Những cô gái mới lấy chồng, điều cô thấy thấm nhất là gì?

Thúy Mai,
Chia sẻ

Ngay khoảnh khắc mà người phụ nữ bước chân ra khỏi ngôi nhà mình đã sinh ra, được nuôi nấng và trưởng thành cũng chính là lúc chúng ta đối diện với những thấm thía để đời.

Hôn nhân là một điều tuyệt vời trong cuộc sống của mỗi người. Và những ngày đầu bước vào hôn nhân, đa phần các cô gái đều trải qua những cảm xúc đáng nhớ nhiều khi là cảm giác "thấm thía" đến cả đời cũng không thể quên.

Người ta thường nói, phụ nữ lấy chồng giống như bước chân vào một cuộc đời mới, hoàn toàn khác biệt. Một bước về phía trước, một ánh mắt ngoái nhìn thì tất cả những gì thân thuộc: cha mẹ, anh em, ngôi nhà… mà hàng chục năm ta gắn bó đã ở lại phía sau lưng.

Cuộc sống của người phụ nữ sau khi kết hôn bỗng chen vào những thứ lạ lẫm: sống cùng những người không thân thuộc, phải chiều lòng những người không sinh thành ra mình và không bao giờ còn dám hờn dỗi. Từ bỏ hết những đam mê tuổi trẻ khi "một nách 2 con"…

Khi bước vào cuộc sống gia đình, từ cuộc sống độc thân, phụ nữ chuyển sang nhiều vai trò và trách nhiệm mới, nào là làm dâu, làm vợ, làm mẹ… Đối diện tất cả những áp lực đó, nếu không trưởng thành hơn, chín chắn hơn, chúng ta sẽ dễ rơi vào mệt mỏi. Ngay khoảnh khắc mà người phụ nữ bước chân ra khỏi ngôi nhà mình đã sinh ra, được nuôi nấng và trưởng thành cũng chính là lúc chúng ta đối diện với những thấm thía để đời.

Mới lấy chồng phải từ bỏ nhiều thói quen để phù hợp với nhà chồng

Nhớ lại quãng thời gian mới về làm dâu, Thu Trang (Hoàng Mai – Hà Nội) cho biết đó là những ngày vừa hạnh phúc vừa khó khăn bởi thay đổi môi trường sống. Có rất nhiều điều khiến Thu Trang không thoải mái và cảm giác lạ lẫm như thói quen sinh hoạt, cách ăn uống và lối suy nghĩ của gia đình nhà chồng khác với mình. Chính vì thế, để dung hòa với nhà chồng, Trang phải dò dẫm tìm hiểu và tìm cách thay đổi một số thói quen để có thể phù hợp với lối sống của gia đình nhà chồng.

chon-vo-dam-dang-hon-vo-dep-xinh

Ảnh minh họa

Thu Trang chia sẻ rằng trước đây ở với bố mẹ đẻ, chị được nuông chiều nên quen thói tự do thích ăn lúc nào thì ăn, ngủ lúc nào thì ngủ. Mọi công việc trong nhà gần như không phải đụng tay đụng chân. Nhưng về nhà chồng, việc đầu tiên khiến Thu Trang choáng váng đó chính là thói quen 10h đêm là tất cả đèn điện trong nhà phải tắt hết để đi ngủ. Sáng 5h là cả nhà dậy, mỗi người một việc. Đang quen nếp cũ nên chị Thu Trang "toát mồ hôi hột" khi nghĩ đến viễn cảnh thay đổi bản thân để thích nghi với nhà chồng.

"Thú thật, quãng thời gian đó lo tới mức sụt cân. Trước đây cái gì cũng thoải mái thì bây giờ phải tự gò mình vào khuôn khổ. Làm gì mình cũng phải rón rén, phải thay đổi toàn bộ thói quen. Thậm chí ngủ còn mơ bị mẹ chồng mắng mặc dù mẹ chồng mình rất tốt và thương con dâu. Trước thích đi đâu thì đi, thích làm gì thì làm nhưng lấy chồng rồi phải để ý thái độ của mọi người hơn. Nhà chồng sống sạch sẽ ngăn nắp nên cũng không dám sơ suất vứt đồ đạc mỗi nơi một thứ như khi còn độc thân. Mình mất 3 tháng mới quen với cảm giác không ngái ngủ khi cùng mẹ chồng nấu bữa sáng cho mọi người. Nhớ nhất 1 lần ốm cũng nặng nhưng 5 giờ vẫn bật dậy lao xuống bếp thì thấy mẹ chồng đang cặm cụi nấu cháo cho mình, mẹ xua mình lên phòng. Đến khi mẹ mang cháo lên tận phòng cho mà vừa ăn vừa khóc khiến mẹ chồng hoảng hốt" – Thu Trang chia sẻ.

