Nghỉ lễ, mỏi mắt tìm chỗ cho con đi chơi

Admicro,
Chia sẻ

Một trong những vấn đề khiến bố mẹ đau đầu nhất trong dịp cuối tuần và nghỉ lễ là không biết cho con đi chơi ở đâu. Thông thường, các gia đình xa quê sẽ tranh thủ đưa con về thăm ông bà, họ hàng nội ngoại.

Những gia đình điều kiện hơn chút nữa thì đưa con đi du lịch, nghỉ dưỡng ở đâu đó một vài ngày, nhằm “đào tẩu” khỏi bầu không khí ngột ngạt và ồn ào của phố thị.
 
Thế nhưng, không phải ai cũng có đủ điều kiện để theo đuổi các lựa chọn trên. Đối với các gia đình ở lại thành phố lớn, trong dịp cuối tuần và nghỉ lễ, việc đưa con đi đâu chơi là một trong những vấn đề “nóng” nhất, thậm chí khiến cho bố mẹ phải hục hặc vì bất đồng quan điểm.

Hà Nội có hơn 7 triệu dân (2012), Hồ Chí Minh cũng trên dưới 8 triệu, trong đó phần lớn là các gia đình trẻ. Thế nhưng những địa điểm vui chơi giải trí cho trẻ em lại rất “hẻo”.
 
 Trong dịp này, những điểm vui chơi công cộng miễn phí như công viên thì vừa đông đúc, vừa không an toàn lại vừa… mất vệ sinh. 
 
Nghỉ lễ, mỏi mắt tìm chỗ cho con đi chơi 1
Cuối tuần, bố mẹ đua nhau đưa con đến những khu vui chơi giải trí “chật như nêm”
 
Tại Hà Nội, cảnh những cha mẹ ngao ngán dắt con đi chơi ở công viên, vừa phải mắt trước mắt sau sợ con ngã, đi lạc hoặc thảm hơn nữa là nhìn con ỉu xìu vì công viên… quá chán. Những khu vui chơi ập xệ, han rỉ, bám đầy bụi bẩn và cũ xỉn là tình trạng chung ở nhiều khu vui chơi miễn phí hoặc giá rẻ ở Hà Nội.
 
Một số cha mẹ khác sẵn sàng “nhắm mắt móc hầu bao” để mong thưởng cho con một ngày vui vẻ tại các khu vui chơi nhưng vẫn không tránh khỏi… mua bực vào người. 
 
Tại hầu hết các điểm vui chơi mới lạ, hấp dẫn như sân trượt băng, khu tổ hợp vui chơi giải trí đắt tiền ở các khu trung tâm thương mại cao cấp, rạp chiếu phim… đều vừa đắt đỏ vừa đông như nêm. 
 
Nhiều bậc cha mẹ đã “cười ra nước mắt” khi đưa con đi chơi phải xếp hàng dài chờ đợi, cảnh chen lấn nhộm nhoạm dù đã phải bỏ ra một số tiền không hề nhỏ, trung bình từ 150 – 250k cho mỗi hạng mục trò chơi. 
 
Tình hình cũng có vẻ không mấy sáng sủa hơn ở thành phố Hồ Chí Minh. Quanh đi quanh lại, phụ huynh có một vài lựa chọn tại các khu công viên nước Đầm Sen, Suối Tiên, đi xem phim, đi “chen” ở các trung tâm thương mại và kết thúc bằng một bữa tối trong một nhà hàng, quán ăn nào đó. 
 
Khi thời tiết nóng nực, lại vào ngày nghỉ lễ hay cuối tuần, tình trạng tại các khu bể bơi, công viên nước thường là “người sát người”, cùng nhau vầy nước chứ không thể bơi vì mật độ quá cao. 
 
Việc tìm chỗ chơi đơn thuần cho con đã mệt mỏi, việc tìm được một chỗ chơi sao cho an toàn và bổ ích cho cả sự phát triển về thể chất và trí tuệ của trẻ còn vất vả hơn nhiều. 
 
“Không cho con đi chơi thì con lại buồn. Đưa con đi chơi ở mấy chỗ Trung tâm KizCity trong dịp này thì vừa đông vừa đắt. Đi không vui, không bổ ích đã đành, còn sợ đi chơi về con còn bị ốm vì chen lấn ở chỗ ngột ngạt. Nghĩ mà nhức hết cả đầu”, Phương Thúy, một bà mẹ bé trai 7 tuổi tại Hà Nội, than thở.
 
Trước thực trạng này, rất nhiều trẻ em ở các thành phố lớn đã chỉ được bố mẹ thưởng cho một ngày ở nhà… ôm iPad để chơi game cho “an toàn và tiết kiệm”. Nhiều ông bố bà mẹ khác còn thậm chí ép con tranh thủ… đi học thêm, học nâng cao để không bị “thua kém bạn bè”.
 
Nghỉ lễ, mỏi mắt tìm chỗ cho con đi chơi 2
Không biết đi chơi đâu, nhiều cha mẹ đành đưa con iPad để giải trí
 
Việc thiếu nơi vui chơi giải trí cho trẻ, mới nhìn qua tưởng như không có gì quá quan trọng, nhưng kỳ thực nó lại dẫn đến những hệ lụy khó lường. 
 
Ngoài việc khiến trẻ bị ức chế, đó là con đường ngắn nhất đẩy trẻ vào những điểm vui chơi giải trí không lành mạnh hoặc tìm kiếm những cách tiêu khiển có hại khác như sa đà vào chơi game, điện tử hoặc cũng bạn bè… bày trò nghịch dại.
 
Chia sẻ