Nhất quyết không chịu đến trường, bé trai 8 tuổi trèo lên mép tòa nhà 33 tầng và đứng khóc lóc sụt sùi

Nhi Trần,
Chia sẻ

Cậu bé này sợ hãi việc đi học đến mức đã nghĩ ra cách trốn tránh đầy tiêu cực chẳng ai ngờ đến dù cho còn đang nhỏ tuổi.

Vào đầu tuần này, các công nhân khi đang đứng xây dựng trên một cần cẩu cao ở thành phố Quý Châu (Trung Quốc) thì phát hiện ra một cậu bé đứng bên rìa tòa nhà 33 tầng vừa khóc lóc vừa nói: "Cháu không muốn đi học". Trông cậu bé dường như còn muốn nhảy xuống khỏi tòa nhà nữa.

Thấy tình hình như vậy, các công nhân ngay lập tức gọi cứu hộ tới. Cuộc giải cứu cậu bé diễn ra đầy căng thẳng, nhiều người không khỏi thót tim.

Nhất quyết không chịu đến trường, bé trai 8 tuổi trèo lên mép tòa nhà 33 tầng và đứng khóc lóc sụt sùi - Ảnh 1.

Nhất quyết không chịu đến trường, bé trai 8 tuổi trèo lên mép tòa nhà 33 tầng và đứng khóc lóc sụt sùi - Ảnh 2.

Hình ảnh cậu bé đứng chênh vênh bên mép tòa nhà khiến ai cũng sợ hãi

Trong đoạn video được chia sẻ rộng rãi trên phương tiện truyền thông xã hội của Trung Quốc cho thấy cảnh một lính cứu hỏa đang tiến về phía cậu bé đang khóc lóc. Sau khi cố gắng nắm chắc được cậu bé rồi, người cứu hộ cố gắng buộc chặt dây nịt và vòng qua eo của bé. Các đồng nghiệp của anh, những người đang vây quanh, sau đó cố gắng kéo bé lên an toàn.

Theo các nhân viên cứu hỏa, cậu bé trông ướt đẫm mồ hôi và run rẩy dữ dội khi họ đến gần. Lý do cậu bé khóc lóc và làm như vậy là vì không chịu đến trường. Tuy nhiên, sau cuộc trò chuyện 10 phút, người lính cứu hỏa đã xoay xở để an ủi, trấn tĩnh đứa trẻ và đưa bé trở về an toàn.

Được biết, cha mẹ cậu bé đã nhận ra rằng họ cần thay đổi phương pháp nuôi dạy con cái và giúp giảm căng thẳng áp lực trong học tập và ở trường cho con.

Tại sao trẻ em lại không muốn đi học?

Nhất quyết không chịu đến trường, bé trai 8 tuổi trèo lên mép tòa nhà 33 tầng và đứng khóc lóc sụt sùi - Ảnh 3.

Trẻ em ở nhiều nước châu Á thường chịu áp lực lớn để thực hiện tốt việc học tập và thường được dạy rằng phải học với tiềm năng tối đa, xuất sắc trong các kỳ thi và vào một trường đại học chất lượng.

Đôi khi tất cả những áp lực này đều bắt nguồn từ cha mẹ và các bậc cha mẹ lại không dành ra một chút không gian nào cho những trẻ chưa được thành công lắm hay thất bại (thất bại là một phần của cuộc sống mà mọi người nên học cách giải quyết và khắc phục). Làm thế nào những bậc cha mẹ như chúng ta có thể giúp con cái đạt được tiềm năng học tập đầy đủ của chúng, trong khi chính con cái cũng phải giải tỏa những kỳ vọng của cha mẹ?

Cha mẹ có thể làm gì để giúp con cái giảm bớt căng thẳng trong học tập?

Các bậc cha mẹ, hãy hiểu rằng điểm kém, hay điểm kém hơn kỳ vọng không có nghĩa là con bạn thất bại cả đời. Có nhiều yếu tố khác quyết định sự thành công sau này của con bạn trong cuộc sống.

Dưới đây là một số lời khuyên để các cha mẹ giúp giảm bớt áp lực học tập của con cái:

Nhất quyết không chịu đến trường, bé trai 8 tuổi trèo lên mép tòa nhà 33 tầng và đứng khóc lóc sụt sùi - Ảnh 4.

- Hãy thực tế - biết những gì con bạn có thể đạt được. Một khi bạn biết giới hạn của con, hãy tìm hiểu những gì con cần từ bạn. Giải thích cho con về tầm quan trọng của việc học và cho chúng biết rằng bạn ở đó với con như là một nguồn hỗ trợ.

- Hãy để con bạn quyết định cách chúng muốn hỗ trợ. Mỗi đứa trẻ đều phản ứng khác nhau với áp lực. Một số trẻ có thể thích bạn đặt ra cho chúng những thách thức, trong khi những bé khác lại muốn được hỗ trợ và khuyến khích hơn. Dù thế nào đi nữa, hãy điều chỉnh cách giúp con cụ thể theo từng nhu cầu của chúng.

- Đừng tiếp tục ép những kỳ vọng không thực tế vào con bạn nếu bạn biết rằng chúng đã cố gắng hết sức. Con bạn vẫn còn nhiều thời gian để tiến bộ và bắt kịp bản thân trong tương lai.

- Khuyến khích trẻ cởi mở nhiều hơn về những vấn đề chúng đang gặp phải và nói với con rằng bạn luôn ở bên cạnh chúng. Con cái không nên sợ nói chuyện với cha mẹ về các vấn đề trong lớp hoặc các môn học mà chúng thấy đặc biệt khó khăn. Biết được điểm mạnh và điểm yếu của con sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc giúp con cái chuẩn bị tốt cho các kỳ thi.

Nguồn: Parent, Shanghaiist

Chia sẻ