Nghe chuyện "người rừng" nói về việc sống trên cây giữa thủ đô

Lê Bảo - Nguyễn Hạnh,
Chia sẻ

“Tôi có 2 đứa con, 1 trai 1 gái nhưng con trai 1 năm nay không thấy mặt mũi đâu, còn con gái thì thỉnh thoảng mang cho tôi vài đồng và chút đồ”, ông Trương Ngọc Tuấn (70 tuổi) nghẹn ngào kể.

Hạnh phúc khi ở trên… cây

Đó là cảm nhận của ông lão Trương Ngọc Tuấn (mà nhiều xung quanh vẫn gọi đùa ông là người rừng giữa Thủ đô) khi nói về túp lều của mình sinh sống gần 4 năm nay. Theo “người rừng” thì mùa dù những đêm đông, cái lạnh 7-8 độ C thì một mình với 2 mảnh chăn và nằm trong túp lều quây bằng bạt, bằng chiếu rách, bằng những mảnh nilon rách rưới cũng đủ ấm?!

Video "người rừng" tự hào khi kể về cuộc đời, số phận của mình khi sống trong túp lều rách nát gần 4 năm nay.

Rất ít ai biết về cảnh đời của “người rừng”, bởi chỉ khi nào gặp được người đồng cảm hoặc chỉ khi “có hứng” mới thổ lộ về số phận, về cuộc đời đầy khổ ải, bất hạnh…

Nghe chuyện
Gặp chúng tôi, ông Tuấn vẫy tay chào hệt như việc lâu lắm mới có người đến thăm, đến trò chuyện.

Trao đổi với chúng tôi, “người rừng” cho biết: “Những năm 1975 tôi là bộ đội, sau khi giải phóng được về nhưng sau này đất cát, nhà cửa cũng bán hết, cách đây 4 năm tôi tôi dọn về khu này sống. Nếu tính Tết thì đã đón 3 cái Tết ở túp lều này và chỉ còn 1 tháng nữa là đón thêm 1 cái Tết nữa”.

Nói về lý do sống trong túp lều rách rưới thì “người rừng” tự hào: “Ngày xưa tôi làm bảo vệ cho một gia đình trên đường Bưởi, nhà bán gỗ ấy. Tuy nhiên, sau đó họ lại chuyển đi nên tôi đã dựng lều ở đây và sống từ năm này qua năm khác. Nếu so sánh với những năm tháng ở chiến trường thì bây giờ tôi sướng hơn rất nhiều”.

Nghe chuyện

Nghe chuyện
Những túp lều không thể rách rưới hơn của những người vô gia cư cạnh sông Tô Lịch.

Quần áo, tắm giặt “người rừng” đều ra hồ Tây, khi giặt quần áo xong lại gói ghém mang về phơi trên những cành cây. Còn chuyện ăn uống với “người rừng” chẳng hề quan trọng, có gì ăn nấy, ăn ít cũng được hoặc thậm chí không ăn cũng xong.

Nghe chuyện
Quần áo, vải vóc, giẻ rách và hàng ngàn thứ lỉnh kỉnh được ông Tuấn mang về làm "tài sản" riêng cho mình. Mỗi khi có việc đi đâu ông lại bám vào chiếc "cầu thang" vô cùng độc đáo.

Hàng ngày “người rừng” thường đi khắp nơi để kiếm những thứ người ta vứt đi như: Quần áo, chăn chiếu, phế liệu hay ai thuê gì làm nấy. Nhặt nhạnh những thứ có thể bán được cho cánh đồng nát thì “người rừng” lại tự thưởng cho mình một bữa thịnh soạn như mì tôm hay gói thuốc lá…

Nghe chuyện
Dù sống trong túp lều rách nát gần 4 năm nhưng ông chưa bao giờ than thở về số phận của mình.

Khi nhắc đến những người con thì ông Tuấn lại tươi rói kể: “Thằng con trai nó mới mua đất ở Hà Đông ấy, nhưng 1 năm nay chẳng hề thấy mặt mũi nó đâu, chỉ có con rể, con gái và cháu ngoại là thỉnh thoảng qua cho chút tiền và quà vặt thôi. Bây giờ mình ở đây cho đỡ làm phiền chúng nó”…

Những phận nghèo cùng dìu nhau sống

Mỗi khi chúng tôi nhắc đến túp lều rách rưới thì không những ông Tuấn không than thân trách phận hoặc ca thán về nỗi khổ khi sống ở đây mà còn có phần tự hào.

“Đây là nhà của tôi, nhìn thế thôi nhưng ấm lắm, mùa đông nhưng đêm nào cũng có chăn có chiếu, nếu lạnh quá thì cuộn tròn lại rồi đắp lút mặt lại đánh một giấc cho tận đến sáng hôm sau luôn”, ông kể.

Nghe chuyện
Sau khi được ông Tuấn cưu mang, anh V. đã có 1 túp lều khang trang gấp nhiều lần.

Khi chúng tôi thắc mắc về 2 túp lều bên cạnh thì “người rừng” kể: “Hồi tôi mới ở đây gần được 1 năm thì bỗng nhiên tôi thấy V. (27 tuổi – người gốc Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc) đang ngồi ăn ở đằng kia. Ban đầu tôi không biết nó bị câm nhưng cứ hỏi chuyện như bình thường nhưng sau đó thấy nó cứ ú ớ rồi ra hiệu nên tôi cũng hiểu phần nào”.

Nghe chuyện
Hàng ngày trước khi đi làm, anh V. đều "vén" bạt lên cho thoáng.

Ngay sau khi biết V. là người sống lang thang, không nghề nghiệp “người rừng” đã cưu mang và dựng cho một túp lều bên cạnh: “Lúc đó tôi nói với nó là: Nếu mày không có chỗ ở thì qua đây ở với tao, tao dựng cho mày 1 túp lều còn đẹp hơn, to hơn túp lều của tao”.

Nói rồi “người rừng” cùng anh V. đi nhặt mảnh nilon, bạt rách, chiếu rách, chăn… và “hên” nhất là một lần hai người kiếm được 1 chiếc ghế da của người ta vứt đi để làm giường cho anh V. Ít thời gian sau thì cũng có 1 -2 người nữa sống bên túp lều bên cạnh.

Nghe chuyện
Những người ở đây luôn bằng lòng với cuộc sống hiện tại đang có.

“Người ta nói: Thương người như thể thương thân nên nhìn thằng V. tôi thấy tội lắm, nó gần 30 tuổi đầu rồi chứ ít đâu. Bây giờ hàng ngày nó đạp xe đi nhặt rác, đi kiếm cái ăn. Trưa hoặc tối về nghỉ. À kia là cái bếp của nó, nó cũng đun nước pha trà, đun nước nấu mì tôm được đó”, ông nói.

Chia tay “người rừng”, chia tay những túp lều và những người sống trên lùm cây cạnh sông Tô Lịch chúng tôi không thể kìm lòng trước những số phận. Hóa ra ở thành phố ồn ào, náo nhiệt và hoa lệ này vẫn còn những số phận éo le chịu cảnh màn trời chiếu đất biết bao năm nay. Nhưng họ không than nghèo kể khổ mà luôn tự hào, luôn hạnh phúc và sẵn sàng nở những nụ cười viên mãn với bất cứ ai…
Chia sẻ