Ngày phòng chống bệnh dại: Mắc bệnh dại khiến người bệnh 100% tử vong, làm sao để phòng bệnh?

Tiểu Nguyễn,
Chia sẻ

Bộ y tế nhận định, tại nước ta, bệnh dại đã lưu hành trong nhiều năm, số ca tử vong do dại luôn giữ vị trí cao nhất và chiếm khoảng 50% các ca tử vong do các bệnh truyền nhiễm gây dịch trên người.

Bệnh dại là một trong những căn bệnh cực nguy hiểm. Căn bệnh có khả năng đe dọa mạng sống của người bệnh trong khoảng thời gian ngắn. Trong thời gian qua, nước ta liên tiếp xảy ra những vụ chó mèo tấn công trẻ nhỏ bị thương tích nặng, thậm chí tử vong. Sự đau lòng này càng khiến chúng ta phải cảnh giác cao độ hơn với căn bệnh này.

Bộ y tế nhận định, tại nước ta, bệnh dại đã lưu hành trong nhiều năm. Số ca tử vong do dại luôn giữ vị trí cao nhất và chiếm khoảng 50% các ca tử vong do các bệnh truyền nhiễm gây dịch trên người. Những ca tử vong do dại là một trong những tử vong đau thương nhất vì người bệnh đau đớn và tỉnh táo đến lúc chết. Ngoài ra còn để lại những tổn thương tâm lý nặng nề cho người thân và cộng đồng.

Ngày phòng chống Bệnh dại: Mắc bệnh dại khiến người bệnh 100% tử vong, làm sao để phòng chống? - Ảnh 1.

Bệnh dại là một trong những căn bệnh cực nguy hiểm.

Cùng với con số tử vong đó, hàng năm có trung bình khoảng 500.000 người bị chó cắn phải điều trị dự phòng bằng vắc-xin dại, phí tổn tiền vắc-xin ước tính hơn xấp xỉ 1.000 tỷ đồng mỗi năm. Ngoài ra còn gây tổn thất đến sức khỏe, tinh thần của người dân.

Hơn 80% các trường hợp tử vong do bệnh dại tập trung tại một số tỉnh, thành phố khu vực miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ. Nguyên nhân chủ yếu là do công tác phòng chống dại còn nhiều khó khăn. Đồng thời, tỷ lệ tiêm vắc-xin phòng dại trên người và động vật còn thấp.

Nhân ngày quốc tế phòng chống bệnh dại, giới chuyên gia cũng lên tiếng nâng cao cảnh giác với căn bệnh này. Đặc biệt phải chủ động trong khâu sơ cứu nếu bị chó cắn, phòng chống bệnh dại ngay sau đó.

Sơ cứu đúng cách khi bị chó cắn, tránh nguy cơ mắc bệnh dại

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (Nguyên trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai), vào trường hợp này, chúng ta không nên hốt hoảng. Bạn cần nhanh chóng rửa vết thương. Sau đó chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để làm sạch vết thương. Sau đó chuyển lên bệnh viện chuyên khoa để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm như bệnh dại. Cụ thể:

Ngày phòng chống bệnh dại: Mắc bệnh dại khiến người bệnh 100% tử vong, làm sao để phòng chống? - Ảnh 3.

Hơn 80% các trường hợp tử vong do bệnh dại tập trung tại một số tỉnh, thành phố khu vực miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ.

- Làm sạch vết thương: Rửa vết thương dưới vòi nước chảy để loại bỏ mầm bệnh, thao tác rửa nhẹ nhàng, tỉ mỉ, dùng nước và bông làm sạch, không chạm trực tiếp vào vết thương.

- Lau khô vết thương bằng bông, sau đó sử dụng thuốc sát trùng như cồn hoặc oxy già: Lưu ý chỉ dùng lượng nhỏ để sát trùng, thổi nhẹ vào vết thương khi thoa thuốc vì rất xót.

- Kê vùng bị thương ở vị trí cao sau khi bôi thuốc sát trùng: Điều này sẽ giúp bạn cầm máu hiệu quả hơn.

- Cầm máu: Nếu vết thương do chó cắn chảy máu trong vòng 10-15 phút thì bạn không nên cầm máu trong quá trình rửa vết thương. Bạn chỉ cần cầm máu sau 15 phút nếu máu vẫn tiếp tục chảy.

Ngày phòng chống bệnh dại: Mắc bệnh dại khiến người bệnh 100% tử vong, làm sao để phòng chống? - Ảnh 4.

Bộ y tế nhận định, tại nước ta, bệnh dại đã lưu hành trong nhiều năm.

Sử dụng 3 miếng gạc y tế đặt lên vết thương. Chờ trong vòng 7 phút, máu vẫn tiếp tục ra nhiều thì đặt gạc thêm vào vết thương. Không gỡ miếng gạc trước đó để đặt gạc sau vì có thể khiến máu chảy nhiều hơn. Chờ đến khi máu ngừng chảy thì băng lại vết thương. Sau đó đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra.

- Đối với trường hợp bị chó cắn sâu và ra nhiều máu, máu phun thành tia, bạn dùng dây thun để garô xung quanh vết thương và chi. Nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu kịp thời, tránh mất máu nhiều.

Phòng chống nguy cơ chó cắn để tránh bệnh dại triệt để ngay từ hôm nay

Cho đến nay bệnh dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Người bị bệnh dại gần như tử vong 100%. Bệnh dại nguy hiểm nhưng đã có vắc-xin phòng. Do đó, người dân hoàn toàn có thể phòng tránh được bệnh dại. Để chủ động phòng chống, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

Ngày phòng chống bệnh dại: Mắc bệnh dại khiến người bệnh 100% tử vong, làm sao để phòng chống? - Ảnh 6.

Bệnh dại nguy hiểm nhưng đã có vắc-xin phòng.

1. Tiêm phòng đầy đủ cho chó, mèo nuôi. Tiêm nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của ngành thú y.

2. Không thả rông chó, mèo; chó ra đường phải được đeo rọ mõm.

3. Không đùa nghịch, trêu chọc chó, mèo.

4. Khi bị chó, mèo cắn, cào, liếm cần thực hiện khuyến cáo chung:

- Rửa kỹ vết thương bằng nước và xà phòng đặc liên tục trong 15 phút, nếu không có xà phòng thì phải xối rửa vết thương bằng nước sạch - đây là biện pháp sơ cứu hiệu quả để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh Dại khi bị chó, mèo cắn.

Ngày phòng chống bệnh dại: Mắc bệnh dại khiến người bệnh 100% tử vong, làm sao để phòng chống? - Ảnh 7.

Rửa kỹ vết thương bằng nước và xà phòng đặc liên tục trong 15 phút khi bị chó cắn để phòng chống bệnh dại.

- Sau đó tiếp tục rửa vết thương bằng cồn 70%, cồn iod hoặc Povidone, Iodine.

- Hạn chế làm dập vết thương và không được băng kín vết thương.

- Đến ngay Trung tâm y tế gần nhất để được tư vấn và tiêm phòng Dại kịp thời. Chỉ có tiêm phòng mới ngăn ngừa không bị bệnh dại.

- Tuyệt đối không dùng thuốc nam, không tự chữa, không nhờ thầy lang chữa bệnh dại.

Chia sẻ