Cũng theo Thu Trang, trước đây vốn quen với nhịp sống khi còn độc thân nhưng từ khi kết hôn, bản thân không chỉ thay đổi vì nhà chồng mà cũng phải thay đổi để 2 vợ chồng có cuộc sống hòa thuận, tránh những mâu thuẫn không đáng có. Và cái thấm thía khi “chuyển giao giai đoạn” đó là nhiều khi sẽ khiến mình cảm thấy khó khăn, áp lực. Nhưng sau đó sẽ thích nghi được miễn là bản thân mình muốn thì có thể xoay xở được.

Choáng váng vì gánh vác trọng trách mới

Nói về cảm giác "choáng ngợp" của một nàng dâu mới lấy chồng, Hoài Thanh (27 tuổi) tóm gọn lại bằng 1 từ "sốc". Vốn dĩ Hoài Thanh và chồng chỉ có thời gian ngắn tìm hiểu trước khi kết hôn. Cho nên với cả chồng và gia đình nhà chồng Hoài Thanh có rất nhiều bỡ ngỡ. Hoài Thanh cho hay việc khiến cô sốc đầu tiên đó là "tuổi trẻ ranh nhưng gánh vác vai trưởng họ" và nhiều khi khiến cô rơi vào tình cảnh giở khóc dở cười. Theo lời Hoài Thanh thì nhà chồng vốn là trưởng dòng họ, bố chồng Thanh đã mất nên trọng trách thuộc về chồng Thanh. Trước khi về làm dâu, Thanh không mường tượng được cảnh phải lo nguyên liệu cho hàng chục mâm cỗ, làm quen với họ hàng và được những người đáng tuổi cha chú gọi bằng: cô – thím… 

1ff34af4-8ac7-4a1b-bdb7-7619efe55fa21-171317

Ảnh minh họa

"Cảm giác nhớ nhất về những ngày đầu tiên làm dâu đó là mệt, hụt hơi, choáng váng. Chồng mình thì làm xa nhà nhiều khi không ở cạnh để đỡ đần. Hồi còn độc thân đến bữa ăn hàng ngày cũng không phải nấu nhưng giờ thì phải gánh vác trọng trách dâu trưởng. Nhà chồng cũng vốn coi trọng nề nếp nên phải theo khuôn phép nhà chồng, ứng xử vai vế nên nhiều khi rất căng thẳng. Vì sợ bản thân thiếu kinh nghiệm ứng phó nên những ngày đầu mình cũng sống khép mình hơn" – Hoài Thanh chia sẻ.

Hoài Thanh cũng cho hay không chỉ riêng Thanh mà hầu hết các nàng dâu đều có những bổn phận riêng phải gánh vác. Trước đây, Thanh thường nghĩ làm dâu trưởng sẽ rất oai nhưng đến khi lấy chồng và mới chân ướt chân ráo đã phải gánh trọng trách đó thì cô nói vui rằng "làm dâu trưởng vừa oai vừa mệt". Cái mệt ở đây không phải do ai tạo áp lực cho cô, mà là chính bản thân Thanh luôn muốn cố gắng làm tròn bổn phận làm dâu con trong gia đình một cách tốt nhất. Giờ đây đã quen hơn với vai trò và trọng trách nhưng vì "trong nhìn ra, ngoài ngó vào" cho nên Trang càng phải cố gắng làm tốt nhất có thể.

Niềm vui bất tận vì hết bị "săm soi"

Lấy chồng mới cách đây 2 tháng, Thùy Linh (28 tuổi) khá hài hước khi nói về cảm xúc khiến cô nhớ cả đời không quên đó là: "Vui ngất trời vì Tết hay mỗi khi gặp họ hàng không bị gọi là gái ế. Linh cho hay, bản thân cô mải học hành sau đó khi qua cả cái tuổi mà người lớn trong nhà gọi là tuổi 'báo động' thì cô liền bị gán cho cái danh 'gái ế'. 

5c972602c94d4-culture-marie-kondo-ap18205777479397-600x450

Ảnh minh họa

Theo Linh, cô không để ý đến những lời bạn bè hay người thân trêu chọc, thế nhưng cũng có nhiều người gọi cái tên đó với ác ý của họ. "Một số người mà mình biết thường suy diễn, buôn chuyện không đúng sau lưng mình. Họ mỉa mai rằng không có khuất tất gì thì sao vẫn chưa lấy chồng…" – Linh kể.

