Những "biến hóa" kì diệu của cơ thể trong lúc ngủ mà chúng ta không hề hay biết

Linh Phương,
Chia sẻ

Giấc ngủ của con người luôn ẩn chứa những bí mật mà khoa học chưa thể lý giải được. Đó không chỉ là những giấc mơ hay thói quen ngủ bất bình thường mà còn cả những biến đổi của cơ thể trong suốt quá trình ngủ.

1. Các cơ bị tê liệt tạm thời

Nghe có vẻ khó tin nhưng khi chúng ta rơi vào trạng thái ngủ sâu hay thời điểm những giấc mơ diễn ra, các cơ trên toàn bộ cơ thể sẽ tạm thời bị tê liệt để kiểm soát các hành động trong giấc mơ.

Có một chứng rối loạn giấc ngủ thường gặp ở những người mắc chứng ngủ rũ mà sự tê liệt này không mất tác dụng ngay sau khi thức giấc như người bình thường. Vì vậy, toàn bộ cơ vẫn không thể cử động được trong khoảng một đến hai phút sau khi thức giấc và điều này có thể khiến người bệnh rơi vào trạng thái hoảng loạn.

Những biến hóa kì diệu của cơ thể trong lúc ngủ mà chúng ta không hề hay biết - Ảnh 1.

2. Mắt chớp và đảo liên tục

Khoa học chứng minh giấc ngủ của con người được chia làm 5 giai đoạn. Khi rơi vào giai đoạn thứ 5 cũng là lúc chúng ta ngủ sâu nhất. Đây cũng chính là thời điểm mắt đảo qua đảo lại với tốc độ cực nhanh mà rất con người không ý thức được vì đơn giản họ đang tập trung vào những giấc mơ của mình.

Những biến hóa kì diệu của cơ thể trong lúc ngủ mà chúng ta không hề hay biết - Ảnh 2.

3. Cao hơn

Khi cơ thể rơi vào trạng thái ngủ, hóc-môn HGH, được biết đến là loại hóc-môn kích thích phát triển. Chính vì thế, xương và các cơ không ngừng phát triển thêm. Những đĩa đệm cột sống sẽ "giãn nở" khi bạn ngủ bởi lẽ chúng không chịu nhiều lực chèn ép của trọng lượng cơ thể như khi bạn đứng hoặc ngồi.

Điều này rất dễ dàng nhận biết ở tuổi dậy thì khi quá trình phát triển rõ rệt nhất. Thực tế khoa học cũng chứng minh nằm nghiêng là tư thế hoàn hảo để phát triển chiều cao tối đa cho các bạn tuổi teen.

Những biến hóa kì diệu của cơ thể trong lúc ngủ mà chúng ta không hề hay biết - Ảnh 3.

4. Cổ họng thu nhỏ

Đây sẽ là câu trả lời cho vấn đề vì sao nhiều người ngáy trong khi ngủ. Khi ngủ, các cơ thanh quản bị mất trương lực nên vùng hầu họng bị xẹp lại khiến việc hít thở trở nên khó khăn và phát ra âm thanh khi thở trong lúc ngủ.

Tất nhiên, còn rất nhiều nguyên nhân khác dẫn đến ngáy trong lúc ngủ nhưng hô hấp bị tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn trong khi đang ngủ vì cổ họng bị thu hẹp lại chắc chắn là một phần không thể bác bỏ.

Tại Mỹ, một nghiên cứu phát hiện ngừng thở khi ngủ xảy ra ở khoảng 4% nam giới và 2% nữ giới trong độ tuổi lao động. Còn tại Anh, nếu tính chung thì có tới 1% nam giới bị bệnh này. Bệnh hay gặp ở nam giới, tuổi trung niên.

Những biến hóa kì diệu của cơ thể trong lúc ngủ mà chúng ta không hề hay biết - Ảnh 4.

5. Nghiến răng

Nghiến răng là hiện tượng nghiến hay siết chặt quá mức các răng ở hai hàm trên và dưới và thường diễn ra khi ngủ. Âm thanh khó chịu người nghiến răng phát ra có thể ảnh hưởng đến những người ngủ chung và những người xung quanh.

Có nhiều nguyên nhân và các yếu tố có thể gây ra hiện tượng nghiến răng, chúng có thể tác động riêng rẽ hoặc phối hợp với nhau, bao gồm: stress, nha chu viêm, co cứng các cơ hàm, viêm khớp thái dương hàm... làm tăng tình nghiến răng hoặc xiết chặt răng. Cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào có thể chứng minh rõ ràng nguyên nhân gây ra hiện tượng này.

Những biến hóa kì diệu của cơ thể trong lúc ngủ mà chúng ta không hề hay biết - Ảnh 5.

6. Đầu óc "đen tối" hơn

Đừng nghĩ rằng điều này chỉ xảy ra với nam giới, phái đẹp cũng nghĩ nhiều tới chuyện ấy hơn lúc yên giấc. Khi mới đi vào giấc ngủ, cơ thể cần nhiều ô-xi hơn, kết quả là máu lưu thông trong cơ thể gấp gáp. Đây chính là lý do giải thích vì sao đầu óc chúng ta thường "đen tối" hơn trong giấc ngủ.

Những biến hóa kì diệu của cơ thể trong lúc ngủ mà chúng ta không hề hay biết - Ảnh 6.

7. Cảm giác "đầu nổ tung"

Cảm giác như đầu đang nổ tung là một hiện tượng hiếm gặp nhưng có thể xảy ra. Người gặp phải hội chứng này nghe thấy một tiếng nổ lớn như tiếng súng trong đầu mình và bừng tỉnh nhưng xung quanh lại chẳng có gì xảy ra. Điều này khiến người bệnh cảm thấy sợ hãi, lo lắng đến tột cùng. Khoa học hiện nay vẫn chưa thể lý giải hiện tượng này cũng như cách khắc phục nó.

Những biến hóa kì diệu của cơ thể trong lúc ngủ mà chúng ta không hề hay biết - Ảnh 7.

8. Nói mơ khi ngủ

Khoảng 5% người trưởng thành nói lơ mơ khi ngủ là thống kê của Viện hàn lâm nghiên cứu giấc ngủ Mỹ. Trung bình hầu hết những lời tâm tình bên gối vô thức này chỉ kéo dài khoảng 30 giây.

Những biến hóa kì diệu của cơ thể trong lúc ngủ mà chúng ta không hề hay biết - Ảnh 8.

Thường hiện tượng nói mơ diễn ra trong vòng 1-2 giờ đầu của giấc ngủ. Đây là giai đoạn cơ thể đang bắt đầu đi vào giấc ngủ sâu, nhưng các cơ vẫn còn lực để sinh ra âm thanh hoặc cử động đi kèm giấc mơ.

(Nguồn: Bright Side)

Chia sẻ