Ngày 30 tháng Chạp bận tối mắt ở một tiệm tóc Hà Nội, nghe bà chủ trải lòng về nghề "sang chảnh trên đầu thiên hạ"

Lynk, ảnh: Quý Nguyễn,
Chia sẻ

Người ta cứ đồn nghề cắt tóc gội đầu làm 1 năm ăn 1 mùa, chỉ cần Tết là "1 tháng kiếm cả trăm triệu". Nhưng phải chịu cái cảnh ngày ăn 1 bữa cơm, có khi mỗi gói mì rồi đứng gãy cả chân để phục vụ khách, đêm 30 mới vội vàng xách vali bồng bế con về quê, mới hiểu được thế nào là "tin đồn"...

29 Tết, cả Hà Nội bắt đầu thưa vắng người lại qua. Chẳng còn giờ tan tầm tắc đường inh ỏi, cũng chẳng ai mệt mỏi vì bận rộn nữa. Nếu có vội, cũng chỉ là về nhà cho kịp bữa tất niên, họp mặt với người thân gia đình để cùng nhau tiễn năm cũ.

Những con phố ngày thường sầm uất đã đóng hết cửa hàng từ trước 28 Tết, chẳng ai mua bán gì ngoài chợ búa sắm đồ ăn. Thế nhưng vẫn còn rất nhiều người lặng lẽ làm công việc của mình, phục vụ bao khách hàng dù họ cũng mong mỏi được về quê ăn Tết. Đó là các cửa hàng cắt tóc gội đầu, đông nghịt người đến tận chiều 30 như cửa tiệm nằm sâu trong ngõ nhỏ đường Xuân Thủy – Cầu Giấy của vợ chồng Hoàng Hà Linh (26 tuổi, quê Phú Thọ). Linh vẫn nói đùa rằng, nghề của mình được ví như "làm dâu trăm họ", cày cả năm trông đợi vào mỗi tháng giáp Tết.

Ngày 30 tháng Chạp bận tối mắt ở một tiệm tóc Hà Nội, nghe bà chủ trải lòng về nghề sang chảnh trên đầu thiên hạ - Ảnh 1.

Tiệm làm tóc trong ngõ nhỏ của chị Hà Linh và chồng vẫn tấp nập ngày cuối năm.

Ngày 30 tháng Chạp bận tối mắt ở một tiệm tóc Hà Nội, nghe bà chủ trải lòng về nghề sang chảnh trên đầu thiên hạ - Ảnh 2.

Anh chị đóng tiệm muộn để những vị khách cuối cùng có được mái tóc đẹp đón Tết.

Người ta vẫn cứ đồn là "bọn làm tóc salon sướng lắm, thích mở cửa lúc nào thì mở, chỉ việc mặc quần là áo lượt, ngồi trong tiệm chờ khách ghé qua". Rồi đoán già đoán non rằng 2-3 tuần giáp Tết thợ làm đầu kiếm bộn tiền "ghê lắm", có khi 1 ngày thu cả trăm triệu đồng, gấp chục lần món nghề khác phải vật lộn cả tháng, bởi khách hàng ùn ùn kéo đến làm không xuể. Ai cũng muốn Tết phải thật xinh, nên đương nhiên họ sẵn sàng rút ví tân trang lại cái "góc con người" của mình.

Thế nhưng, phải là thợ tóc mới hiểu, không gì khổ bằng tay chân nứt nẻ chảy máu quanh năm, đứng nhiều đến đau sụn cả lưng, ngửi hóa chất mụ mị cả đầu. Đó không phải là lời biện minh kể khổ, mà sự thật bản chất công việc mà những người làm tóc như vợ chồng chị Linh phải trải qua mỗi ngày.

