Nha sĩ tiết lộ nguyên phổ biến nhất khiến hơi thở nặng mùi và cách tự kiểm tra miệng mình có bị hôi không

H Nguyễn,
Chia sẻ

Chuyên gia về vi khuẩn kiêm nha sĩ hàng đầu, Tiến sĩ Harold Katz, người sáng lập The Breath Company, giải đáp mọi thắc mắc về chứng hơi thở nặng mùi.

Bên cạnh đó, Tiến sĩ Harold Katz còn tiết lộ cách lịch thiệp để nhắc khéo một người về hơi thở rất có vấn đề của anh ấy/cô ấy.

Đó là một chủ đề thật nhạy cảm. Nhưng chứng hôi miệng hoàn toàn có thể xảy ra với bất cứ. Bằng chứng cho thấy, ăn một số thực phẩm nhất định, như tỏi và cá, chỉ khiến cho mùi khó chịu thêm tệ hơn mà thôi.

Nha sĩ tiết lộ nguyên phổ biến nhất khiến hơi thở nặng mùi và cách tự kiểm tra miệng mình có bị hôi không - Ảnh 1.

Cách tự kiểm tra bệnh hôi miệng

Hơi thở nặng mùi khó chịu xảy ra khi có sự hiện diện của mùi gây khó chịu từ khoang miệng. Thật không may, không ít ngươi phải sống chung với căn bệnh này. Ước tính, ở Anh, cứ 4 người lại có 1 người thường xuyên bị hôi miệng.

Có thể không dễ để xác định xem bạn có bị hơi thở nặng mùi hay không bởi xác định mùi hương của một người là việc đầy thử thách. Hơn thế, người thân, bạn bè và đồng nghiệp có thể cảm thấy không thoải mái khi nói với bạn về vấn đề tế nhị này.

Một trong những cách tốt nhất để biết liệu hơi thở của bạn có bốc mùi hay không là tự mình kiểm tra.

Thứ nhất là thử nghiệm bằng tăm bông: Dùng đầu tăm bông quét lên bề mặt lưỡi rồi ngửi mùi. Nếu xuất hiện vệt vàng và mùi hôi trên tăm bông thì rất có thể lượng sulfur tiết ra đã "leo thang" và hơi thở của bạn bốc mùi.

Thứ hai, bạn cũng có thể liếm lên mu bàn tay, để khô trong vòng 5-10 giây rồi mửi mùi trên đó.

Nha sĩ tiết lộ nguyên phổ biến nhất khiến hơi thở nặng mùi và cách tự kiểm tra miệng mình có bị hôi không - Ảnh 2.

Cách thứ ba là dùng chỉ tơ nha khoa chải kẽ răng ở phía trong (đây là nơi bạn dễ bị kẹt thức ăn vào đó nhất), rồi ngửi mùi sợi chỉ. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy nồng độ mùi mà người xung quanh cảm nhận từ hơi thở của bạn.

Ngoài ra, bạn cũng có thể đứng trước gương và thè lưỡi ra, ở mức xa nhất có thể. Nếu để ý thấy phần cuối lưỡi hơi trắng, đó cũng có thể là dấu hiệu bạn bị hôi miệng.

Cách tốt nhất để thực sự xác định nguyên nhân của chứng hôi miệng mãn tính là lên lịch hẹn với nha sĩ hoặc bác sĩ để có được chấn đoán chính xác. Hãy đảm bảo rằng bạn sẽ trung thực và cởi mở chia sẻ với chuyên gia y tế khi tiến hành các thăm khám và xét nghiệm cần thiết. Điều quan trọng là họ phải nắm bắt được mọi vấn đề sức khỏe mà bạn đang đối mặt để quyết định xem nguyên nhân sâu xa của chứng hôi miệng là gì, từ đó mới đề xuất biện pháp điều trị thích hợp.

Nguyên nhân phổ biến nhất của chứng hơi thở nặng mùi

Bất cứ ai cũng có thể bị hôi miệng, cho dù người đó chăm chỉ chải răng hay dùng chỉ tơ nha khoa làm sạch răng tới mức nào.

Hôi miệng thường ít liên quan tới vấn đề vệ sinh, mà có liên hệ nhiều hơn tới những thực phẩm bạn ăn, những loại thuốc bạn dùng và thói quen sống mà bạn đang áp dụng. Thực phẩm bạn ăn cũng có thể cung cấp môi trường thuận lợi cho vi khuẩn kỵ khí, tiết sulfur, có liên quan tới hơi thở nặng mùi.

Khô miệng cũng là một trong số nguyên nhân sâu xa của chứng hôi miệng. Khô miệng, thường là hậu quả của tình trạng thiếu nước bọt vì hút thuốc, uống rượu, ngáy và phải nói nhiều trong khoảng thời gian dài.


Nha sĩ tiết lộ nguyên phổ biến nhất khiến hơi thở nặng mùi và cách tự kiểm tra miệng mình có bị hôi không - Ảnh 3.

Chứng hôi miệng nói gì về sức khỏe của bạn?

