Những biện pháp trị ho, cảm lạnh cho trẻ lúc chuyển mùa

,
Chia sẻ

Thời tiết chuyển mùa, độ ẩm tăng cao, sức đề kháng của trẻ kém… Đó là nguyên nhân hàng đầu làm cho trẻ bị cảm, ho dài ngày khiến số bệnh nhân nhi tại các bệnh viện tăng cao.

Th.S.BS Cù Minh Hiền, phòng khám, bệnh viện Nhi TƯ cho biết, từ đầu tháng 10 tới nay, bệnh viện ra tăng số bệnh nhi tới khám và điều trị. Các trẻ tới đây thường mắc những chứng bệnh về hô hấp, trong đó ho chiếm tỷ lệ tương đối cao.

Thông thường, bé ho do cảm lạnh, viêm mũi hoặc do nhiễm khuẩn cấp tính đường hô hấp trên. Bệnh có diễn tiến từ 2 đến 3 ngày và kèm theo các triệu chứng như chảy mũi, nghẹt mũi, hắt hơi, khan tiếng, sốt, ho…

Nếu trẻ em không được chăm sóc chu đáo, mặc quần áo phong phanh thì rất dễ bị nhiễm lạnh và dẫn đến ho. Đặc biệt, khi độ ẩm tăng cao như hiện nay, sẽ là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và tồn tại của các vi khuẩn, virut. Những vi khuẩn và virut có trong không khí khi con người hít phải sẽ nhanh chóng xâm nhập vào đường hô hấp.

Ho sẽ nguy hiểm nếu kéo dài, bởi thông thường các cháu sẽ kèm theo sốt nặng, nhẹ khác nhau, chảu mũi… dẫn đến viêm đường hô hấp trên, viêm phế quản… Khi đó phải đưa trẻ tới các cơ sở y tế để được khám và kê đơn thuốc.

Đối với trẻ em khi bị các vi sinh vật xâm nhập vào đường hô hấp (vi khuẩn hoặc virut hoặc kết hợp cả hai), kèm theo sức đề kháng của trẻ còn non kém hoặc chưa đầy đủ để chống lại tác nhân gây bệnh tạo điều kiện cho vi sinh vật gây tổn thương niêm mạc khí phế quản, tiểu phế quản.


Cha mẹ cần cho bé ăn những món có nhiều nước, dễ tiêu nhưng đầy đủ dưỡng chất như súp, cháo, sữa. những thực phẩm chứa nhiều vitamin C như trái cây, nước sinh tố, những thực phẩm giàu sinh tố A, giàu chất kẽm và chất sắt như các loại thịt, trứng hoặc rau có màu xanh, đỏ như rau muống, dền, ngót...

Bé ho nhiều có thể nôn ra thức ăn kèm theo nhiều đờm nhớt. Vì thế, trước khi ăn, bạn nên cho con uống vài muỗng nước, sau đó cho bé nằm sấp rồi vỗ về lưng trẻ nhằm giúp đàm nhớt không còn đọng ở cổ trẻ. Điều này giúp bé đỡ ho và ăn bớt ói.

Lương y Phó Hữu Đức, Hội Đông y Việt Nam chia sẻ, trong Đông y có nhiều loại cây có tác dụng chữa cảm lạnh, ho như: Húng chanh, kinh giới, bạc hà, gừng, cây bạc hà, cây bách bộ… chứa nhiều tinh dầu, làm loãng niêm dịch, thường được dùng điều trị cảm sốt nhức đầu, sổ mũi, viêm họng, ho, kích thích tiêu hóa. 

Đặc biệt, kinh giới là vị thuốc rất phổ biến để trị ho. Theo  y học cổ truyền, kinh giới có vị cay, tính ấm, có tác dụng làm ra mồ hôi, lợi tiểu, chữa nóng sốt, cảm gió, cảm lạnh, chữa bệnh dị ứng, sao đen để cầm huyết.

Kinh giới là thành phần không thể thiếu trong rất nhiều bài thuốc gia truyền trị ho dai dẳng. Với công nghệ hiện đại, các nhà khoa học đã chiết được thành phần tinh dầu từ kinh giới, làm ra các loại thuốc chữa ho rất hiệu nghiệm, đặc biệt thích hợp với trẻ em.

Cùng với kinh giới, mật ong có tác dụng diệt khuẩn tốt, tăng sức đề kháng tự nhiên, bảo vệ đường hô hấp. Từ hai vị thuốc chính này phối hợp với một số cây cỏ phụ trợ, công ty Nam Dược đã sản xuất ra siro Ích Nhi dành riêng cho trẻ em.

Thay vì dùng thuốc tây y hoặc các cách chế biến thuốc ho cầu kỳ, khi trẻ có nguy cơ mắc ho hoặc đang ho, phải điều trị dài ngày có thể dùng Ích Nhi để trị đồng thời cảm, ho mà không gây hại gan, thận lại tăng cường khả năng tiêu  hóa và sức đề kháng cho trẻ. Trong lúc uống thuốc trẻ vẫn ăn ngon vì thuốc không làm chết các men tiêu hóa.

Ích Nhi hiện đã có mặt tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Để rõ hơn về cách sử dụng xin gọi về số điện thoại tư vấn: 0439953901 hoặc truy cập website: http://namduoc.vn
My Linh
Chia sẻ