Ngày 30 tháng Chạp bận tối mắt ở một tiệm tóc Hà Nội, nghe bà chủ trải lòng về nghề sang chảnh trên đầu thiên hạ - Ảnh 3.
Ngày 30 tháng Chạp bận tối mắt ở một tiệm tóc Hà Nội, nghe bà chủ trải lòng về nghề sang chảnh trên đầu thiên hạ - Ảnh 4.

Tết năm nào vợ chồng chị Hà Linh cũng về muộn, vì khách thường hay tới đông vào những ngày cuối cùng.

Trăm triệu chẳng thấy đâu, chỉ thấy toàn "trăm dâu đổ đầu tằm", tối mới ăn bữa trưa, còn đêm khuya thì lót dạ bữa tối, phục vụ khách luôn tay đến chóng mặt nhừ người. Đi ngủ rồi vẫn váng vất lời khách dặn "em muốn uốn kiểu này", "chị muốn nhuộm màu kia", "đừng làm hỏng đầu cô đấy nhé", rồi cả mùi hóa chất, dầu gội, tiếng máy sấy xì xì ám ảnh.

Bằng giờ này năm ngoái, nhìn ra ngõ tấp nập người về quê, Hà Linh ôm bụng bầu 8 tháng vượt mặt, tủi thân đến vô chừng. Năm nay cũng vẫn vậy, có khác chăng là mệt mỏi hơn xíu vì vừa phụ giúp chồng làm tóc, vừa phải chăm sóc 2 đứa con, bé gái lớn mới hơn 3 tuổi, còn cậu út vừa tròn thôi nôi.

Ngày 30 tháng Chạp bận tối mắt ở một tiệm tóc Hà Nội, nghe bà chủ trải lòng về nghề sang chảnh trên đầu thiên hạ - Ảnh 5.

Mở mắt ra là làm đầu cho khách, dù rất mệt nhưng vợ chồng Linh vẫn phải cố vì "khách họ cần mình".

Ngày 30 tháng Chạp bận tối mắt ở một tiệm tóc Hà Nội, nghe bà chủ trải lòng về nghề sang chảnh trên đầu thiên hạ - Ảnh 6.

"Người ta muốn có đầu đẹp ăn Tết, mình không làm thì họ biết làm sao?".

Anh Sỹ - chồng Hà Linh cũng chia sẻ rằng: "Năm nay vợ chồng mình có thêm 1 thợ phụ, cậu ấy cũng chăm chỉ nhưng Tết đến là xoay sở không kịp luôn. Bắt đầu từ 23 tháng Chạp đổ đi, ngày nào cũng thâu đêm suốt sáng, đỉnh điểm ngày 26 - 27 âm, mình cắt đến 50 đầu nam, đầu nữ làm hóa chất liên tục gần chục người. Cứ xong 1 công đoạn khách này lại quay sang khách khác, chẳng ngơi tay ăn một miếng cơm. Không làm thì chẳng có ăn, làm vất vả hết sức thì phải chịu đủ thứ áp lực".

1-2h sáng mới nghỉ ngơi những 8h đã phải dậy mở cửa, có bao nhiêu nỗi niềm mà Hà Linh chỉ dám trải lòng với khách đôi ba câu. Lắm lúc mệt mỏi quá, Linh tự hỏi sao ngày xưa lại chọn cái nghề này, nhưng thấy khách cười tươi khen ngợi, nhờ chụp ảnh khoe tóc Tết xinh, cô lại thêm động lực cố gắng, mang niềm vui đến cho mọi người.

Ngày 30 tháng Chạp bận tối mắt ở một tiệm tóc Hà Nội, nghe bà chủ trải lòng về nghề sang chảnh trên đầu thiên hạ - Ảnh 7.

Tết người ta thấy vui, háo hức, riêng những người làm tóc thì vất vả.

Ngày 30 tháng Chạp bận tối mắt ở một tiệm tóc Hà Nội, nghe bà chủ trải lòng về nghề sang chảnh trên đầu thiên hạ - Ảnh 8.

