Những bệnh nguy hiểm bất kì ai có thể gặp khi thời tiết chuyển lạnh

Saga,
Chia sẻ

Thời tiết chuyển lạnh làm cho độ ẩm trong không khí hạ xuống thấp. Đây chính là điều kiện lý tưởng cho các mầm bệnh sinh sôi và tấn công sức khỏe.

Vừa qua, Bộ Y tế đã tổ chức Hội nghị trực tuyến tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh nguy hiểm và dịch bệnh mùa Thu - Đông”, Tại hội nghị Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cảnh báo, thời tiết giao mùa có thể bùng phát nhiều dịch bệnh, nếu chủ quan, nhiều dịch bệnh có thể gây tử vong. Chúng ta không nên chủ quan với bất kỳ căn bệnh nào khi thời tiết giao mùa dễ bùng phát nhiều dịch bệnh. Kể cả bệnh cúm thường (H1N1) cũng rất nguy hiểm và dễ gây tử vong. Hiện, bệnh cúm mùa đang gia tăng ở một số tỉnh, bởi vậy chúng ta phải có biện pháp phòng chống bệnh kịp thời.

Thậm chí có những bệnh tưởng chừng chúng ta đã thanh toán được như sởi, bạch hầu, nhưng gần đây lại xuất hiện một số ổ dịch, bởi vậy nếu chủ quan là bệnh bùng phát.


Vào mùa lạnh, các mầm bệnh sinh trưởng nhanh và nnguy hiểm hơn nên khả năng tấn công, gây bệnh cũng mạnh hơn. Một số bệnh điển hình với số ca mắc tăng nhanh khi thời tiết chuyển lạnh thường là sốt xuất huyết, cúm mùa…

Bệnh sốt xuất huyết

Từ đầu năm đến nay, Việt Nam ghi nhận hơn 72.300 trường hợp bị sốt xuất huyết tại 52 tỉnh thành. Số mắc tăng so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, số mắc tăng cao tại các tỉnh khu vực Tây Nguyên. Tại Hà Nội, tính từ đầu năm đến tháng 9, thành phố ghi nhận 1.223 trường hợp sốt xuất huyết nhưng không có tử vong, giảm 51%.

Theo các chuyên gia, đây là bệnh nguy hiểm do chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh. Bệnh có thể bùng phát thành dịch nếu không được xử lý kịp thời.

Bệnh nhân sốt xuất huyết do muỗi vằn gây nên. Người bị sốt xuất huyết thường có biểu hiện sốt cao đột ngột 39- 40 độ C, kéo dài 2-7 ngày, khó hạ sốt, kèm theo đau đầu dữ dội ở vùng trán, sau nhãn cầu, có thể có nổi mẩn, phát ban... Do đó, khi nghi ngờ bị sốt xuất huyết cần đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.


Bệnh cúm mùa

Bệnh cúm là bệnh truyền nhiễm cấp tính xuất hiện quanh năm và nhiều hơn khi thời tiết chuyển sang giao mùa đông-xuân. Bệnh cúm mùa do các chủng virus cúm A(H3N2), cúm A(H1N1), cúm B và cúm C gây ra. Bệnh có thể lây lan qua hắt hơi, ho khạc và tiếp xúc trực tiếp với các đồ vật bị nhiễm virus sau đó làm lây nhiễm qua đường mũi họng.

Đặc trưng của cúm mùa là khởi phát đột ngột với sốt cao, ho (thường là ho khan), đau đầu, đau cơ và đau khớp, khó chịu, đau họng và chảy nước mũi. Cúm mùa lây lan rất nhanh và dễ dàng vì khi một người bị cúm ho các hạt nhỏ bị nhiễm bắn vào không khí và người khác hít chúng vào và trở nên phơi nhiễm. Cúm mùa xảy ra trên toàn cầu với tỷ lệ tấn công hàng năm ước tính khoảng 5-10% ở người lớn và 20-30% ở trẻ em. Còn ở Việt Nam cùm mùa chủ yếu A(H3N2) chiếm 44,4%, cúm B chiếm 43,4%, cúm A(H1N1) 12,2%.


Bệnh viêm phổi

Viêm phổi là một trong những bệnh viêm đường hô hấp thường gặp nhất trong mùa lạnh, đặc biệt là trẻ nhỏ. Bệnh viêm phổi thường có biểu hiện chính là ho khan, ho khạc đờm, đờm màu trắng đục, màu xanh, vàng (đôi khi ho ra máu), có thể tức ngực, sốt, khó thở, nhịp tim nhanh…

Viêm phổi có xu hướng nặng hơn ở trẻ nhỏ, người trên 65 tuổi, hoặc ở những người mắc bệnh mãn tính. Đây là bệnh có diễn tiến khá nhanh nên nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến trầm trọng, suy giảm sức khỏe, cơ thể mệt mỏi, kiệt sức và tử vong. Vì vậy, nếu thấy có các triệu chứng nói trên kèm theo nặng ngực thì cần phải đi khám ngay.


Bệnh về da

Khô da dẫn đến kích thích và ngứa cũng là tình trạng phổ biến mà nhiều người gặp trong thời tiết lạnh. Da bị mất nước sẽ bị khô, mốc, ngứa. Nếu bạn gãi sẽ thấy xuất hiện vệt trắng trên da và dễ trầy xước dẫn đến nhiễm trùng.

Da khô cũng là nguyên nhân dẫn đến một số bệnh khác về da trẻ hay mắc như bệnh chàm, mày đay... Những bệnh ngoài da này có thể gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ, với triệu chứng phổ biến là những mảng phù màu hồng hoặc đỏ nổi cao trên mặt da, kích thước và số lượng thay đổi khác nhau và có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên da.

Những người dễ bị nổi mày đay thường có cơ địa nhạy cảm. Mày đay có thể xuất hiện vài phút đến vài giờ và thường biến mất khi ngừng tiếp xúc với không khí lạnh. Bệnh này liên quan nhiều đến cơ địa nên có thể tái phát nhiều lần trong ngày.

Để bảo vệ da mùa này, bạn cần giữ ẩm cho da bằng cách đơn giản nhất là uống đủ nước.


Phòng ngừa bệnh khi thời tiết chuyển lạnh

Để phòng tránh bệnh khi thời tiết chuyển lạnh, bạn cần lưu ý những điều sau:

- Luôn giữ ấm bằng cách mặc áo ấm, đi tất, đi giày dép, đội mũ, quàng khăn giữ ấm vùng họng, cổ, không ngủ nơi gió lùa.

- Ăn uống đủ chất, đảm bảo các nhóm dưỡng chất như: Tinh bột, chất đạm, chất béo và rau củ quả có chứa khoáng chất Selenium,vitamin C… để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

- Giữ vệ sinh, phải rửa tay sạch sẽ, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Tránh tiếp xúc với những người bị bệnh lây nhiễm như cúm, sốt xuất huyết… hoặc tới những nơi có mầm bệnh.

- Giữ vệ sinh nơi ở sạch sẽ, thoáng đãng.

Hapacol với hoạt chất chính là paracetamol giúp cả gia đình bạn giảm các triệu chứng cảm, sốt, nhức đầu một cách nhanh chóng và hiệu quả. Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng.

Sản phẩm được sản xuất và phân phối bởi Công ty Cổ phần Dươc Hậu Giang.

Địa chỉ: Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang, 288 Bis Nguyễn Văn Cừ, P.An Hoà, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ

Mọi thông tin liên hệ: 07103891433 – (08) 3891434

Chia sẻ