Nhân lễ Vu Lan, món quà tuyệt vời nhất chính là về nhà ăn với mẹ

Tác giả: JJJ/ Thiết kế: Hà Mĩ,
Chia sẻ

Thời buổi hiện đại và bận rộn, nhiều người chọn cách báo hiếu cha mẹ bằng vật chất. Nhưng thực tế là đôi khi chai thuốc bổ gửi người mua từ nước ngoài, những chuyến du lịch xa xỉ vẫn không khiến cha mẹ hạnh phúc bằng bữa cơm quây quần bên con cái.

Lễ Vu Lan vốn là một trong những dịp lễ quan trọng của nhiều nước châu Á, trong đó có Việt Nam. Ngoài ý nghĩa "xá tội vong nhân" của Phật giáo, lễ Vu Lan còn là dịp để con cái báo hiếu cha mẹ. Từ lâu, dịp lễ Vu Lan luôn được người Việt xem trọng với những hoạt động như hoa hồng cài áo, con cái về thăm nom cha mẹ.

Layer 44

Trong đạo Phật, ơn cha mẹ là một trong tứ đại trọng ân mà mỗi con người đều phải ghi nhớ và đền đáp. Tại sao lại nói như vậy? Bởi ngoài việc cho ta một hình hài, nuôi nấng, dạy dỗ ta nên người, cha mẹ còn là người yêu thương ta vô điều kiện.

Từ khi lọt lòng đến khi khôn lớn, cha mẹ vẫn luôn bên con. Khi con sơ sinh, bé bỏng, cha mẹ chăm lo kỹ càng từ ăn đến mặc, không bao giờ quên dang rộng vòng tay, che chở ta khỏi những hiểm nguy. Lớn hơn chút nữa, khi gặp phải những sóng gió đầu đời hay mối tình đầu tan vỡ, vẫn là cha mẹ bên cạnh an ủi động viên, tiếp thêm sức mạnh để đứa con giữ trọn niềm tin và vững vàng hơn. Khi con trưởng thành, vươn ra đời rồi đạt được thành công nhưng không còn nhiều thời gian bên cha mẹ, họ vẫn luôn sát cánh không một lời oán trách.

Bạn thấy đấy, dù có là ai, công to việc lớn đến thế nào, mọi thứ trong đời người vẫn thường bắt đầu và kết thúc trong sự quan tâm của gia đình. Suốt những năm tháng cuộc đời, không phải cha mẹ thì ai luôn dõi theo ta? Khi cuộc sống có trở nên tồi tệ, mọi hào nhoáng, tiền tài, danh vọng bỗng chốc quay lưng, vẫn là cha mẹ đứng bên ta không chút do dự.

Layer 45

Thế nhưng, trong cuộc sống hiện đại nhiều người vì quá ham mê, bận bịu với cuộc sống, cậy rằng cha mẹ cảm thông mà quên đi những điều giản đơn mà ý nghĩa ấy - thậm chí còn coi sự quan tâm ấy của cha mẹ là điều tất nhiên được hưởng. Chữ hiếu vì thế cũng bị xem nhẹ, quy ra vật chất… cho nhanh. Không ít người lấy cớ công việc bận việc mà ít thăm nom cha mẹ.

Và thế mới cả chuyện, cứ đến mùa Vu Lan, khi cả xã hội đều lòng nhắc về "đạo hiếu" thì những "người con cả năm lặn mất tăm" lại đổ xô đi mua sắm, chuẩn bị mâm cao cỗ đẹp, đeo hoa hồng trước ngực, biếu rất nhiều tiền để tỏ lòng hiếu kính với cha mẹ, tổ tiên trước con mắt dò xét của người đời. Thậm chí, cả năm trời hiếm khi không hỏi han nhưng hễ Vu Lan lại đem con cháu về với ông bà để chụp ảnh đăng Facebook... 

Có lẽ sự phán xét, chuộng hình thức của xã hội hiện đại đã làm chữ hiếu phần nào bị biến đổi, khiến nhiều người chạy theo xu hướng mà quên rằng: Dù quan niệm mỗi người một khác, sự mong mỏi của cha mẹ với con cái tuyệt nhiên không bao giờ đặt tiền của hay vật chất lên hàng đầu. Điều sau cùng mà cha mẹ muốn ở con cháu, chính là thời gian mà ta dành cho họ, bên cạnh họ chứ không phải những món quà xa xỉ hay có dịp mới săn đón. 

