Những chuyện bi hài chỉ có thể xảy ra ở phố cổ Hà Nội

Minh Anh (Tổng hợp),
Chia sẻ

Ngõ chỉ một người đi lọt, vào nhà không bao giờ được đứng thẳng người hay tranh dành nhau chỗ tắm… là những chuyện bi hài chỉ có ở phố cổ Hà Nội.

Ngõ phố cổ chỉ 1 người đi lọt

Với kích thước 50-60cm nhưng lại là lối đi chung của 7,8 hộ gia đình, các con ngõ này phải thắp đèn cả ngày lẫn đêm. Nếu mất điện, thì không khác gì đi vào các căn hầm. Chị Hường - người dân sinh sống ở đây cho biết, cứ đến giờ cao điểm đi làm, đi học là từng người một phải xếp hàng dài để lần lượt đi ra.

Ở con ngõ khác, với kích thước chiều rộng chưa đến 1 mét, nhiều ngõ không dắt vừa xe máy qua, những con ngõ phố cổ dài hun hút, tối đen, đêm cũng như ngày cần tới đèn điện. Không chỉ chật chội về không gian đi lại, những con ngõ đan xen nhau chằng chịt. Anh Dương – người dân sống tại ngõ phố cổ Hàng Nón cho biết: “Con ngõ nhỏ này có tới 8 hộ sinh sống, trên 30 nhân khẩu nhưng ai ai cũng có chung ý thức giữ gìn vệ sinh, tránh việc ùn tắc rác thải”.

Những chuyện bi hài chỉ có ở phố cổ Hà Nội
Ngõ 25 Hàng Nón chỉ rộng chừng 60cm, người trong ngõ đùa nhau bảo: "Muốn đi phải ôm eo nhau mới qua được".

Những chuyện bi hài chỉ có ở phố cổ Hà Nội
Để đi qua nhau, một người phải nghiêng hẳn sang một bên.

Những chuyện bi hài chỉ có ở phố cổ Hà Nội
Ngõ 31 Hàng Nón rộng chỉ 50cm.

Những chuyện bi hài chỉ có ở phố cổ Hà Nội.
Chẳng ai thống kê, cũng chẳng ai đếm nổi phố cổ có bao nhiêu con ngõ sâu hun hút. 

Những chuyện bi hài chỉ có ở phố cổ Hà Nội
Ngõ 48 - 50 Hàng Thiếc cũng là một trong những con ngõ phố cổ một người đi.

Những chuyện bi hài chỉ có ở phố cổ Hà Nội
Ngõ 24 Hàng Thiếc cũng sâu và nhỏ 1 người đi vừa.

Những chuyện bi hài chỉ có ở phố cổ Hà Nội
Ngõ 63 Thuốc Bắc - ngõ phố cổ nhỏ chỉ 1 người lách, nếu có thêm chiếc xe máy thì cũng mất vài phút mới ra được khỏi ngõ.

Những chuyện bi hài chỉ có ở phố cổ Hà Nội
 Không bật đèn, đi vào ngõ 70 Thuốc Bắc giống như đi qua một cái hầm vậy.

Ngôi nhà vỏn vẹn 5m2 không bao giờ được đứng thẳng người 

Người dân phố Hàng Buồm hay nói vui rằng, nếu tìm người để trao giải kỷ lục Guiness về khả năng chịu nóng thì chắc chắn nên tìm đến bố con anh Xuân. Căn nhà, nơi sinh sống hiện tại của hai người chỉ rộng đúng 5m2 và không bao giờ đóng cửa.

Căn phòng có chiều rộng 1,9m; chiều dài 2,7m; chiều cao 1,2m kiêm đủ mọi chức năng vừa là phòng khách, phòng ăn, phòng ngủ, phòng học... của anh Xuân và cậu con trai lớn tuổi. Nơi đây quanh năm tối tăm và không bao giờ có ánh nắng chiếu vào. Thế nhưng lại ngột ngạt, nóng bức chẳng khác nào đang đứng ngoài cái nắng chang chang giữa trưa hè.

Những chuyện bi hài chỉ có ở phố cổ Hà Nội
Trong ngôi nhà này, cả 2 bố con anh Xuân không bao giờ đứng thẳng người được, vì cứ đứng lên là đầu đụng phải trần nhà.

Những chuyện bi hài chỉ có ở phố cổ Hà Nội
Vì thế, mỗi khi có mặt ở nhà, bố con anh Xuân chỉ ngồi hoặc trong tư thế lom khom.

Dù là mùa hè nhưng dưới sàn nhà chăn gối mùa đông vẫn nằm ngổn ngang vì không có chỗ cất. Diện tích nhỏ hẹp lại thêm nhiều đồ đạc càng khiến mọi người có cảm giác đang ngồi trong một căn hầm dưới lòng đất sâu mặc dù thực tế nó nằm trên tầng 2 của một dãy nhà kéo dài chạy hút sâu vào ngõ 44 phố Hàng Buồm.

Những chuyện bi hài chỉ có ở phố cổ Hà Nội
Ngồi trong nhà có quạt nhưng mồ hôi vẫn nhễ nhại.

Nước sinh hoạt là nỗi ảm ảnh lớn đối với cha con anh Xuân và những người dân sống trong ngõ 44 phố Hàng Buồm. “Ở đây liên tục xảy ra tình trạng mất nước. Nhiều hôm tôi phải thức đến 1, 2 giờ sáng để hứng nước. Mùa hè mà thiếu nước thì khổ lắm. Nhiều hôm ở trong nhà nóng bức, mồ hôi nhễ nhại muốn có chậu nước để rửa mặt, lau chân tay mà cũng không có. Sống ở những ngôi nhà như thế này trong phố cổ vào mùa hè dù có tiền cũng chưa chắc đã mua được nước” – người đàn ông kể về hoàn cảnh sống của mình.

