Nhiều người có thói quen ăn xong uống trà, nhưng không hề biết mình đang vô tình “hạ độc” thận như thế này

Đinh Hương,
Chia sẻ

Trà là một thức uống rất quen thuộc đối với người Việt. Nhiều người hay có thói quen ăn cơm xong đều phải ra nhâm nhi vài ngụm trà thơm ngon mà không biết rằng mình đang tự gây hại cho thận và có khả năng ngộ độc khi trà kết hợp với những thứ này…

Trà là một loại thức uống tao nhã, được biết đến với khả năng chống ung thư và gia tăng tuổi thọ, đặc biệt là trà xanh. Trong trà tập trung lượng lớn chất chống oxy hóa được gọi là polyphenol, nó có khả năng chống lại ung thư, chứng loãng xương và các bệnh liên quan đến tim mạch.

Lá trà có chứa nhiều caffeine, giúp tinh thần phấn chấn hơn. Các cây thuộc họ trà nói chung còn chứa một loại axit amin có tên L-theanine, có khả năng kháng cự lại sự kích thích khi hấp thụ quá nhiều caffeine vào cơ thể, gia tăng các tia sóng alpha hoạt động trong não, giúp chúng ta có được trạng thái thư giãn nhưng tập trung.

Nhiều người có thói quen ăn xong uống trà, nhưng không hề biết mình đang vô tình “hạ độc” thận như thế này - Ảnh 1.

Ảnh: Internet

Trong trà còn có chứa rất nhiều các chất khác như vitamin A, E, B1, B2 và C…, kali có thể thúc đẩy giúp loại bỏ natri trong máu, phòng chống bệnh cao huyết áp, flavanol giúp loại bỏ chứng hôi miệng, saponin có tác dụng chống viêm, nhóm axit butyric tác dụng giúp giảm huyết áp…

Chính vì thế, trà được xem là một thức uống thần kì, được khuyên dùng mỗi ngày. Rất nhiều người Việt, đa số là đàn ông, thường xuyên có thói quen nhâm nhi trà vào buổi sáng hoặc tối sau mỗi bữa cơm. Nhưng kì thực chính việc này đôi khi lại khiến cho họ gặp nhiều vấn đề về sức khỏe, bởi thực phẩm dù có tốt tới đâu cũng có sự tương khắc. Nếu không cẩn thận thì khi kết hợp với các món vừa ăn sẽ sinh ra độc tố, ảnh hưởng sức khỏe. Nhẹ thì có thể khó chịu nôn nao, nặng hơn thì đau bụng, nôn mửa, thậm chí là ngộ độc.

Những loại thực phẩm dưới đây lưu ý nên tránh, không nên kết hợp với trà:

Trứng

Nhiều người có thói quen ăn xong uống trà, nhưng không hề biết mình đang vô tình “hạ độc” thận như thế này - Ảnh 2.

Ảnh: Internet

Trứng là một loại thực phẩm phổ biến, có thể thấy rất nhiều trong mâm cơm của mọi nhà. Khi ăn trứng không nên uống trà vì trong lá trà có axit tannic khi kết hợp với protein trong trứng gà sẽ gây khó tiêu hoá do nhu động ruột giảm, kéo dài thời gian lưu trữ phân trong ruột, không chỉ là nguyên nhân gây ra táo bón mà còn làm tăng nguy cơ tích trữ các chất có hại cho cơ thể.

Rượu

Nhiều người cho rằng khi say rượu nên uống trà sẽ có thể khiến đầu óc, cơ thể tỉnh táo hơn, giải rượu rất tốt. Thực tế đây là một cách hoàn toàn sai lầm. Nguyên nhân được giải thích là trong lá trà chứa chất theophylline có tác dụng lợi tiểu, nếu uống trà sau khi uống rượu, theophylline sẽ làm chất acetaldehyde trong rượu chưa hoàn toàn bị phân hủy đi thẳng vào trong thận, dẫn tới sự kích thích lớn làm tổn hại chức năng thận, về lâu dài sẽ làm cho thận suy yếu.

Thịt dê

Nhiều người có thói quen ăn xong uống trà, nhưng không hề biết mình đang vô tình “hạ độc” thận như thế này - Ảnh 3.

Ảnh: Internet

Y học cổ truyền cho rằng thịt dê có vị ngọt, tính ôn nhiệt, không độc, có tác dụng bồi bổ cơ thể rất tốt, nhưng tuyệt đối đừng nên kết hợp với trà. Thịt dê giàu protein có thể kết hợp với axit tannic trong lá trà tạo thành hợp chất không tiêu hóa được, vừa mất chất dinh dưỡng, vừa gây ra táo bón. Nếu tình trạng ứ đọng chất độc này xảy ra thường xuyên có khả năng nó sẽ thấm ngược vào cơ thể, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Thịt chó cũng có ảnh hưởng tương tự với cơ thể, cho nên mọi người lưu ý khi ăn thịt dê, thịt chó xong thì ít nhất 2-3 tiếng mới được uống trà.

Đường cát trắng

Lá trà vị chát tính hàn, có tác dụng kích thích tuyến tiêu hóa, thúc đẩy và tăng cường chức năng tiêu hóa, đồng thời thanh nhiệt giải độc rất tốt. Nhiều người có sở thích cho thêm đường vào trà để hạn chế vị đắng, giúp trà trở nên thơm ngon hơn. Tuy vậy, cách này lại làm ức chế hết toàn bộ tác dụng tích cực của trà. Nếu muốn ngọt, có thể thay đường bằng mật ong sẽ tốt hơn.

Thuốc tây

Nhiều người có thói quen ăn xong uống trà, nhưng không hề biết mình đang vô tình “hạ độc” thận như thế này - Ảnh 4.

Ảnh: Internet

Khi bị bệnh phải uống thuốc, nhất định chúng ta không thể qua loa, chỉ nên uống thuốc bằng nước lọc. Tuyệt đối tránh việc dùng thuốc chung với rượu bia, nước uống có ga, cà phê, nước cam chanh, hay nước trà... để tránh nguy cơ ngộ độc cũng như giảm tác dụng của thuốc.

Trong nước trà có chất axit tannic khi kết hợp với một số thành phần của thuốc tây có thể xảy ra phản ứng hóa học dẫn tới kết tủa, ảnh hưởng đến khả năng hấp thu thuốc. Đặc biệt nếu dùng trà để uống các loại thuốc an thần, thuốc ngủ… thì các chất kích thích như caffeine và theophylline trong trà sẽ triệt tiêu hoặc làm yếu đi tác dụng của thuốc. Những thuốc trong thành phần có chứa sắt khi uống chung với nước trà cũng sẽ không phát huy được tác dụng.

(Nguồn: aboluowang)

Chia sẻ