Đứng cả ngày vừa đói vừa mệt, Hà Linh cũng không dám bỏ khách đi ăn.

Bà chủ trẻ gốc Phú Thọ chọn cái nghề này như cái duyên và trở thành đam mê từ hồi còn đi học. Nhà có 2 chị em, chị còn 1 em trai nữa. Ở quê, con gái xong cấp 3 thì thường học luôn nghề gì đó rồi đi làm cho nhanh, nên Linh xin mẹ đi học nghề làm tóc. Bố mẹ cũng đồng ý.

Nhớ cách đây 6 năm, thân gái đất khách, một mình giữa Hà Nội đông đúc bon chen, sinh hoạt thì đắt đỏ, nên Linh cũng chỉ biết cố gắng, nhẫn nhịn bao tủi cực, thậm chí những ngày đầu ra nghề còn đi làm không lương. Món tiền đầu tiên cô kiếm được chỉ vỏn vẹn 800 nghìn đồng, còn chẳng bằng 1 tháng ăn tiêu của sinh viên. 

Linh tằn tiện chi tiêu để bố mẹ ở nhà không lo lắng, rồi sau đó gặp người chồng hiện tại khi làm chung tại salon. 2 người cùng về chung 1 nhà, gom góp vốn mở tiệm tóc riêng, cùng ổn định cuộc sống. 2 nhóc tì lần lượt ra đời, tuy hạnh phúc nhân đôi nhưng khó khăn thì gấp 4.

Ngày 30 tháng Chạp bận tối mắt ở một tiệm tóc Hà Nội, nghe bà chủ trải lòng về nghề sang chảnh trên đầu thiên hạ - Ảnh 9.

"Cả năm mới được dịp dồn dập, thôi thì cố cho cái Tết ngon hơn...".

Linh nhớ lại: "Hồi đầu mới cưới nhau, thuê được căn trọ nhỏ, vừa khai trương không lâu thì bị đòi lại nhà, 2 vợ chồng dắt díu nhau đi kiếm nhà mới, chưa xong xuôi thì biết tin mang bầu. Mấy năm trời chật vật, giờ mới gọi là tạm ổn, thuê được chỗ vừa ăn ở vừa mở được tiệm, ngay giữa ngõ đông đúc dân cư, lượng khách đủ để trang trải sinh hoạt.

Ngày trước nghề bọn mình rất hay bị dè bỉu, xì xào. Về quê ai hỏi cháu làm gì, nói cắt tóc gội đầu là bị nhìn với ánh mắt khác. Người ý tứ thì đều im lặng, còn lại thì mình đoán chắc họ nghĩ gì đó không hay. Mà thôi, mình có chồng con rồi, họ nói gì cũng kệ. Người quen thân thông cảm cho công việc mình là được rồi".

Ngồi nhìn bà mẹ trẻ cắm cúi gội đầu, sấy khô, xong chốc lát lại giúp chồng pha thuốc, hấp đầu cho khách, tôi hỏi chị sao không đeo găng tay. Trời thì lạnh thấu da thấu thịt, đụng vào nước, hóa chất cả ngày như thế, làm sao mà chịu được? Linh cũng chỉ cười trừ: "Tay của mình để phục vụ khách hàng, biết là tê, là xót, là nứt nẻ sần sùi, lắm hôm còn chảy máu đau điếng, nhưng vẫn phải cắn răng chịu đựng.

Ngày 30 tháng Chạp bận tối mắt ở một tiệm tóc Hà Nội, nghe bà chủ trải lòng về nghề sang chảnh trên đầu thiên hạ - Ảnh 10.

Ám ảnh nhất với thợ làm tóc là bàn tay bị ảnh hưởng rất nhiều, cả sức khỏe cũng không được tốt, hay mắc bệnh về mũi, lưng, phổi.

