Những câu nói "lịm tim" của ông bà lão nhặt rác 47 năm không hôn thú vẫn đẹp như mơ

T.H,
Chia sẻ

47 năm chung sống không một tờ hôn thú, không một đám cưới trao ước thề nhưng những câu nói tình nghĩa mà ông Thành bà Thủy dành cho nhau vẫn chẳng khác gì một cuốn tiểu thuyết ngôn tình.

Những ngày qua, câu chuyện tình đẹp của vợ chồng ông bà lão nhặt rác sống ở túp lều nhỏ ven bãi giữa Sông Hồng (Hà Nội) vẫn chưa bớt sức nóng, đặc biệt là kể từ sau bộ ảnh cưới nổi tiếng của hai người được lan truyền với tốc độ chóng mặt trên mạng xã hội. Kể từ ngày được nhiều người biết đến, ngôi nhà của ông Thành bà Thủy cũng trở nên nhộn nhịp hơn xưa rất nhiều, người tìm đến vì tò mò không biết hai nhân vật chính ngoài đời ra sao, người đến vì tấm lòng thiện nguyện, có người ở xa xôi cũng lặn lội tìm về chỉ vì cảm trước tình nghĩa của ông bà.

Một trong những điều đặc biệt, gây ấn tượng với bất cứ ai tiếp xúc với vợ chồng ông bà lão nghèo vật chất nhưng giàu tình cảm này, đó là những câu nói chân thành và đầy xúc động mà họ dành cho nhau. Không được học hành, không có sự nghiệp, không nhà ở cố định, không có sự đảm bảo về tương lai vững chắc... nhưng tình yêu của hai ông bà thì gần 50 năm trôi qua vẫn tươi mới như ngày đầu. Ông Thành không có nhà lầu, xe hơi, hoa đẹp tặng vợ nhưng bù lại, liệu có mấy người phụ nữ không mủi lòng khi nghe câu nói: "Bây giờ có Hoa hậu ngồi bên cạnh thì bà vẫn là nhất" hay "Sợ vợ là đúng, là hạnh phúc". 

Còn bà Thủy - bà lão có vẻ khó tính và cộc cằn nhưng mỗi một tâm sự của bà đều phần nào nói lên rằng đây chính là người vợ "tào khang" mà người đàn ông nào cũng muốn một lần tìm thấy trong đời. Giữa cuộc sống bon chen và khắc nghiệt này, liệu có mấy người phụ nữ đủ bản lĩnh chấp nhận "nâng khăn sửa túi" cho một anh chàng không tiền, không công việc, không nhà, không xe mà chỉ có sự hiền lành và trái tim chân thành?

tình già
Sự chân thật và hồn nhiên của bà Thủy khiến ai cũng cảm thấy gần gũi với câu chuyện của hai người.

Ông Nguyễn Văn Thành quê ở Thanh Hóa, bà Nguyễn Thị Thủy là người Thái Bình, cả hai đều mồ côi cha mẹ. 47 năm về trước, họ tình cờ gặp nhau ở bãi rác trước ga Hàng Cỏ (Hà Nội), "nhặt tranh của nhau nhiều nên đi đến quyết định về cùng một nhà để đỡ phải tranh nhau" - theo lời giải thích hóm hỉnh của bà. Cách đây 4 năm, ông bà trôi dạt về bãi giữa sông Hồng. Đến thì lúc sắp bị đuổi đi thì công an thấy ông hay đi vớt xác người trôi sông nên đặt cho ông biệt danh là "ăn tranh của hà bá" và để ông bà ở lại. Cứ thế đến nay, ông bà coi túp lều đơn sơ dựng trên sông là ngôi nhà, là tổ ấm, là chốn đi về của mình. Hai ông bà không có con, sống dựa vào nhau bằng số tiền ít ỏi ông tự bươn chải kiếm được trong ngày. 

Gần nửa thế kỷ gắn bó, không một giấy tờ hôn thú, không mảnh đất cắm dùi, không tiền bạc nhưng họ vẫn nguyện sẽ chung sống bên nhau cho tới cuối cuộc đời. Câu chuyện tình đẹp của ông bà đã khiến hàng triệu người phải thay đổi quan điểm về cái gọi là định nghĩa tình yêu và hạnh phúc.

Những câu nói nổi tiếng của ông Thành bà Thủy khiến ai cũng đồng tình rằng tình yêu của họ đẹp còn hơn cả ngôn tình:

tình già
Sự "cam chịu" rất đỗi dễ thương của bà Thủy suốt 47 năm qua chỉ cần giải đáp bởi câu nói này.

tình già
Câu nói làm động lòng mọi bà vợ, được phát ngôn bởi một "soái ca" tuổi thất thập cổ lai hi.

tình già
Sự chiều chuộng của ông là điều khiến bà luôn cảm thấy mình được che chở.

tình già

tình già

tình già
Yêu là khi những điểm xấu của nhau luôn là đẹp.

tình già

tình già
Sự chân thật của ông lão nhặt rác không được học hành, "hiền với vợ nhưng không lành với người có ý xấu với mình".

tình già
Đôi khi, sự chiêm nghiệm của ông Thành cũng mộc mạc như chính ngoại hình của ông vậy.

tình già

tình già
Trong mọi câu chuyện, nỗi đau đáu vì con cái của ông bà vẫn luôn thường trực, khiến ai nấy đều xót xa.

tình già
Nhưng đôi khi, mơ ước lại được diễn đạt một cách mộc mạc như thế này.

tình già
Cách ông bà đối xử với những người khách khiến bất cứ ai cũng cảm thấy sự gần gũi, thật thà.

Ảnh: Hai Le Cao
Chia sẻ