Layer 46

Có câu nói rằng, những gì mua được bằng tiền… "đều rẻ". Trớ trêu thay, nó là sự thật. Cha mẹ có cần vật chất hay không? Có chứ! Nhưng cũng có một sự thật là nhu cầu vật chất của người già rất đơn giản. 

Không ít bậc ông bà, cha mẹ cho biết, ăn uống của người già chẳng đáng bao nhiêu, cả tháng 2 người chưa hết 1 yến gạo, họ cũng không ham sơn hào hải vị. Tiền bạc ư? Đa phần những món tiền biếu của các con, nếu  không phải chi trả thuốc thang thì đều được tích góp lại một cục để "sau này cho lại chúng nó" mà thôi.

Vậy cha mẹ thực sự muốn được báo hiếu như thế nào? Có lẽ chính là những tiếng chộn rộn hỏi han, những bữa cơm có đầy đủ con cháu. 

Bà Lan (65 tuổi, Hà Đông) kể rằng những ngày vui nhất của bà không phải ngày lĩnh lương hay lúc con dúi vào tay chục triệu "để bố mẹ mua gì thì mua" mà là những ngày ông bà không phải lủi thủi ăn cơm một mình. "Tôi và ông ấy đều gần đã gần 70, bữa cơm thường ngày chỉ có tiếng tivi là chính. Thế nên tôi chỉ mong con cháu về thăm nom để nhà cửa vui vầy, cơm nước ấm cúng. Mà chúng nó ở có xa đâu, cách đây có 3km chứ mấy…"

Layer 47

Hơn cả, có những người dù sống cùng con cháu nhưng vẫn thèm những bữa cơm gia đình, bởi dù nhà đông người thật nhưng bữa cơm cứ tứ tán khắp nơi. Cháu đi ăn với bạn bè, con đi nhậu cùng đối tác, thành ra, bữa cơm chuẩn bị cho đông người, cuối cùng vẫn trơ lại 2 người già mà thôi.

Liệu bạn có nhận ra nét buồn trên gương mặt cha mẹ mỗi khi báo bận không về nhà ăn cơm? Đằng sau những lời dặn dò không được về khuya, đi đứng cẩn thận, là bao tiếng thở dài buồn bã và vết nhăn trên khóe mắt của bậc sinh thành.

Với cha mẹ, được cùng ăn bữa cơm, được trò chuyện vui vẻ và lắng nghe con - tưởng giản đơn nhưng lại là niềm hạnh phúc mà họ khát khao nhất. Con cái có lớn khôn đến thế nào, với họ bạn mãi là đứa bé. Được ân cần chăm sóc, vỗ về con cái là điều khiến cha mẹ cảm thấy mình vẫn còn có giá trị, không bị lạc lõng giữa nhịp đời luôn thay đổi.

Rất có thể, bạn đang vui cười, buồn khóc hoặc giận hờn cha mẹ, nhưng ai biết được một mai họ không còn nữa. Tất cả chỉ còn là bóng dáng, là sự hư vô ùa về trong trí tưởng tượng, không thể cầm nắm hay ôm vào lòng nữa.

Layer 48

Những người làm con ơi, cũng đừng đợi Vu Lan hay lễ Tết mới về nhà ăn với cha mẹ bữa cơm! Thiết nghĩ, những ngọt ngào yêu thương trong gia đình là quá trình, không phải thời điểm. Nếu nhà là nơi bão dừng sau cánh cửa, thì bữa cơm gia đình chính là ngọn lửa sưởi ấm, là chất keo gắn kết các thành viên.  

Nếu cha mẹ đã ròng rã đợi bạn về ăn cơm không một lời oán thán suốt bao năm tháng, tại sao Vu Lan này, không báo hiếu bằng  trở về nhà và chuẩn bị ngay cho bậc sinh thành những món ăn nóng sốt rồi cùng ăn cơm, chuyện trò với những người luôn yêu thương, đợi chờ mình.