Có đeo găng cũng không đỡ là bao, mùa đông này xòe ngón tay ra là thấy rát, tay đẹp đẽ đến mấy thì theo nghề lâu năm cũng bị xấu đi nhiều. Bạn thợ phụ nhà mình là con trai mà còn kêu suốt ngày, làm được mấy tháng thôi nhưng tay khô ráp lắm. Bôi kem nẻ cũng chẳng ăn thua. Cái đặc thù công việc mình là thế, da xấu, rồi có người còn bị bệnh khớp ngón tay nữa.

Gội đầu cho khách người thích lạnh người thích nóng, người gãi nhẹ người cào mạnh, dính thuốc nhuộm, thuốc uốn thì thôi không cần nói, đi cọ rửa cả ngày không hết, lúc nào cũng đầy mùi".

Biết rằng chọn cái nghề làm dâu thiên hạ khổ trăm bề, lại phải chịu nhiều định kiến sau lưng, nhưng Linh không buồn hay nản chí, vợ chồng cô từ tay trắng làm nên được cửa tiệm như bây giờ, cũng xứng đáng với mồ hôi nước mắt. Cô rất sợ mỗi khi nghe hàng xóm xung quanh í ới bắt chuyện rằng "Cô chú làm mỗi cái đầu 600-800 ngàn bằng chị bán hàng cả tuần", "Ngày chục cái đầu mỗi đầu vài trăm thì tiền để đâu cho hết"... Nếu có thể, cô sẵn sàng đổi chỗ cho họ để thử cảm giác "tiền để đâu cho hết" ấy!

Ngày 30 tháng Chạp bận tối mắt ở một tiệm tóc Hà Nội, nghe bà chủ trải lòng về nghề sang chảnh trên đầu thiên hạ - Ảnh 11.

Dù mệt nhọc đến mấy, vợ chồng Linh vẫn luôn phải cười tươi và chiều theo mọi sở thích khách hàng.

Bao nhiêu khách xung quanh ái ngại tò mò, hỏi đủ thứ chuyện, Linh tâm sự thêm: "Tháng giáp Tết là thu nhập khá nhất, cũng được 5-6 triệu/ ngày, nhưng phải cật lực thì mới đủ bù lại chi phí bỏ ra. Chứ trong năm, có nhiều tháng cộng sổ, hai vợ chồng ôm nhau khóc ròng vì lỗ, coi như tháng đó nhịn đói nuôi con. 

Nhiều người hay thắc mắc sao làm xoăn uốn nhuộm có tí mà hết ngần ấy tiền, nói luôn là tiệm nhỏ như nhà mình cũng phải bỏ ra tiền mặt bằng, điện nước, tiền thuốc nhập, rồi tiền công đứng mỏi cả chân tỉ mẩn làm theo đúng ý khách.

Bản thân mình là thợ mình hiểu, muốn giá làm tóc rẻ rất dễ, nhập thuốc chất lượng kém về là xong, lãi chắc đủ bằng tin đồn trăm triệu đấy. Nhưng mà dùng thuốc dởm, trôi nổi, thì người khổ đầu tiên là mình. Tay sờ mũi ngửi, có sao thì vận vào mình trước chứ khách thì còn xa. Làm nghề gì thì cũng nên có tâm, và khách hàng thì cũng nên thông cảm, đừng ham rẻ ham lạ để rồi chịu hậu quả vào người, lại quay ra vơ đũa cả nắm, nói bọn làm tóc không ra gì, buồn lắm".

Ngày 30 tháng Chạp bận tối mắt ở một tiệm tóc Hà Nội, nghe bà chủ trải lòng về nghề sang chảnh trên đầu thiên hạ - Ảnh 12.

Mấy ngày giáp Tết bận rộn, vợ chồng Linh chẳng có giây phút nghỉ để chăm con, con bé cứ tha thẩn tự chơi một mình.

