Nghe bác sĩ tư vấn về cách phòng, ngừa bệnh loãng xương

Admicro - Thanh Tùng,
Chia sẻ

Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, bệnh loãng xương đang nổi lên là một vấn đề xã hội và ngày càng được quan tâm.

Không phải chỉ vì tỉ lệ mắc bệnh cao mà còn do hậu quả nghiêm trọng mỗi người có thể gặp phải khi mắc bệnh. Đặc biệt là nhóm đối tượng nữ nhân viên văn phòng tuổi từ 35 – 55 hiện đang được xếp vào nhóm có nguy cơ cao.

Chúng ta sẽ cùng trao đổi với bác sĩ Hồ Phạm Thục Lan – Trưởng khoa Cơ Xương Khớp – BV 115 để được giải đáp những thắc mắc thường gặp và giải pháp phòng ngừa loãng xương (LX) cho nhóm phụ nữ này.

Kính thưa bác sĩ, hiện nay cụm từ “Loãng xương” xuất hiện khá phổ biến trên các phương tiện truyền thông, nhờ bác sĩ thông tin cho độc giả được rõ hơn “Loãng xương” là gì?

Loãng xương là bệnh với 2 đặc điểm chính là lượng chất khoáng trong xương suy giảm, và cấu trúc xương bị tổn hại. Hai yếu tố này làm cho xương trở nên mỏng hơn, xốp hơn, và dễ bị gẫy khi va chạm với một lực dù rất nhỏ.  Trong đó lượng của xương phản ánh qua mật độ chất khoáng trong xương (được đo lường bằng mật độ xương). Mật độ xương biến chuyển theo độ tuổi: tăng nhanh trong thời kỳ niên thiếu, đạt mức độ đỉnh vào khoảng độ tuổi 20-30, sau một thời gian ổn định, mật độ xương bắt đầu suy giảm theo nồng độ estrogen (ở nữ) hay độ tuổi (ở nam).

 Hiện nay, loãng xương đang được coi là một “bệnh dịch âm thầm” lan rộng khắp thế giới, ngày càng có xu hướng gia tăng và trở thành gánh nặng cho y tế cộng đồng. Riêng ở Việt Nam, cứ 3 phụ nữ trên 50 tuổi  thì có 1 người bị loãng xương, và ở nam tỷ lệ này là 1 trên 10.  Với tỷ lệ này, nước ta hiện đang có trên 2 triệu phụ nữ và nửa triệu nam trên 50 tuổi trong tình trạng loãng xương

Nghe bác sĩ tư vấn về cách phòng, ngừa bệnh loãng xương 1
Hình ảnh phân biệt mô xương thường và mô xương bị loãng

Vậy dấu hiệu và triệu chứng của bệnh loãng xương ra sao thưa bác sĩ?

Loãng xương thường diễn tiến âm thầm và không có triệu chứng. Chỉ khi xảy ra các biến chứng  gãy xương thì bệnh mới được phát hiện. Tuy xương nào cũng có thể gãy, nhưng những xương thường bị gãy là cổ xương đùi (nghiêm trọng nhất), xương cột sống, và xương tay. Bên cạnh gãy xương , một số triệu chứng cũng có thể giúp phát hiện loãng xương như gù vẹo cột sống, giảm chiều cao, đau lưng ở người lớn tuổi.

Thưa bác sĩ, trong tất cả các nhóm đối tượng có nguy cơ loãng xương thì tại sao nhóm đối tượng nữ nhân viên văn phòng được liệt vào dạng có nguy cơ cao?

Như các bạn đã biết, bên cạnh các nguy cơ chung của nữ với loãng xương, nhóm đối tượng nữ nhân viên văn phòng với những đặc thù công việc của mình, thường có những thói quen là nguy cơ cao của loãng xương như sau:

Suốt ngày ở văn phòng: Nhân viên văn phòng là những người ít có điều kiện ra ngoài tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, dễ bị thiếu hụt vitamin D, đồng thời thường chỉ ngồi tại chỗ ít có điều kiện vận động, 2 yếu tố: thiếu vitamin D kèm giảm vận động đặc biệt ảnh hưởng đến sức khỏe xương.

Chế độ ăn uống không hợp lý: do đặc thù công việc, nhân viên văn phòng thường dùng thức ăn nhanh, chế biến sẵn, dễ có tình trạng dinh dưỡng không cung cấp đầy đủ các chất thiết yếu cho xương, đặc biệt là calci..

Nghe bác sĩ tư vấn về cách phòng, ngừa bệnh loãng xương 2
Nhân viên văn phòng được liệt vào nhóm có nguy cơ cao

Vậy hậu quả khi bị loãng xương sẽ ra sao thưa bác sĩ?