Anh Xuân làm nghề chạy xe ôm, người ta nói nghề này cực khổ, suốt ngày phải chạy ngoài đường, hứng đủ thứ khói bụi nhưng với anh được chạy ngoài đường dù nắng nôi, vất vả nhưng vẫn còn thoải hơn nhiều so với việc phải sống trong căn nhà siêu nhỏ, ngột ngạt giữa những ngày hè nắng nóng như thế này.

Không dám mời bạn vè về chơi vì nhà quá chật

Anh Thịnh, một người dân sống tại Phố Hàng Bè (phường Lý Thái Tổ, Q. Hoàn Kiếm) cho biết: “Đi ra đường, xe đẹp, quần là áo lượt, mọi người tưởng giàu lắm. Nhưng nói thật, nhiều lúc không dám mời bạn bè về chơi nhà, vì chật và quá bừa bộn. Tôi có vài người bạn thân, thân lắm, cũng ở phố cổ, chơi với nhau cả chục năm nay nhưng đâu biết nhà nhau ở chỗ nào. Chỉ biết là cùng cảnh ngộ: nhà rất chật. Thành ra, gặp nhau toàn ở quán cà phê cho tiện”, anh Thịnh nói.

Nhà anh Thịnh có bốn người, sống trong căn phòng rộng khoảng 12m2 do bố mẹ để lại. Hai vợ chồng làm cơ quan Nhà nước, lương ba cọc ba đồng, không có tiền mua chỗ khác, nên vẫn ở tại căn nhà nhỏ xíu trên phố Hàng Bè này.

Những chuyện bi hài chỉ có ở phố cổ Hà Nội
Không khó để bắt gặp tại phố cổ những cảnh bếp núc được đưa ra lối đi chung như thế này - Ảnh: Đan Hạ/Ihay

Anh Thịnh kể, chuyện đi vệ sinh chung ở phố cổ kể ra người khác cũng không tưởng tượng hết, cũng lắm bi hài. Nhà vệ sinh tại các con ngõ như thế này trên phố cổ phần lớn đều kiểu ngồi xổm, với hai hòn gạch bắt chéo nhau.

Chỗ nào “lịch sự” thì có cửa che bằng cót ép. Ngược lại, có không ít khu, nhà vệ sinh cứ thông thống, không cửa, không rèm, được thiết kế theo kiểu quay mặt ngang để không “bị nhận diện” khi đang giải quyết nhu cầu tế nhị.

“Khổ nhất là những hôm có ai trót bị đau bụng vào… giờ cao điểm. Đợi nhau đã đành, nhưng nếu lâu, còn bị giục, thậm chí nghe cáu gắt”, anh Thịnh nói.

Chị dâu ngủ cùng em trai chồng hay dành nhau chỗ tắm là quá đỗi bình thường

Tâm sự về những ngày làm dâu ở khu phố cổ, chị Hoàng Thị H, ngõ Phất Lộc, Hoàn Kiếm, Hà Nội chia sẻ, ngày mới lấy chồng, cứ nghĩ lấy được chồng có nhà phố cổ thì sẽ sung sướng, nhàn hạ. Thế nhưng, đời không như là mơ, khi bước chân vào căn nhà mọi thứ như sụp đổ trước mắt chị. “Xoong nồi, bát đũa, xô chậu nằm chỏng chơ trước sàn nhà. Phía bên cạnh, bố mẹ chồng cùng hai đứa em đang ngủ ngon lành”, chị H nói. Đêm tân hôn của 2 vợ chồng chị vì thế mà trôi qua một cách tĩnh lặng, không một hông gian riêng, không một chỗ ngủ rộng rãi…

Có nhiều đêm hai vợ chồng đang âu yếm thì em chồng vừa đi chơi về chui vào ngay bên cạnh rồi đánh một giấc ngon lành tới sáng. Những lúc như thế, tôi vừa xấu hổ, vừa ngại ngùng mà không biết phải làm gì. Lúc đó, chị chỉ còn biết quấn lấy chăn rồi chui ngay vào phía góc hôi hám trong cùng của ngôi nhà để “lánh nạn”. Thế mới biết cảnh nhà chật chội đáng sợ như thế nào. Buồn lắm nhưng mãi cũng thành quen và cho đến giờ, việc vợ chồng ngủ cùng em trai, em gái là chuyện bình thường.

Chị H nhớ có lần, hai vợ chồng thì thào, nhỏ to tâm sự, đang tính chuyện “yêu đương” thì bị mẹ chồng dựng dậy. Sáng hôm sau, mới từ 4 giờ sáng, chị phải dậy để tiện sinh hoạt chung của cả nhà.

Rồi cuộc sống cứ thế trôi đi, cho đến bây giờ khi vợ chồng anh chị đã có 2 đứa con, là 2 thành viên mới trong gia đình. Tất cả mọi sinh hoạt, ăn uống vẫn đều diễn ra và những cảnh ngủ cùng em trai, em gái chồng, tranh nhau chỗ tắm hay dành nhau lối đi thật sự đã trở thành chuyện quá đỗi bình thường ở nơi phố cổ chật chội này.

Chia sẻ