Cần ghi nhớ rằng sức khỏe răng miệng có ý nghĩa lớn hơn rất nhiều so với việc đơn thuần là duy trì nụ cười sáng đẹp. Miệng là cửa ngõ của cơ thể và những gì chúng ta đưa vào miệng, cách chúng ta đối xử với miệng có liên hệ không thể tách rời với sức khỏe nói chung, trạng thái vui vẻ, hạnh phúc nói chung của chúng ta.

Theo các nghiên cứu, ước tính 10% các ca hôi miệng đều bắt nguồn từ một số căn bệnh nhất định. Những người bị tiểu đường, bệnh phổi, thận, ung thư, gan, nhiễm trùng hệ hô hấp hay rối loạn chuyển hóa thường bị hôi miệng mãn tính do khô miệng.

Viêm xoang, viêm phổi, viêm cuống phổi, chảy dịch mũi sau và polip đều ảnh hưởng tới đường thở của bạn và góp phần gây ra mùi khó chịu cho hơi thở.

Những căn bệnh thường gặp khác liên quan tới hôi miệng bao gồm sỏi amidan (bã đậu amidan), nhiễm trùng nấm ở miệng và bệnh về nướu.

Một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, điều trị cao huyết áp và thuốc kháng histamin giảm tiết nước bọt, gây khô miệng, từ đó, làm hơi thở có mùi.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, chứng hôi miệng ít khi có liên quan tới những căn bệnh nguy hiểm, có khả năng đe doạ tính mạng. Vậy nên, quan trọng là bạn phải đi khám nha sĩ hoặc bác sĩ ngay khi phát hiện thấy các vệt trắng dai dẳng trên amidan và các nốt mụn trong miệng kèm hoặc không kèm sốt.

Nha sĩ tiết lộ nguyên phổ biến nhất khiến hơi thở nặng mùi và cách tự kiểm tra miệng mình có bị hôi không - Ảnh 4.

Đôi khi, hơi thở có mùi do những bệnh đặc biệt nghiêm trọng gây ra như ung thư vòm họng, ung thư khoang miệng, nhiễm trùng virus làm suy giảm miễn dịch ở người (HIV), rối loạn hệ tiêu hóa hoặc tiểu đường và nó có thể báo hiệu tình trạng thiếu nước hoặc thiếu hụt kẽm của cơ thể.

Chăm sóc răng miệng tốt và đi khám nha sĩ ít nhất 2 lần/năm là cách dễ nhất để phòng tránh những vấn đề trên.

Trái với quan niệm thông thường, hơi thở nặng mùi không xuất phát từ dạ dày. Không có một ống mở nào nối giữa ruột già, nuột non và dạ dày với thực quản và miệng. Nếu bạn ợ hơi, bạn có thể giải phóng khí từ đường tiêu hóa có mùi khó chịu – nhưng đó không phải là hơi thở nặng mùi, chỉ là khí nặng mùi từ dạ dày mà thôi.

Những sản phẩm và nguyên liệu nào cần tránh để hạn chế tình trạng hơi thở nặng mùi?

Một số loại kem đánh răng chứa sodium lauryl sulphate (SLS), một dạng thuốc tẩy có mùi thơm tạo bọt nhưng không có hiệu quả làm sạch. Phụ gia này mới đây đã được chứng minh là có tác dụng phụ nghiêm trọng, bao gồm các vết loét bốc mùi.

Bạn cần tránh xa những dung dịch súc miệng có nguyên liệu cồn bởi chúng có thể gây khô miệng và chỉ che giấu mùi hôi thay vì tiêu diệt hết vi khuẩn gây mùi.

Súc miệng bằng dung dịch chuyên dụng không chứa còn sẽ giúp làm êm vùng nướu, lợi và tiêu diệt vi trùng liên quan tới bệnh nướu lượi, giảm hình thành biofilm - mảng bám và cao răng.

Những thực phẩm nào khiến hơi thở nặng mùi hơn?

Chứng hôi miệng có thể tăng mức độ nghiêm trọng khi bạn ăn một số thực phẩm như hành, tỏi bởi chúng chứa hợp chất sulfur tạo mùi. Trong khi đó, sản phẩm từ sữa, thịt và cá chứa hàm lượng lớn protein – đó là nguồn thức ăn cho vi khuẩn kỵ khí, tiết sulfur.

Đường tinh luyện và tinh chế cũng là nguồn thức ăn ưa thích của vi khuẩn.

Cà phê và nước ép trái cây có thể góp phần vào tình trạng hôi miệng bởi chúng mang tính axit và cung cấp môi trường sinh sôi lý tưởng cho vi khuẩn.

Nha sĩ tiết lộ nguyên phổ biến nhất khiến hơi thở nặng mùi và cách tự kiểm tra miệng mình có bị hôi không - Ảnh 5.

Những loại thức phẩm có thể giúp đánh bay chứng hôi miệng?

Hấp thụ 5 hoặc nhiều hơn 5 khẩu phần rau, trái cây mỗi ngày thực sự tốt cho sức khỏe răng miệng của bạn và những loại thực phẩm giàu chất xơ cũng có tác dụng ngăn ngừa chứng hôi miệng.

