Nắng nóng gay gắt, cần phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa sốc nhiệt và kiệt sức do nhiệt để xử lý cho đúng

Hồng Quân,
Chia sẻ

Khi nhiệt độ bên ngoài tăng cao, cơ thể sẽ phải làm việc cực kỳ chăm chỉ nhằm duy trì mức nhiệt bình thường. Quá trình này đôi khi có thể dẫn đến tình trạng kiệt sức vì nóng hoặc say nắng.

Cơ thể chúng ta giống như một bộ điều nhiệt, liên tục hoạt động để điều chỉnh nhiệt độ nhằm đảm bảo không bị quá nóng hoặc quá lạnh, giữ ở mức gần 37°C nhất có thể. Tuy nhiên, trong những ngày đặc biệt nóng hoặc lạnh, cơ chế tự điều chỉnh này có thể gặp trục trặc.

Khi nhiệt độ bên ngoài tăng cao, cơ thể sẽ phải làm việc cực kỳ chăm chỉ nhằm duy trì mức nhiệt bình thường. Quá trình này đôi khi có thể dẫn đến tình trạng kiệt sức vì nóng hoặc say nắng.

s1

Những người có nguy cơ gặp phải vấn đề sức khỏe này thường là người đang hoạt động cường độ cao ngoài trời, người già và người dùng thuốc có tác dụng phụ gây nhạy cảm với nhiệt độ cao.

Dan Gingold, chuyên gia y khoa kiêm bác sĩ cấp cứu tại Trung tâm y tế Mercy ở Baltimore lưu ý, những người có nguy cơ gặp phải vấn đề sức khỏe này thường là người đang hoạt động cường độ cao ngoài trời, người già và người dùng thuốc có tác dụng phụ gây nhạy cảm với nhiệt độ cao. Dù vậy, tất cả mọi người, ngay cả người khỏe mạnh cũng đều có nguy cơ bị say nắng và sốc nhiệt trong mùa hè nắng nóng này.

Kiệt sức là gì?

Peter Shearer, chuyên gia y khoa kiêm bác sĩ cấp cứu tại Mount Sinai Brooklyn cho biết, kiệt sức do nhiệt xảy ra khi nhiệt độ cơ thể dưới 40 °C, huyết áp giảm và tim không thể bơm máu tới các nơi như bình thường,

Các triệu chứng của tình trạng này bao gồm đổ mồ hôi nhiều, da lạnh, mạch đập nhanh nhưng yếu, buồn nôn, nôn mửa, chuột rút, chóng mặt, nhức đầu, mệt mỏi và ngất xỉu. Theo bác sĩ Shearer: "Đây là phản ứng bình thường của cơ thể trước một tác động bất thường".

s2

Kiệt sức do nhiệt xảy ra khi nhiệt độ cơ thể dưới 40 °C, huyết áp giảm và tim không thể bơm máu tới các nơi như bình thường,

Nếu bị kiệt sức vì nóng, bạn hãy di chuyển đến nơi mát mẻ, cởi bỏ càng nhiều quần áo càng tốt, đắp khăn ướt hoặc tắm nước mát và bổ sung nước. Bác sĩ Shearer cho biết, nhiều người bị kiệt sức vì nóng không cần phải đến bệnh viện. Tuy nhiên, nếu nhận thấy dấu hiệu nghiêm trọng như nôn mửa hoặc các triệu chứng vẫn liên tục kéo dài trong vòng một giờ tiếp theo, bạn cần được chăm sóc y tế càng sớm càng tốt.

Kiệt sức vì nóng không phải lúc nào cũng dẫn đến đến say nắng hoặc sốc nhiệt. Dù vậy, nếu không giải quyết kịp thời, người mắc hoàn toàn có thể phải đối mặt với nguy hiểm và thậm chí tử vong.

Sốc nhiệt là gì?

Debby Herbenick, nhà dược sĩ học kiêm tư vấn viên y khoa tại Đại học Indiana (Mỹ) cho biết, khi nhiệt độ cơ thể vượt quá 40°C, hệ thống thần kinh trung ương sẽ gặp trục trặc và mất khả năng kiểm soát nhiệt.

Theo bác sĩ Shearer: "Trong trường hợp này, cơ thể bạn đang phản ứng bất thường với tác động bất thường". Các triệu chứng cần lưu ý bao gồm da khô nóng, mạch đập nhanh và mạnh, nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn và mất ý thức.

s3 copy

Bác sĩ Shearer cảnh báo, bất cứ ai bị say nắng phải đến bệnh viện ngay. Nếu không được điều trị kịp thời, nhiệt độ cơ thể tăng cực cao có thể gây chết tế bào, dẫn đến tổn thương nội tạng vĩnh viễn.

Nhiệt độ cơ thể cần phải hạ xuống càng nhanh càng tốt nên trong khi đợi cấp cứu, bạn cần di chuyển người bệnh đến nơi mát mẻ, cởi quần áo cho họ và đắp khăn lạnh. Các bác sĩ có thể điều trị say nắng bằng cách để bệnh nhân ngâm nước lạnh, chườm nước đá và truyền dịch nhằm bù nước cho cơ thể.

Làm thế nào để phòng tránh tình trạng này?

Việc làm đầu tiên là uống nhiều nước khi hoạt động trong môi trường nóng. Nước tiểu có màu vàng đậm hoặc bị chuột rút là dấu hiệu bạn cần bổ sung chất lỏng cho cơ thể.

Hơn nữa, hãy mặc những bộ quần áo rộng và nhẹ, bôi kem chống nắng nhằm hỗ trợ quá trình tự làm mát cơ thể và bảo vệ da. Nếu có thể, bạn nên cân nhắc thay đổi loại thuốc đang sử dụng nếu chúng có tác dụng phụ làm tăng nhạy cảm với nhiệt độ cao. Ngoài ra, cố gắng tập thể dục vào buổi sáng hoặc buổi tối để tránh thời điểm nắng chiếu nhiều nhất.

(Nguồn: Health)

Chia sẻ