Cuộc sống ấm áp bên trong căn hộ nhỏ mang phong cách chiết trung

Yin Nguyễn,
Chia sẻ

Căn hộ nhỏ mang phong cách “hỗn hợp” rất độc đáo nhưng không hề lộn xộn, chắp vá mà còn mang lại cảm giác ấm áp và gần gũi.

Phong cách Chiết Trung là phong cách đại diện cho sự bình đẳng, không tuân theo những luật lệ trước đó mà pha trộn kết hợp cái cũ với cái mới, giữa phương Đông và phương Tây, sự khoa trương và khiêm tốn, ồn ào và yên tĩnh. Phong cách này khuyến khích người sử dụng cùng tham gia đóng góp những yếu tố mà họ yêu thích. Đơn giản, phong cách này thể hiện "cái tôi" của mỗi người.

Xu hướng thiết kế đang được rất nhiều người yêu thích này là phong cách chủ đạo của căn hộ vừa được cải tạo này. Ý tưởng chính là làm cho nó trở nên rộng rãi hơn mà vẫn giữ nét ấm áp, do đó, các kiến trúc sư đã loại bỏ tất cả các bức tường và các phân vùng không cần thiết. Theo xu hướng hiện nay, việc phân định không gian thường được thực hiện thông qua sàn gỗ tương phản hoặc bằng cách sử dụng đồ nội thất. 
 
 Căn hộ nhỏ vừa được cải tạo để rộng rãi hơn. 

Lối vào dẫn vào khu vực sinh hoạt chung gồm có ba không gian: phòng khách, phòng ăn và nhà bếp. Cả ba khu vực đều được hình thành theo phong cách không gian mở, không có tường hay vách ngăn giữa. Bàn ăn được đặt giữa nhà bếp và khu vực sinh hoạt và cũng chính là một “vách ngăn ảo” để phân chia các vùng trong nhà.
 
 Chiếc bàn gỗ được sắp xếp để làm nhiệm vụ ngăn cách phòng bếp và phòng khách. 
 
 Tường bếp được lát gạch men sáng bóng tạo cảm giác rộng rãi. 

Ngoài vị trí của ba khu vực nói trên, cũng có những yếu tố thiết kế khác cho phép sáng tạo ra các tính cách riêng biệt trong căn hộ. Thiết kế gạch hoa lát sàn là một ví dụ điển hình. Trong khi phòng khách được giới hạn bởi tấm thảm lót sàn thì nhà bếp được các kiến trúc sư sử dụng gạch hoa lát sàn kiểu truyền thống giúp cho sự phân định không gian giữa các khu vực thêm rõ ràng và dễ nhận biết.
 
 Phòng bếp lát gạch hoa thay vì sàn gỗ như những khu vực khác. 
 
 Thảm lót sản phòng khách mang vẻ đẹp sang trọng. 

cÁc bức tường cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định từng khu vực. Tường đá nổi có vai trò mang lại cảm giác ấm cúng và thoải mái cho khu vực tiếp khách. Trong khi đó, tường ombre chuyển màu chính là một cách thức để tạo màu sắc trang trí sinh động.
 
 Tường đá nổi trong phòng khách. 
 
 Tường ombre chuyển màu trong phòng ngủ. 

Phòng bếp mang tông màu trắng và tối giản. Các yếu tố duy nhất tạo ra một chút tương phản ở đây là các kệ và quầy bếp. Ánh sáng từ đèn LED góp phần nêu bật phong cách trang trí tươi sáng.
 
 Phòng bếp màu trắng tối giản. 

Một chiến lược thiết kế tương tự cũng được sử dụng trong phòng ngủ. Ở đây, bức tường ombre hai màu liên kết các không gian giữa trần và vách tường một cách liền mạch tự nhiên trong khi cũng mang lại không khí sôi động và vui tươi. Phần còn lại của vách tường cũng sử dụng màu trắng và rất đơn giản. 
 
 Phòng ngủ được thiết kế đơn giản vừa đủ. 

Tường ombre thực sự là một phong cách được lặp đi lặp lại trong suốt căn hộ. Những bức tường hai màu có thể được nhìn thấy ở hầu hết các phòng. Chúng được sử dụng như là điểm nhấn đặc sắc và cũng là một cách để thêm màu sắc và cá tính cho căn phòng mà không phải tốn thêm diện tích.
 
 
 Góc không gian chuyển màu khác. 

Phòng tắm của căn hộ cũng rất thu hút và điều này cũng không có gì là bất ngờ cho phần còn lại của thiết kế. Vòi hoa sen với vách ngăn thủy tinh chiếm một phần nhỏ trong phòng trong khi phần còn lại là vị trí của nhà vệ sinh và bồn rửa. Phòng tắm cũng sử dụng hai loại gạch lát sàn để xác định hai khu riêng biệt mà không cần tường hay vách ngăn.
 
 Phòng tắm có thiết kế thanh thoát và quyến rũ. 

Gương treo trên bồn rửa với các dây đai da quấn xung quanh tạo thêm nét sang trọng cho phòng tắm. Ngoài ra, màu trắng được sử dụng khá nhiều, các mẫu gạch trên tường vẫn mang lại cho không gian một cảm giác ấm cúng và thư giãn.
 
 Gương trang trí được treo bằng dây đai da lạ mắt và sang trọng. 
Chia sẻ