Những bí ẩn về kim tự tháp cổ đại Trung Quốc hàng nghìn năm vẫn chưa có lời giải

JOEY SPIDERUM,
Chia sẻ

Đến nay, sự tồn tại của những ngôi mộ hình kim tự tháp ở Trung Quốc vẫn còn là một điều bí ẩn chưa được giải đáp. Vì sao chúng xuất hiện? Chúng xuất hiện từ bao giờ và có tượng trưng cho điều gì không?

Từ năm 1945 đến nay, các nhà khoa học, sử học và khảo cổ học đã liên tục đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi trên. Một số thông tin quý giá đã được phát hiện nhưng câu trả lời thực sự vẫn còn là một bí ẩn.

Thông thường cứ nhắc đến kim tự tháp thì ai cũng nghĩ đến đất nước Ai Cập. Thế nhưng hiếm người nào biết rằng, ở một vùng đất rất gần với Việt Nam cũng có những kim tự tháp bí ẩn tồn tại hàng nghìn năm nay rồi. Vùng đất nào vậy? Chính là Trung Quốc chứ đâu!

Phi công người Mỹ, James Gaussman là người đầu tiên phát hiện ra sự tồn tại của những kim tự tháp này. Trong một lần quay về căn cứ ở Assam, Ấn Độ sau khi thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ quân đội Trung Quốc, động cơ máy bay của Gaussman bị trục trặc. Ông phải hạ độ cao và chuyển hướng bay qua Tây An. Chính vào lúc này, ông đã vô tình thấy một kim tự tháp với kích thước khổng lồ cùng các bức tường chạm trổ tinh xảo.

Những bí ẩn về kim tự tháp cổ đại Trung Quốc hàng nghìn năm vẫn chưa có lời giải - Ảnh 1.

Gaussman phát hiện ra kim tự tháp đầu tiên trong một lần bay về căn cứ.

Việc tiếp theo Gaussman làm là bay tới gần cái kim tự tháp. Sau đó, ông nhanh chóng chụp lại những hình ảnh sống động của công trình vĩ đại mới phát hiện và gửi về cho chính phủ Mỹ, kèm theo một bản tường trình đầy đủ và chi tiết.

Khám phá này của Gaussman đã thôi thúc một phi công người Mỹ khác, tên là Hausdorf thực hiện chuyến bay khám phá khối kim tự tháp huyền thoại ở Trung Quốc vào năm 1947. Ông ta ước tính, công trình cổ đại này cao gần 460m trong khi kim tự tháp Giza ở Ai Cập cũng chỉ cao khoảng 146m mà thôi.

Những bí ẩn về kim tự tháp cổ đại Trung Quốc hàng nghìn năm vẫn chưa có lời giải - Ảnh 2.

Kim tự tháp ở Giza chỉ cao khoảng 146m trong khi kim tự tháp bí ẩn kia có thể lên tới gần 460m.

Khi đến nơi, Hausdorf lại không tìm thấy bóng dáng của kim tự tháp màu trắng vĩ đại như trong ảnh của Gaussman. Tuy vậy, sau chuyến đi này, Hausdorf vẫn viết một quyển sách kể lại chi tiết về những công trình kiến trúc khác trong khu vực và càng khơi dậy sự tò mò của người xung quanh về nơi đây.

Những bí ẩn về kim tự tháp cổ đại Trung Quốc hàng nghìn năm vẫn chưa có lời giải - Ảnh 3.

Trong quyển sách tên "Kim tự tháp màu trắng", Hartwig Hausdorf đã kể thật chi tiết về những khám phá của mình dù không tìm thấy bất cứ một kim tự tháp nào hết.

