi không muốn" hay "tôi không thể".

2. Không cho phép cảm xúc áy náy tồn tại trong đầu khi nói lời từ chối, triệt tiêu luôn hai tiếng "xin lỗi" và cả những lý do vòng vèo đằng sau.

3. Với những đối tượng cần lịch sự một chút, thì dùng những câu khéo léo hơn như "ôi tiếc quá, tôi không thể giúp bạn được rồi".

4. Suy nghĩ về hậu quả. Điều này có nghĩa là khi nhận được một lời đề nghị bạn phải nghĩ xem việc này sẽ tốn mất bao nhiêu thời gian và công sức của mình. Nó sẽ là một động lực giúp lời từ chối của bạn dễ dàng nói ra hơn.

5. Đừng sợ sệt mà hãy từ chối ngay và luôn khi nhận được một lời đề nghị khó khăn mà bản thân không muốn làm từ đối tượng mà bạn sợ phải đắc tội. Tuyệt đối tránh nói "hãy để tôi suy nghĩ".

6. Luôn ghi nhớ rằng giá trị bản thân không phụ thuộc vào những gì bạn làm cho người khác.

GettingHelp_feature

Nói "không" không đơn thuần là cách mà bạn né tránh yêu cầu giúp đỡ của người khác mà nó còn có công dụng giúp bạn nâng cao sự tôn trọng dành cho bản thân mình. Qua đó, mọi người sẽ biết rằng bạn cũng có những nhu cầu và giới hạn riêng, không phải lúc nào cũng thích lo chuyện "bao đồng".

Tuy nhiên, trong môi trường công sở luôn có nhiều đối tượng rất khác nhau và nhiều lời đề nghị khác nhau nên đừng quá khô khan khi áp dụng những lời khuyên của chuyên gia Dara Blaine. Lời đề nghị của sếp sẽ khác với lời đề nghị của đồng nghiệp; lời đề nghị cho việc cá nhân như "này xuống tầng G lấy đồ giúp tôi với" hay "mua hộ ổ bánh mì nhá" sẽ khác với các lời đề nghị trong công việc. Vậy nên mỗi cá nhân hãy "liệu cơm gắp mắm" trước khi nói lời từ chối nhé!

Chia sẻ