Bởi thế cho nên khi sắp xếp ổn thỏa được kế hoạch cho tương lai thì Linh lên xe hoa với anh bạn trai mà cô "giấu biệt tích" khiến cả nhà ngỡ ngàng. Linh cho biết xã hội hiện đại, cũng có nhiều người suy nghĩ tiên tiến hơn nhưng dù sao, chuyện một cô gái có thừa khả năng lấy chồng mà không chịu lấy, chắc chắn sẽ khiến người khác suy diễn toàn những điều không hay. "Bởi thế với mình, sau khi kết hôn xong là mình chỉ thấy vui ngất trời vì Tết sẽ không bị 'đụng đến' nữa. Lấy chồng rồi bố mẹ mình cũng thoải mái tư tưởng hơn. Thành ra là một người cưới mà rất rất nhiều người vui chứ không riêng gì mình" – Linh cười chia sẻ.

Lấy chồng rồi mới thấm cảm giác nhớ nhà, thương bố mẹ vô cùng

Cũng giống như nhiều người phụ nữ khi bước chân đi lấy chồng, chị Lan (25 tuổi) chia sẻ nỗi niềm của mình đối với bậc sinh thành. Theo lời chị Lan thì khi còn độc thân thì ngày nào cha mẹ cũng giục đi lấy chồng đi. Mẹ chị thường nói chị có yên bề gia thất thì cha mẹ chị mới yên tâm mà dưỡng già. Thế nhưng khi con gái đi lấy chồng, bố chị vốn là một người đàn ông vững vàng cũng bật khóc trong ngày con gái lên xe hoa. Do điều kiện chị Lan lấy chồng xa nên sau đó không thường xuyên về thăm bố mẹ được mà chỉ có thể gọi điện mỗi ngày. Chị bảo nhiều khi nhớ bố mẹ đến đau lòng, nhớ dáng bố chị ngồi bên bàn cờ tướng, nhớ giọng nói, tiếng ho của mẹ chị mỗi khi thời tiết thay đổi, nhớ ngôi nhà nhỏ, nhớ mùi thức ăn mẹ nấu rồi nhớ những buổi chiều bố mẹ ngồi đợi cơm. 

nho-nha

Lấy chồng rồi mới thấm cảm giác nhớ nhà, thương bố mẹ vô cùng

Chị bảo bố mẹ đã về hưu nên thời gian duy nhất trong ngày cả gia đình sum họp là bữa cơm chiều. Bởi thế khi còn độc thân dù bận việc cỡ nào chị cũng về để cả gia đình nhất định quây quần bên mâm cơm... Nhiều đêm nằm bên chồng mà nhớ bố mẹ, nhơ nhà nên bật khóc một mình. Mỗi lần chị gọi điện về cả bố mẹ chị đều sụt sịt bảo sống cho tốt rồi khi nào thu xếp được hãy về, không phải lo cho bố mẹ...

"Lúc còn độc thân, mải miết rong chơi cái gì cũng được bố mẹ lo cho từng li từng tí. Thế rồi lấy chồng, bỗng dưng bố mẹ mình như người mất con. Mình nhớ những bữa cơm với bố mẹ, nhớ vị của từng món ăn mẹ nấu, nhớ cái bếp lửa ấm tình thương của mẹ, nhớ cái dáng lúi húi chiên chiên xào xào trong bếp. Thèm lắm bữa ăn bình dị mà rôm rả tiếng cười nói của cả gia đình. Giờ ở xa hàng nghìn km. Lúc bố mẹ ốm đau không thể chăm nom được. Nhà có 2 chị em gái đều lấy chồng xa bố mẹ. Buồn lắm mà mỗi lần gọi điện về vì nhớ nhà phải nén tiếng khóc. Con gái bố mẹ nuôi mấy chục năm trời, thương yêu hết mực. Ngày trước chưa lấy chồng thi thoảng mẹ có mắng thì mình dỗi rồi mẹ làm lành bảo 'lấy chồng đi sau này có con rồi mới hiểu lòng cha mẹ' thế nhưng chẳng cần phải đợi khi có con. Giờ mỗi lần nghe giọng nói của bố mẹ bên kia đầu điện thoại mà thấy tủi cho bố mẹ quá. Nhớ nhà, thương bố mẹ mà chẳng thể làm gì hơn" – chị Lan đưa tay gạt nước mắt và nói.

Vu Lan này, còn gì đáng quý hơn khi bạn chuẩn bị cho ba mẹ bữa cơm gia đình quây quần, đầm ấm. Maggi sẽ thay bạn bày tỏ lời yêu thương bằng những món chay ngọt ngào từ nguyên liệu tự nhiên:

Nước tương Maggi làm từ ĐẬU NÀNH TỰ NHIÊN, với quy trình lên men chất lượng, an toàn sức khỏe, làm món ăn thêm thơm ngon, đậm đà.

Hạt nêm cao cấp vị Nấm Hương, làm từ NẤM HƯƠNG TỰ NHIÊN, chay mặn đều dùng được, làm món chay thêm ngọt thanh, ngon miệng.

Cùng Maggi tham khảo thêm các công thức món chay ngọt ngào để gửi đến ba mẹ nhé: https://bit.ly/2JkfFIw.

Chia sẻ