Vén bức màn bí mật

Không chỉ có một kim tự tháp màu trắng vĩ đại ở Tây An mà đến năm 2000, người ta còn phát hiện thêm khoảng 400 kim tự tháp khác với kích thước nhỏ hơn ở vùng Sơn Tây. Các nhà khảo cổ học cho rằng, những kim tự tháp nhỏ hơn này là lăng mộ của quan lại và những người có địa vị trong xã hội ngày xưa. Tuy nhiên, một số ý kiến khác lại nói, những kim tự tháp được sử dụng cho mục đích khác bí ẩn hơn và chưa ai kiểm chứng.

Những bí ẩn về kim tự tháp cổ đại Trung Quốc hàng nghìn năm vẫn chưa có lời giải - Ảnh 4.

Những kim tự tháp nhỏ này dùng làm nơi chôn cất hay còn phục vụ mục đích gì khác?

Hausdorf còn đưa ra giả thuyết rằng, các kim tự tháp này là do người ngoài hành tinh xây dựng. Thế nhưng, chúng bao nhiêu tuổi? Một số thì rõ ràng là được xây dựng trong các triều đại phong kiến khác nhau, nhưng số khác thì có nguồn gốc lâu đời hơn thế nhiều.

Khi xem xét ảnh chụp trên không của một khu mộ hình dáng giống kim tự tháp tập trung ở phía đông Tây An, nhà nghiên cứu nền văn minh cổ đại Graham Hancock nhận ra vị trí của chúng được sắp xếp trùng với hình dạng chòm sao Song Tử. Thế nhưng các phân tích trên máy tính lại cho ra kết quả là hình dạng của chòm sao Song Tử vào khoảng cách xuân năm 10.500 TCN mới là cái giống với cách thức bố trí của khu mộ này.

Những bí ẩn về kim tự tháp cổ đại Trung Quốc hàng nghìn năm vẫn chưa có lời giải - Ảnh 5.

Cách bố trí các ngôi mộ đều mang một ý nghĩa nhất định.

Một số ngôi mộ hình kim tự tháp được xây dựng sau này dưới thời nhà Đông Hạ (1032 - 1227). Hiện nay, chúng hầu hết đang ở tình trạng bị tàn phá nặng nề, xuất hiện nhiều vết nứt và thậm chí sắp sập hoàn toàn. Chính phủ Trung Quốc cũng nỗ lực cứu vãn tình trạng này bằng cách dành 1,25 triệu USD (28,4 tỷ đồng) cho công tác sửa chữa và phục hồi nhưng chưa thấy hiệu quả tích cực.

"Khu vực yên nghỉ ngàn thu của giới quý tộc cổ đại rất có thể sẽ biến mất hoàn toàn," ông Đài Văn Chân, trưởng phòng phòng quản lý khu lăng mộ chia sẻ trong một bài viết trên tờ Tân Hoa Xã. Theo ông Đài nói, phần lớn các lăng mộ thời nhà Hạ ở khu vực Ninh Hạ đang chịu đựng cùng một tình cảnh. Một số trong đó thậm chí chỉ còn là "đống đổ nát".

Những bí ẩn về kim tự tháp cổ đại Trung Quốc hàng nghìn năm vẫn chưa có lời giải - Ảnh 6.

Phần lớn các ngôi mộ cổ đang phải chịu ảnh hưởng từ sự tàn phá của thời gian.

Trong khi đó, một số lăng mộ hình kim tự tháp ít được biết đến hơn ở khu vực Sơn Tây lại khá là vững chắc và ấn tượng. Người ta phỏng đoán phần lớn các ngôi mộ trong số này được xây dựng dưới thời nhà Tần để làm nơi chôn cất các quan lại trong triều đình của vị Hoàng để Tần Thủy Hoàng vĩ đại (259 - 210 TCN).

Bí ẩn về lăng mộ vua Tần Thủy Hoàng

Tần Thủy Hoàng là một trong những vị Hoàng đế được biết đến nhiều nhất trong lịch sử Trung Hoa. Là người đầu tiên thống nhất vùng Trung Nguyên (Trung Quốc thời nay), Tần Thủy Hoàng tiến hành những cải cách lớn về kinh tế, chính trị cũng như tiến hành xây dựng các công trình lớn, trong đó nổi tiếng nhất phải kể đến là Vạn Lý Trường Thành (Bức tường dài vạn lý) kéo dài từ Sơn Hải Quan đến Tân Cương.