Các loại nông sản tươi chứa vitamin và khoáng, giúp răng chắc khỏe. Con các loại thực phẩm có tính chà xát, mài mòn giúp loại bỏ mảng bám tạo mùi hôi – tương tự tác dụng của việc chải răng.

Trái cây và rau rất giàu vitamin C, giúp giảm mảng bám trong miệng cũng như tăng cường sức khỏe nướu lợi, giảm nguy cơ viêm lợi.

Do những thực phẩm này chứa hàm lượng nước cao, chúng thúc đẩy tiết nước bọt trong miệng, làm giảm khô miệng và loại bỏ mùi hôi hơi thở.

Táo, cần tây và cà rốt, bên cạnh các loại nông sản tươi khác, chứa hàm lượng cao tinh bột tốt, giúp loại bỏ mảng bám răng. Hơn nữa, chúng lại rất giàu vitamin và dưỡng chất, để nướu lợi luôn khỏe.

Nha sĩ tiết lộ nguyên phổ biến nhất khiến hơi thở nặng mùi và cách tự kiểm tra miệng mình có bị hôi không - Ảnh 6.

Đảm bảo cơ thể đủ nước cũng là một yếu tố quan trọng giúp đảm bảo sức khỏe răng miệng. Thiếu nước do uống không đủ nước hoặc do mất nhiều nước hơn so với lượng hấp thụ gây ra. Nguyên nhân có thể bao gồm bệnh tật, tình trạng đổ mồ hôi, tiêu thụ rượu quá nhiều, một số hạn chế lâu dài về sức khỏe, chế độ ăn nghèo nàn và lựa chọn vận động không phù hợp.

Thiếu nước có thể gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe răng miệng như khô miệng, hơi thở bốc mùi, sâu răng và viêm lợi.

Bạn có thể thử uống trà xanh và hồng trà bởi chúng chứa polyphenols, có tác cụng loại bỏ hợp chất sulfur và giảm vi khuẩn đường miệng.

Tại sao bạn không thể ngửi chính hơi thở của mình bằng cách hà hơi vào tay?

Ngược với niềm tin phổ biến, bạn không thể kiểm tra hơi thở của mình bằng cách hà hơi vào bàn tay. Nó đơn giản là không hiệu quả, theo Tiến sĩ Howard Katz.

Cơ thể được thiết kế sao cho bạn không thể nhận ra mình của chính mình và các giác quan lúc đó được sử dụng để nhận biết mùi hơi thở của bạn.

Đó là quá trình có tên thích nghi mà chúng ta đã phát triển qua hàng thế kỷ tiến hóa. Nó giúp chúng ta nhận biết mùi lạ một cách nhanh chóng mà không bị choáng ngợp bởi mùi của chính mình.

Bạn liên tục thở ra hơi thở của mình. Vậy nên, bạn đã rất quen với nó.

Chứng hôi miệng và hormone có liên quan tới nhau?

Hơi thở nặng mùi do thực phẩm và vi khuẩn gây ra không hề có sự phân biệt. Sự hiện diện của chứng hôi miệng ở cả 2 giới là tương đương nhau.

Tuy nhiên, có một số yếu tố liên quan tới hormone ở người nữ (ví dụ, thuốc tránh thai, thai kỳ và chu kỳ kinh nguyệt) có thể gây khô miệng, từ đó, dẫn tới khả năng hơi thở nặng mùi hơn.

Ngoài ra, như đã đề cập ở trên, thói quen sống như thói quen hút thuốc lá, uống quá nhiều rượu và việc sử dụng một số loại thuốc nhất định cũng có thể làm tăng nguy cơ hơi thở nặng mùi.

Làm thế nào để nhắc khéo một người rằng anh ấy/cô ấy bị hôi miệng?

Quan trọng là nhớ rằng, hơi thở nặng mùi thực sự có thể ảnh hưởng đến sự tự tin của một người. Do đó, bạn cần thận trọng lựa chọn từ ngữ một cách khôn ngoan khi đề cập tới vấn đề tế nhị này.

Một số người bị hôi miệng mãn tính hoàn toàn không ý thức về việc hơi thở của họ có vấn đề. Bởi như giải thích ở trên, bạn không thể tự ngửi thấy mùi hơi thở của mình. Hãy lưu ý điểm này khi bạn có ý định thổ lộ với ai đó về hơi thở có mùi của họ.

Chọn một nơi riêng tư để cho họ biết và chỉ nói ra khi họ có thể thực hiện điều gì đó để cải thiện tình hình (ví dụ, có khả năng tiếp cận với các sản phẩm chăm sóc răng miệng).

Hãy mở lời trực tiếp và sử dụng những cụm từ không gây phật ý như: "Tôi xin lỗi khi đề cập tới chuyện này nhưng…", "Tôi không chắc bạn liệu bạn có biết rằng…" hoặc các cụm từ tương tự.

Nguồn: DailyMail

Chia sẻ