BÀI GỐC Tỏ tình crush nhưng bị từ chối vì “không thích quan hệ tình cảm với đồng nghiệp”, 3 tháng sau chàng trai đau đớn chứng kiến nàng thơ yêu sếp của mình

Tỏ tình crush nhưng bị từ chối vì “không thích quan hệ tình cảm với đồng nghiệp”, 3 tháng sau chàng trai đau đớn chứng kiến nàng thơ yêu sếp của mình

Đã thích thì khó đến đâu người ta cũng nhích, bị từ chối thì chỉ đơn giản là người ta không có tình cảm với mình thôi!

2 Chia sẻ

Nên cãi sếp như thế nào để không bị ghét bỏ, thậm chí còn được tin tưởng và trọng dụng hơn?

Bi Yu,
Chia sẻ

Thay vì thảo mai trước mặt sếp, nhân viên nào cãi cho sếp phục mới dễ trở thành cánh tay phải đắc lực của họ.

Đừng lầm tưởng rằng lúc nào cũng phải đồng ý, cười tươi như hoa với mọi lời sếp nói thì mới được yêu quý.

Nếu bạn cảm thấy kế hoạch sếp đưa ra thật tẻ nhạt và không hiệu quả, sếp phê bình người khác một cách quá vô lý, bạn có cách làm khác còn hay hơn sếp nhiều… hãy mạnh dạn nêu ra ý kiến vì đây chính là lúc bạn thể hiện mình là người tài của công ty.

Tuy nhiên, làm gì thì làm, nhất là đối đầu với sếp thì nhất định phải bỏ túi bí kíp những sau để nắm chắc phần thắng.

3 điều nên làm

Phân tích lại vấn đề

Nên cãi sếp như thế nào để chẳng những không bị mắng lại còn được thêm tin yêu, trọng dụng? - Ảnh 1.

Hãy chắc chắn rằng bạn đã nắm rõ tình hình, cách thức sếp định thực hiện để tránh phát ngôn ngớ ngẩn trước khi nêu ra quan điểm phản bác lại sếp.

Trình bày thẳng thắn quan điểm của bạn

Không vòng vo, đánh nhanh thắng nhanh và đánh đúng trọng tâm vấn đề là điều quan trọng nhất! Mọi lập luận của bạn đều nên có căn cứ, lý lẽ, số liệu rõ ràng thì sếp khó mà bắt bẻ vô lý được.

Luôn có thái độ cầu thị

Nên cãi sếp như thế nào để chẳng những không bị mắng lại còn được thêm tin yêu, trọng dụng? - Ảnh 2.

Hãy tỏ thái độ tôn trọng ý kiến của mọi người, đồng thời giải thích cho họ hiểu phương án của bạn tối ưu, hiệu quả như thế nào đối với lợi ích chung của công ty.

Đừng ngại đón nhận những ý kiến trái chiều của đồng nghiệp, mọi ý kiến đóng góp sẽ là kinh nghiệm để bạn hoàn thiện năng lực của mình hơn.

3 điều không nên

Nhìn ngang, liếc dọc khi trình bày

Chưa bàn đến nội dung, riêng biểu hiện tự ti này đã làm giảm độ tin cậy trong những lời bạn nói xuống 50% rồi.

Khăng khăng rằng mình đúng

Nên cãi sếp như thế nào để chẳng những không bị mắng lại còn được thêm tin yêu, trọng dụng? - Ảnh 3.

Cứ ôm khư khư quan điểm của mình mặc cho mọi người đã chỉ ra những sở hở, thiếu sót thì quả là dại dột. Dù kết quả có ra sao, hãy đón nhận nó với một thái độ cầu tiến, vui vẻ nhất có thể thì bạn mới được đồng nghiệp và sếp đánh giá cao.

Đưa ra lập luận không rõ ràng, thiếu căn cứ

Các sếp sợ nhất nhất là kiểu nhân viên không nắm rõ năm ngoái công ty mình hoạt động thế nào, lời lỗ bao nhiêu mà cứ thản nhiên “chém gió”. Nên nhớ, kế hoạch mình đưa ra có hay đến đâu mà không phù hợp với hoàn cảnh công ty thì rồi cũng "xôi hỏng bỏng không".

(Tổng hợp)

Chia sẻ