Nếu có những dấu hiệu này, chắc chắn bạn đã bị trầm cảm trong thời hiện đại

HQ,
Chia sẻ

Chán nản, mệt mỏi dai dẳng có thể báo hiệu những vấn đề tâm lý nghiêm trọng giống như một cơn trầm cảm mà bạn không ngờ tới.

Căn bệnh phức tạp này thậm chí còn khó chẩn đoán hơn trong thời kì công nghệ hiện nay. Bạn sẽ phải ngạc nhiên khi biết được những dấu hiệu trầm cảm đã "biến hóa" rất nhiều trong thời hiện đại. Các biểu hiện trầm cảm không dừng lại ở mệt mỏi, chán nản mà ngày càng phong phú.

Nếu có những dấu hiệu này, chắc chắn bạn đã bị trầm cảm trong thời hiện đại:

Nghiện các mạng xã hội

Mạng xã hội đã dần trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Ngoài việc giúp gắn kết, tạo các mối quan hệ, đây còn là kênh liên lạc hữu hiệu và nhanh chóng. Tuy nhiên, mặt trái của phương thức giao tiếp này là khiến tình trạng trầm cảm thêm trầm trọng.

Solomon Evans, chuyên gia tâm lý kiêm nhà nghiên cứu y sinh tại Bệnh viện Edouar-Herriot (Pháp), một người trầm cảm thường sẽ thu mình lại và tránh tiếp xúc trực tiếp với người khác. Dấu hiệu cảnh báo cho hiện tượng này chính là dành quá nhiều gian cho mạng xã hội.

Nếu có những dấu hiệu này, chắc chắn bạn đã bị trầm cảm trong thời hiện đại - Ảnh 1.

Mạng xã hội đã dần trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta.

Ngủ quá nhiều

Trên thực tế, ngủ quá nhiều do mệt mỏi và do stress thường bị mọi người nhầm lẫn dù có sự khác biệt rõ rệt. Deborah Levy, dược sĩ học kiêm nhà tư vấn y khoa trung tâm Sức khỏe Carrington Farms cho biết, thông thường, 8 giờ ngủ mỗi đêm là con số trung bình để một người không cảm thấy mệt mỏi vào hôm sau. Con số 10 giờ có thể chấp nhận được khi bạn hoạt động quá sức hoặc thể trạng quá mệt mỏi. Tuy nhiên, một người gặp rắc rối trong việc giữ tỉnh táo dù hôm trước đã ngủ đủ 8 tiếng là dấu hiệu cho thấy họ đang phải đối mặt với trầm cảm.

Lười hoạt động

Vận động là cách hữu hiệu giúp xóa tan mệt mỏi và trầm cảm. Phần lớn những người mắc phải trầm cảm thường gặp khó khăn trong việc vận động và thường có xu hướng nghỉ ngơi một chỗ.

Theo các chuyên viên y khoa tại Trung tâm Sức khỏe Memorial Sloan-Kettering thuộc Đại học Weill Cornell Medical College, New York (Mỹ) ghi nhận, bệnh nhân trầm cảm thường phàn nàn về cảm giác mệt mỏi, uể oải, không muốn vận động. Đây là một trong những dấu hiệu giúp nhận biết liệu bạn có đang phải đối mặt với trầm cảm hay không.

Nếu có những dấu hiệu này, chắc chắn bạn đã bị trầm cảm trong thời hiện đại - Ảnh 2.

Phần lớn những người mắc phải trầm cảm thường gặp khó khăn trong việc vận động và thường có xu hướng nghỉ ngơi một chỗ.

Quá nhạy cảm

Những người gặp vấn đề về tâm lý đặc biệt là trầm cảm thường sở hữu tâm hồn nhạy cảm quá mức, nhất là khi tiếp xúc với các mạng xã hội. Ví dụ như khi tấm ảnh đại diện vừa đăng không nhận được "like" hay "comment" nào, chủ nhân thường chán nản và nhanh chóng so sánh với những người khác. Nguồn gốc cho tình trạng tâm lý không ổn định này chính là trầm cảm.

Tuyệt vọng

Cảm giác tuyệt vọng cũng là một trong những vấn đề mà nhiều người trầm cảm thường gặp phải. Để đối phó với cảm giác này, thay vì dành thời gian cho những người thân và bạn bè, những người trầm cảm thường ngồi lỳ bên máy tính mà chẳng làm gì hết.

Không có khả năng xử lý nhiều thông tin một lúc

Trầm cảm có khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc xử lý của não bộ, khiến con người nhanh chóng mất đi sự thông thái và tập trung. Các chuyên gia y khoa tại Bệnh viện Brigham&Woman’s (Mỹ) cho biết, khi gặp phải vấn đề về tập trung đi kèm bất cứ một dấu hiệu nào khác ở trên, hãy tìm kiếm sự trự giúp từ các chuyên gia tâm lý sớm nhất có thể.

Nếu có những dấu hiệu này, chắc chắn bạn đã bị trầm cảm trong thời hiện đại - Ảnh 3.

Trầm cảm có khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc xử lý của não bộ, khiến con người nhanh chóng mất đi sự thông thái và tập trung.

Mệt mỏi và sốt nhẹ

Những triệu chứng của trầm cảm không phải lúc nào cũng rõ ràng và dễ nhận ra. Đôi lúc mệt mỏi và sốt nhẹ cũng có thể cảnh báo tình trạng nguy hiểm này. Nếu chỉ diễn ra với tần suất thấp, hai dấu hiệu này không phải vấn đề đáng ngại với bạn. Mọi chuyện chỉ thực sự rắc rối và cần để mắt tới khi chúng lặp lại thường xuyên và gây ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày.

Chụp ảnh "tự sướng" quá nhiều

Theo hiệp hội Tâm lý Mỹ (APA), chụp ảnh "tự sướng" quá nhiều có thể là dấu hiệu chứng tỏ bạn gặp phải một số rối loạn về tâm lý. Điều này còn rõ ràng hơn khi bạn "chăm chăm" vào việc đếm "like" và "comment" của bạn bè về những tấm ảnh này.

(Nguồn: Thehealthsite)

Chia sẻ