Chồng Hà Linh rất chịu thương chịu khó, lại yêu chiều vợ con, nên chị cũng phần nào được san sẻ những lo toan cuộc sống thường ngày. 2 vợ chồng làm chung công việc, ở cạnh nhau từ sáng đến chiều, cũng có lúc bất hòa tranh cãi, nhưng rồi vẫn cùng nhau đi qua mọi khó khăn cực nhọc. Cũng có người trêu Hà Linh rằng, phải ngày xưa thầy bói bảo chị sẽ được làm nghề "nắm đầu thiên hạ" hay không, để bây giờ ứng nghiệm đúng thế. Linh chẳng biết nên khóc hay nên cười!

Trong lúc 2 vợ chồng chị Linh bận xoay như chong chóng, thì cô con gái nhỏ Cherry ôm búp bê trong góc chơi 1 mình. Hôm nay đã là ngày cuối cùng năm cũ, nhà người ta đã rộn ràng tất niên, còn Cherry thì vẫn chưa được ăn trưa. Đáng lẽ ra giờ này cô bé được gặp gỡ ông bà, về quê đón giao thừa với anh chị họ hàng, xúng xính khoe váy mới. Thỉnh thoảng liếc sang nhìn bắt gặp ánh mắt con ngây thơ, Linh chạnh lòng muốn ứa nước mắt. Chị chẳng có thời gian ngồi chơi với con, đưa con đi sắm đồ mặc Tết, dù muốn con đủ đầy hạnh phúc Tết này...

Ngày 30 tháng Chạp bận tối mắt ở một tiệm tóc Hà Nội, nghe bà chủ trải lòng về nghề sang chảnh trên đầu thiên hạ - Ảnh 13.

Tranh thủ vắng bớt khách, bà mẹ trẻ vội nấu cháo cho con, sợ có khách tiếp theo đến tiệm.

Ngày 30 tháng Chạp bận tối mắt ở một tiệm tóc Hà Nội, nghe bà chủ trải lòng về nghề sang chảnh trên đầu thiên hạ - Ảnh 14.
Ngày 30 tháng Chạp bận tối mắt ở một tiệm tóc Hà Nội, nghe bà chủ trải lòng về nghề sang chảnh trên đầu thiên hạ - Ảnh 15.

Giữa ngổn ngang bộn bề, nếu không ai nhắc cho thì Hà Linh cũng quên hôm nay đã 30 tháng Chạp.

Ngày 30 tháng Chạp bận tối mắt ở một tiệm tóc Hà Nội, nghe bà chủ trải lòng về nghề sang chảnh trên đầu thiên hạ - Ảnh 16.
Ngày 30 tháng Chạp bận tối mắt ở một tiệm tóc Hà Nội, nghe bà chủ trải lòng về nghề sang chảnh trên đầu thiên hạ - Ảnh 17.

Niềm vui hiếm hoi của Hà Linh sau ngày dài mệt nhọc bên con.

Tiễn vị khách vừa ra khỏi cửa, Linh tranh thủ ngồi xay rau, nấu cháo cho bé út. Cậu nhóc Ken ngoan ngoãn ngủ cả chiều, chắc đói quá nên mới khóc đòi mẹ. Tất tả chạy lên gác bế con xuống dưới, bà mẹ trẻ vừa cưng nựng con, vừa chăm chú quấy nồi cháo nhỏ. 

Thương 2 con chịu cực cùng bố mẹ, cố gắng kiếm những đồng cuối cùng về ăn Tết chiều 30, chiếc vali còn chưa xếp xong đồ, tiệm ngổn ngang bao thứ chưa dọn dẹp. Họ chấp nhận đón cái Tết muộn cũng vì mong các con sau này không vất vả như bố mẹ chúng. Vợ chồng chị đành bảo nhau cố thêm chút nữa, rồi ngày mai sẽ được nghỉ ngơi, ôm các con đi chơi và đêm ngủ sẽ thật tròn giấc...

Chia sẻ