6 lỗi "ngớ ngẩn" khi thiết kế cửa hàng

Theo CafeF,
Chia sẻ

Nhiều người chủ cửa hàng đôi khi chỉ cố tạo ra những lối đi vừa đủ hoặc thậm chí không có kế hoạch sắp xếp để tận dụng triệt để công năng trong không gian buôn bán của mình.

Các nhà bán lẻ biết rằng cung cấp những hàng hoá có chất lượng cùng dịch vụ tốt cho khách hàng sẽ khiến công việc kinh doanh của họ trở nên sáng lạn hơn. Nhưng đồng thời, họ cũng thường xem nhẹ 1 yếu tố không kém phần quan trọng trong dịch vụ phân phối, đó là việc thiết kế cửa hàng.

Nhiều người chủ cửa hàng đôi khi chỉ cố tạo những lối đi vừa đủ hoặc thậm chí không có kế hoạch sắp xếp không gian buôn bán của mình. Ví dụ: Họ thường hạn chế lượng ánh sáng hoặc thất bại trong việc phân chia đủ không gian để trưng bày hàng hoá. “Đang có những thất bại to lớn trong ngành bán lẻ” - dẫn lời Jerry Birnbach từ Somers, công ty tư vấn sắp xếp cửa hàng có trụ sở tại New York. “Nếu những người chủ cửa hàng chỉ cần chú tâm và chịu khó để ý 1 chút, họ đã không gặp phải thất bại”Dưới đây là 6 lỗi phổ biến cần tránh để có 1 cửa hàng đạt hiệu quả cao
 
1. Không xem xét triệt để các tính năng của 1 cửa hàng                   

Không gian trong cửa hàng có vẻ phù hợp hoàn hảo cho mọi nhu cầu của bạn, nhưng thực tế vẫn có những vấn đề ẩn dấu bên trong. Từ việc sắp xếp hệ thống chiếu sáng không hợp lý tới các máy điều hoà thiết kế thô kệch. Nếu không phát hiện ra  những vấn đề này sớm, trước khi đặt tay ký vào bản hợp đồng cho thuê dài hạn, bạn có thể mất những lợi ích tiềm tang to lớn trong tương lai. Birnbach khuyên các chủ cửa hàng nên nhờ 1 kiến trúc sư hoặc 1 nhà thầu đến để tính toán kỹ các phương án sử dụng không gian. “Có quá nhiều thứ vẫn còn ẩn dấu trong những thứ xung quanh, bạn cần phải hiểu tường tận mọi thứ”.
 

 
2. Xem nhẹ kiểm kê lưu kho       
                 
Rất nhiều nhà bán lẻ thường không xếp việc hoạch định luồng lưu chuyển hàng hoá như 1 phần của thiết kế cửa hàng, dẫn lời Melanie McIntosh,1 nhà tư vấn chuyên môn.  Trước khi xem xét các lựa chọn khác nhau để tạo dựng cửa hàng, bạn nên suy tính thật kỹ tổng lượng hàng hoá bạn sẽ bán là bao nhiêu cũng như cần dự trữ hàng tại kho với số lượng thế nào? Thông thường, những người bán hàng thường không dành thời gian cân nhắc về lượng cung sản phẩm, trong mối tương quan với tổng chi phí điều hành cửa hàng. McIntosh nói: “Hay lên kế hoạch chi tiết, thực sự bạn cần lưu kho bao nhiêu?”
 
 
 
3. Bố trí ánh sáng không phù hợp              
        
Chọn lựa sắp xếp nguồn sáng - từ nhiệt độ, tới cường độ cho tới vị trí sắp đặt – là cựa kỳ quan trọng để tôn vinh các giá hàng của bạn. Mọi sản phẩm, từ áo choàng tới máy cắt cỏ, đều cần những lượng chiếu sáng khác nhau để trở nên bắt mắt nhất. “Vấn đê không chỉ đơn thuần là nhìn thấy được hàng hoá, đó còn là về cường độ và màu sắc ánh sáng” Birnbach cho biết “Ánh sáng tồi không thể làm sản phẩm của bạn ưa nhìn được”.
 