Những bí ẩn về kim tự tháp cổ đại Trung Quốc hàng nghìn năm vẫn chưa có lời giải - Ảnh 7.

Vạn lý trường thành - kỳ quan của nhân loại được xây dựng bởi Tần Thủy Hoàng.

Tần Thủy Hoàng còn được biết đến với niềm đam mê gần như là ám ảnh với sự trường sinh bất tử. Ông tin rằng, thế giới bên kia là có thực, thế nên đã cho xây dựng một "Đội quân đất nung" bao gồm người và ngựa với kích thước tương đương người thật, tượng trưng cho quân đội của nhà vua.

Từng bức tượng được nặn đắp tỉ mỉ đến mức không hề xuất hiện hai bức tượng giống nhau nào. Thậm chí, một số người còn tin rằng, những bức tượng trên đều được mô phỏng theo người thật tại thời điểm đó. Từ lần đầu tiên được phát hiện vào năm 1978 cho đến nay, những công trình này đã luôn thu hút sự chú ý từ khắp mọi nơi trên toàn thế giới. Thế nhưng, kho báu thực sự ẩn giấu trong lăng mộ của Tần Thủy Hoàng vẫn còn là một điều bí ẩn.

Những bí ẩn về kim tự tháp cổ đại Trung Quốc hàng nghìn năm vẫn chưa có lời giải - Ảnh 8.

Tần Thủy Hoàng muốn có một đội quân bảo vệ ngay cả khi đã sang thế giới bên kia

Những tài liệu cổ xưa để lại cho rằng, vị Hoàng đế nhà Tần này muốn xây dựng cả một bản mô phỏng lãnh thổ Trung Hoa cổ trong lăng mộ ngầm của mình. Phần bên trong của lăng mộ được trang trí với đồng và nạm mô phỏng các vì sao trên bầu trời. Ở bên trong lăng mộ, Tần Thuỷ Hoàng còn cho đặt bản mô phỏng bằng thủy ngân các dòng sông chảy trên lãnh thổ Trung Hoa. Điều này cũng đã được các nhà khoa học xác nhận sau những chuyến thám hiểm, phân tích và nghiên cứu mẫu đất trên bề mặt lăng mộ với lượng tập trung thủy ngân khá lớn.

Hiện nay, lăng mộ của Tần Thủy Hoàng cao khoảng 76m; thế nhưng 2.200 năm trước vào thời điểm được xây dựng thì nó có thể cao đến gần 116m. Tính từ đông sang tây, lăng mộ này rộng 345m và từ nam đến bắc thì là gần 351 m.

Những bí ẩn về kim tự tháp cổ đại Trung Quốc hàng nghìn năm vẫn chưa có lời giải - Ảnh 9.

Tần Thủy Hoàng bảo vệ lăng mộ khỏi sự xâm nhập từ bên ngoài

Để bảo vệ lăng mộ khỏi sự xâm nhập, Tần Thủy Hoàng ra lệnh phủ kín phần bên ngoài lăng mộ bằng đất, cây cỏ và cho chặn tất cả các lối đi đến buồng trung tâm. Cho đến giờ, chưa có cuộc khám phá nào thành công lật tẩy những kho báu bí mật được giấu kín trong công trình kiến trúc khổng lồ này.

Hiện nay, chính phủ Trung Quốc đã cho phép khách thăm quan thăm một số kim tự tháp kích thước nhỏ. Tuy nhiên, phần lớn khu vực có chứa các kim tự tháp lớn của Trung Quốc đều là các khu vực cấm, được canh phòng nghiêm ngặt. Vì thế, những gì chúng ta biết về các kỳ quan - di sản thần bí của nền văn hóa cổ đại này còn rất hạn chế.

Nguồn: Epoch Times

Chia sẻ