Loãng xương gây rất nhiều tác hại cho sức khoẻ và sinh hoạt, làm cho xương bị yếu đi, cấu trúc xương bị tổn hại làm cho xương giòn, dễ gãy dù chỉ là một va chạm nhẹ, đôi khi một cái hắt hơi cũng làm gãy xương. Cần chú ý là bệnh loãng xương  thường không triệu chứng  nhưng khi đã xảy ra biến chứng gãy xương sẽ dẫn đến một loạt các hậu quả nghiêm trọng như tăng nguy cơ tử vong, tăng nguy cơ mắc các bệnh nội khoa khác, giảm đến mất chức năng vận động, đau mãn tính làm giảm chất lượng cuộc sống. Bên cạnh đó, điều trị gãy xương do loãng xương rất khó khăn và phức tạp, mất nhiều thời gian và chi phí rất tốn kém.

Chúng ta nên làm gì phòng, ngừa hay điều trị về loãng xương thưa bác sĩ?

Việc điều trị bệnh loãng xương khó khăn và tốn kém nên chúng ta cần biện pháp phòng ngừa. Điều may mắn là bệnh loãng xương có thể phòng ngừa, và biện pháp phòng ngừa nằm trong khả năng của chúng ta. Việc phòng ngừa chủ động bằng cách ngay từ lúc trẻ, cần duy trì chế độ dinh dưỡng và vận động hợp lý để đạt mức độ đỉnh tối đa của mật độ xương. Bởi vì nếu khối lượng xương đỉnh lúc trưởng thành tăng 10% sẽ giảm được 50% nguy cơ gãy xương do LX trong suốt cuộc đời. Khi về già cũng cần duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và vận động thể lực vừa phải để tránh bị mất xương.

Trong dinh dưỡng, nên chú trọng đến các thành tố có ích cho sức khoẻ xương. Chú ý đến thức ăn có nhiều calci  (tôm, cá, trứng…) và cần tận dụng nguồn ánh nắng mặt trời như phơi nắng khoảng 10-15 phút mỗi ngày để có đầy đủ vitamin D cho cơ thể.  Có thể bổ sung calci và vitamin D để bảo đảm lượng thu nhập tối thiểu cần thiết trong ngày bằng viên uống calci và vitamin D.

Ngoài ra, một lối sống khỏe mạnh, năng vận động, hạn chế thuốc lá, cà phê, rượu đã là những biện pháp thiết thực, có thể ngăn ngừa được nguy cơ loãng xương và giảm được hậu quả gãy xương.

Tóm lại, chúng ta cần chủ động phòng bệnh để chất lượng cuộc sống được đảm bảo.

Xin bác sĩ thông tin thêm về việc Bổ sung calci và vitamin D3 như thế nào là đủ và hợp lý?

Nhu cầu 1 người phụ nữ trưởng thành cần 1000-1200 mg Calci + 400 IU Vitamin D3 (Theo Viện Y khoa – IOM). Sau đây là công thức bổ sung Calci và Vitamin D3 hiệu quả.

Nghe bác sĩ tư vấn về cách phòng, ngừa bệnh loãng xương 3

Thưa bác sĩ, chúng ta phải làm sao để duy trì việc phòng ngừa, lâu dài và thường xuyên?

Để duy trì thường xuyên, chúng ta nên lựa chọn các sản phẩm đáp ứng được các tiêu chí phù hợp như sau.

Tiện lợi khi sử dụng: đối với những chị em công chức văn phòng, kinh doanh, bán hàng... với quỹ thời gian hạn hẹp và phải làm việc tại công ty thì nên sử dụng sản phẩm tiện dụng không mất nhiều thời gian và không phụ thuộc vào không gian sử dụng.

Dễ uống cũng là một tiêu chí đáng quan tâm, do phải sử dụng lâu dài nếu không dễ uống thì thật khó chịu dẫn đến sử dụng không đều bỏ giữa chừng. Tính kinh tế khi sử dụng, một sản phẩm có chất lượng tốt và giá cả hợp lý sẽ làm bạn dễ dàng chấp nhận hơn khi sử dụng lâu dài.

Thưa bác sĩ, đối với những chị em đang giảm cân hoặc bị tiểu đường thì làm sao để phòng ngừa và điều trị tình trạng loãng xương của mình?

Chế độ ăn kiêng dễ có tình trạng thiếu chất bao gồm cả calci và vitamin D, nhưng lại không thể bổ sung Calci bằng cách thông thường, mà cần chọn lọc các sản phẩm không chứa đường. Hiện nay trên thị trường có sản phẩm dạng viên sủi, không chứa đường, nên dùng được cho cả những người ăn kiêng hay bị tiểu đường.

Xin cảm ơn BS Hồ Phạm Thục Lan đã dành thời gian chia sẻ trong buổi trò chuyện hôm nay. Kính chúc bác sĩ và gia đình nhiều sức khỏe!

Vào địa chỉ sau để tìm hiểu rõ hơn các thông tin về bệnh loãng xương và đặt câu hỏi với chuyên gia: http://www.dhgpharma.com.vn/davitabone/.

Nghe bác sĩ tư vấn về cách phòng, ngừa bệnh loãng xương 4
Chia sẻ