Tuy vậy, hệ thống ánh sáng thường được thiết kế kém cỏi vì các nhà bán lẻ thường cố gắng cắt giảm chi phí hoặc phụ thuộc quá nhiều vào lời khuyên của người khác. Harvey Rovinsky, ông chủ của chuỗi 7 cửa hàng trang sức đã học được 1 bài học quan trọng trong việc sắp đặt ánh sáng khi ông tái cấu trúc lại cửa hàng lớn nhất. Hệ thống đèn halogen kim loại do người kiến trúc sư ông chọn phát ra 1 thứ ánh sáng lạnh lẽo vô hồn và làm những đồ trang sức trông thật buồn thảm. Rovinsky học được 1 bài học từ việc tin tưởng vị kiến trúc sư quá nhiều, ông nói: “Trong ngành kinh doanh trang sức, bạn phải có được ánh sáng hoàn hảo”.
 
 
4. Không chú trọng thiết kế quầy thanh toán                
       
Mặc dù vấn đề này rất quan trọng nhưng lại có không nhiều chủ cửa hàng để tâm thực sự. Họ nên chú trọng nhiều hơn về thiết kế khu vực này, hãy đảm bảo rằng có đủ không gian cho hàng hoá cũng như việc thanh toán để mọi thứ không trở nên hỗn loạn. McIntosh chia sẻ: “Bạn muốn có ấn tượng tốt với khách hàng khi họ rời đi, nhưng thường họ sẽ chẳng thấy hài lòng khi nhìn bạn vừa chào, vừa bối rối xắp xếp đống lộn xộn xung quanh”.
 
 
5. Sắp xếp hàng hoá không có phương pháp                      

Cách chúng ta bày hàng trên quầy có thể ảnh hưởng to lớn tới doanh số bán hàng, nhưng nhiều nhà bán lẻ không quan tâm tới việc quan sát cách thức khách hàng đứng trước quầy và xem xét sản phẩm. “Khi 1 khách hàng hỏi về hàng hoá, liệu bạn có cách sắp xếp phù hợp để họ tìm được thứ mình cần nhanh nhất?”. Nếu câu trả lời là: Không, thì hẳn bạn đang gặp vấn đề lớn.

Jim Broadhead, ông chủ của chuỗi bán lẻ quần áo du lịch Pipestone Travel cho biết, ông từng nhận thấy 3 cửa hàng của mình được thiết kế khá tồi. Các hàng hoá bị nhóm lại theo chủng loại, ví dụ như tất cả các loại quân đều gộp lại, bất kể chức năng hay phong cách. Broadhead nhận ra khách hàng có thể tìm kiếm dễ dàng hơn nếu phân nhóm các sản phẩm, ví dụ như nhóm quần áo cổ điển hay phong cách năng động. Kể từ lần sắp xếp lại vào năm ngoái, hiện doanh số cửa hàng đã tăng 15%.
 
 
6. Thiếu tính linh hoạt        
              
Xu hướng tiêu dùng của khách hàng luôn luôn thay đổi, đồng nghĩa với việc các nhà bán lẻ cần chú ý tới sự thích nghi với các hoàn cảnh khác nhau trong thiết kế của mình. Điều này đòi hỏi khoản đầu tư lớn ban đầu nhưng sẽ khiến công việc của bạn thuận lợi hơn khi thời điểm phải thay đối trong tương lai xảy đến.Khi Mark Janczak chuyển cửa hàng thú cưng Critters về khu vực mới vào năm 1992, ông rất thích bức tường được xây bởi người chủ trước vì nó ngăn cách khéo léo khu vực cá cảnh trong cửa hàng.
 
Tuy nhiên, dần dần khách hàng cảm thấy hứng thú hơn với sản phẩm đồ ăn cho thú cưng, Janczak nhận ra rằng không gian hiện giờ không phù hợp với sự thay đổi của xu hướng mua hàng. Ông đã quyết định phá dỡ bức tường và đặt vào đó nhiều giá hàng di dộng, cho phép ông thay thế các bể cá trướng đây với các khay thức ăn cho động vật. Sự thích nghi sớm với nhu cầu thay đổi của khách hàng đã khiến Critters tăng lợi nhuận lên 10%.
 
Chia sẻ