Bên cạnh việc lập thân, phấn đấu cho mục tiêu của mình trong tương lai, hãy dành thời gian để về bên mâm cơm của mẹ, uống với cha chén trà. Cha mẹ có thể đợi bạn, nhưng không thể đợi mãi mãi, chạy theo cả thế giới để rồi bỏ quên những người quan trọng nhất cuộc đời - cuộc sống như vậy có còn ý nghĩa không hay chỉ là những hối tiếc muộn màng?

Layer 49

Trong Kinh Vu Lan Bồn xa xưa, Vu Lan có nghĩa là Giải Đảo Huyền, tức là cứu khỏi tội treo ngược. Vì sao ngày lễ để tưởng nhớ công ơn của cha mẹ lại liên quan đến tội lỗi? Tất cả bắt nguồn từ sự tích Mục Kiền Liên cứu mẹ khỏi kiếp ngạ quỷ nơi địa ngục.

Mẹ của Mục Kiền Liên là bà Thanh Đề, bà không chỉ có thói xa hoa, tham lam mà còn vô cùng độc ác. Trong bữa ăn hàng ngày bà Thanh Đề thường làm rơi vãi thức ăn xuống nền đất, Mục Kiền Liên thấy vậy luôn nhặt những hạt cơm dính bẩn đó đi rửa sạch rồi ăn chúng. Ai nấy trong vùng đều khen Mục Kiền Liên là đứa con ngoan ngoãn, hiền thảo. Thậm chí, họ còn xem Mục Kiền Liên là tấm gương sáng cho con em noi theo.

Sau này, khi đã trở thành một trong những đại đệ tử của Phật Thích Ca, thương nhớ người mẹ đã mất, Mục Kiền Liên đã dùng tuệ nhãn tìm kiếm bà Thanh Đề khắp chốn trong trời đất. Ông vô cùng đau xót khi cuối cùng lại phải chứng kiến mẹ bị giam hãm nơi địa ngục. Hóa ra, vì gây nhiều ác nghiệp khi còn sống nên bà Thanh Đề đã phải chịu kiếp ngạ quỷ, bị đói khát hành hạ khổ sở chỉ còn da bọc xương.

Mục Kiền Liên đau xót khôn nguôi, bèn đem một cơm từ cõi trần tìm tới địa ngục để dâng mẹ. Thế nhưng, do nghiệp lực quá nặng mà bát cơm vừa đưa lên miệng bà Thanh Đề bị hóa thành lửa đỏ không thể ăn được.

Để cứu mẹ, ngài Mục Kiền Liên y theo lời Phật Thích Ca dạy bảo, vào ngày 15/7 Âm lịch làm lễ cúng dường chư tăng để lấy phước cứu mẹ. Nhờ công đức của Mục Kiền Liên, bà Thanh Đề thoát kiếp ngạ quỷ, được sinh về cõi lành. Không chỉ thế, ông còn giải thoát được những vong hồn bị giam cầm tại cõi ngục.

Từ đó về sau, ngoài ý nghĩa "hiếu hạnh", tháng 7 Âm lịch còn được gọi là tháng Xá tội vong nhân, chỉ việc các vong hồn được tự do vào khoảng thời gian đó trong năm. Hễ đến ngày này, người dân thường lập đàn cầu siêu và cúng thức ăn cho các cô hồn lạc lõng. Theo lời Phật dạy, trong mùa Vu Lan các Phật tử có cha mẹ đã mất cũng nên cầu siêu cho đấng sinh thành để báo hiếu.

Vu Lan này, còn gì đáng quý hơn khi bạn chuẩn bị cho ba mẹ bữa cơm gia đình quây quần, đầm ấm. Maggi sẽ thay bạn bày tỏ lời yêu thương bằng những món chay ngọt ngào từ nguyên liệu tự nhiên:

Nước tương Maggi làm từ ĐẬU NÀNH TỰ NHIÊN, với quy trình lên men chất lượng, an toàn sức khỏe, làm món ăn thêm thơm ngon, đậm đà.

Hạt nêm cao cấp vị Nấm Hương, làm từ NẤM HƯƠNG TỰ NHIÊN, chay mặn đều dùng được, làm món chay thêm ngọt thanh, ngon miệng.

Cùng Maggi tham khảo thêm các công thức món chay ngọt ngào để gửi đến ba mẹ nhé: https://bit.ly/2JkfFIw


Chia sẻ