BÀI GỐC Tôi chịu thiệt thòi vì "kỹ năng mềm" kém dù chuyên môn giỏi

Tôi chịu thiệt thòi vì "kỹ năng mềm" kém dù chuyên môn giỏi

(aFamily)- Kinh nghiệm sống ít, kỹ năng giao tiếp kém, không khéo trong cư xử khiến tôi gặp nhiều khó khăn và thiệt thòi trong cuộc sống và công việc...

15 Chia sẻ

Nhiều khi giỏi quá cũng không được làm "sếp" đâu

,
Chia sẻ

(aFamily)- . Thông thường, các sếp sẽ không chọn để thăng chức cho những người quá giỏi, vì sợ rằng đó là một “sự đe dọa” đối với mình.

Gửi Bích Hiền!

Trước tiên, tôi muốn chia sẻ với bạn về việc không được thăng chức lần này. Dẫu sao đó cũng là một sự hụt hẫng khá lớn. Không phải quá tự tin, nhưng đi làm từng ấy năm, ai cũng tự đánh giá được năng lực của chính mình. Ai làm được việc, ai không, ai có năng lực, bản thân mỗi người đều hiểu rất rõ. Phòng bạn như bạn nói, chỉ có 3 người làm việc ổn nhất là: sếp cũ, bạn và M. Sếp được cất nhắc lên rồi, bạn lại là người nhiều tuổi hơn, có nhiều kinh nghiệm và cống hiến hơn, tưởng như lẽ dĩ nhiên, vị trí trưởng phòng sẽ thuộc về bạn, nhưng kết quả lại không thế. 

Tôi nghĩ, M được cất nhắc một phần vì cô ấy có năng lực, phần khác vì cô ấy không phải là “sự đe dọa” nào với sếp, không hẳn đã là sự đồng tình của mọi người đâu. Vì “ý sếp mới là ý chúa”, mọi người có thích M đến đâu, nhưng sếp quyết cho bạn thì vẫn là bạn thôi. Đấy chỉ là cái cớ được nêu ra. Còn chọn người lên trưởng phòng, đương nhiên phải chọn người có năng lực một chút, nếu không thì sao điều hành được, sao mọi người phục cho được? 

Tuy vậy, lý do có thể không hẳn là vì M khôn khéo hơn, được lòng mọi người hơn đâu. Thông thường, các sếp sẽ không chọn để thăng chức cho những người quá giỏi, vì sợ rằng đó là một “sự đe dọa” đối với mình. Ai cũng cần bảo vệ vững chắc cái ghế mà mình đang ngồi. Nếu biết nhân viên nào đó xuất sắc, thì tốt nhất nên dìm càng sớm càng tốt, dìm từ trong trứng nước, suốt đời làm nhân viên, không thể cho cơ hội để “ngóc đầu lên”, vì nếu không, chính bát cơm của họ sẽ bị đe dọa. 

Chuyện như thế này phổ biến ở các cơ quan nhà nước, còn ở các doanh nghiệp, thậm chí các liên doanh có vốn nước ngoài cũng chẳng hiếm đâu. Cùng là miếng cơm manh áo cả, ai cũng thận trọng, Hiền ạ. Ở đâu cũng có những người như thế. Tất nhiên, cũng có nhiều môi trường làm việc rất tốt, nhưng có thể không phải là chỗ làm của Hiền chăng? 

Tôi không phủ định vai trò của kỹ năng mềm trong cuộc sống, nhưng cũng cần phải đề phòng những yếu tố khác nữa, điển hình nhất là sự ghen ăn tức ở chẳng hạn. Sống hòa đồng, được lòng mọi người luôn là điều tốt, dù thế nào Hiền cũng nên rèn luyện mình để trở nên cởi mở, dễ gần hơn. Nếu đã được tất cả, vẫn chưa được cân nhắc thì nên chuyển chỗ làm Hiền ạ. 

Bạn tôi cũng có người, rất khéo, rất được lòng đồng nghiệp và thậm chí cả sếp nữa. Nhưng tình cảm rạch ròi, công việc là công việc, có thể sếp quý đấy, nhưng cái ghế của sếp, lương thưởng của sếp còn quan trọng hơn. Vậy là bạn tôi mãi không được cân nhắc thăng tiến, dù rằng được bao nhiêu người ủng hộ. Sếp sợ, cái ghế dưới mà vững quá, có thể ghế trên sẽ lung lay đấy. 

Nhưng hãy cố gắng thay đổi và hoàn thiện bản thân đã Hiền à. Xem mọi việc tiến triển ra sao rồi tính tiếp. Cần thiết thì thay đổi chỗ làm, có nhiều môi trường làm việc cũng tốt mà. Chúc bạn thành công nhé!

Chia sẻ