Muôn vàn tình huống "tréo ngoe" khi dạy con ngồi bô mà chỉ cần nhắc đến thôi nhiều mẹ sẽ phải ngao ngán lắc đầu: "Chuyện thường ngày ở huyện"

MÈO RÒM,
Chia sẻ

Nhiều bậc cha mẹ không tránh khỏi những tình huống oái oăm trong quá trình dạy con tập ngồi bô và điều này nhiều khi khiến các mẹ bực mình và phát điên.

Hướng dẫn trẻ ngồi bô là một việc không hề đơn giản. Nhiều bậc cha mẹ thường đối mặt với những tình huống oái oăm trong quá trình dạy con ngồi bô.

Chị Lan: "Bé nhà tôi khoảng 2 tuổi rưỡi, bé có thể diễn đạt rõ ràng muốn đi tiểu hoặc đi ị. Tuy nhiên, bé không tự động ngồi vào bô, lần nào bé cũng đòi mẹ bế vào bô mới chịu".

Chị Hường: "Bé nhà tôi hơn 2 tuổi. Miệng nói líu lo cả ngày, nhưng mỗi vấn đề đi tiểu, đi ị thì cắn răng không chịu nói với mẹ. Mỗi lần, tôi hỏi con có muốn ngồi bô không, thì con trả lời chắc nịch là 'Không'. Sau đó, bé liền tuôn ra một tràng cho mẹ dọn. Phòng khách của tôi sắp biến thành bãi chiến trường của con rồi. Tôi hỏi con có hôi không? Con bịt mũi bảo hôi, nhưng nhắc mãi con vẫn không chịu nói cho mẹ biết là con muốn đi vệ sinh".

Chị Ngọc: "Bé nhà tôi khoảng 2 tuổi 3 tháng. Khi tôi 'thả rông' cho con, con liền biết tự động ngồi vào bô mỗi khi buồn đi vệ sinh. Nhưng chỉ cần con được mặc quần, con liền 'bĩnh' ra quần".

Chị Nguyệt: "Bé nhà tôi hơn 20 tháng tuổi. Mỗi khi bé muốn đi vệ sinh, bé đều biết cởi quần và nói với mẹ. Nhưng ngặt nỗi, tôi chưa kịp bồng con đến bô thì con đã tiểu ra sàn, hoặc vừa đứng tiểu vừa nói chuyện líu lo với mẹ. Tôi không dám mắng mỏ con, bởi tôi sợ ảnh hưởng xấu đến tâm lý của con. Tôi chỉ mong con sớm học được cách tự động ngồi bô, khổ lắm các mẹ à".

1. Trẻ "bĩnh" ra quần rồi mới gọi mẹ

Muôn vàn tình huống tréo ngoe khi dạy con ngồi bô mà chỉ cần nhắc đến thôi nhiều mẹ sẽ phải ngao ngán lắc đầu: Chuyện thường ngày ở huyện - Ảnh 1.

Trẻ đã quen đi vệ sinh không kiểm soát khi mang bỉm, nên đối với quá trình rèn ngồi bô, trẻ sẽ cảm thấy lạ lẫm khi kiểm soát các cơ ở hậu môn, bàng quang. Trẻ vẫn còn lơ ngơ chưa hiểu "cảm giác ấy", hoặc vì mải ham chơi nên đã "bĩnh" ra quần trước khi gọi mẹ.

Mẹ đừng nên mắng mỏ trẻ, bởi trẻ không hề cố ý. Cảm nhận tín hiệu của cơ thể là một quá trình mà trẻ phải học và mẹ không nên nóng vội.

Mẹ nên nhẹ nhàng nhắc nhở: "Lúc nãy, con cảm thấy bụng căng phồng đúng không? Cảm giác ấy chính là con cần đi vệ sinh. Lần sau, khi con có cảm giác ấy, con nên nói cho mẹ biết".

2. Trẻ khóc lóc không chịu ngồi bô

Muôn vàn tình huống tréo ngoe khi dạy con ngồi bô mà chỉ cần nhắc đến thôi nhiều mẹ sẽ phải ngao ngán lắc đầu: Chuyện thường ngày ở huyện - Ảnh 2.

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ không thích ngồi bô. Có thể là trẻ cảm thấy không thoải mái, ngồi bô khiến hai chân dang rộng nên trẻ chưa kịp thích ứng. Hoặc là bô không cố định trên bề mặt sàn, trẻ cảm thấy chao đảo, không có cảm giác an toàn, nên trẻ không muốn ngồi bô.

Khi mẹ nhận thấy trẻ không thích ngồi bô, mẹ cần nói chuyện với trẻ để hiểu rõ nguyên nhân và tìm cách giải quyết. Khi mua bô cho trẻ, mẹ nên cho trẻ thử và chọn lựa. Nếu trẻ thật sự không thích thú khi ngồi bô, mẹ nên trì hoãn khoảng 1 - 2 tháng và thử lại vào lần sau.

3. Trẻ đi tiểu, nhưng không chịu ị vào bô

Muôn vàn tình huống tréo ngoe khi dạy con ngồi bô mà chỉ cần nhắc đến thôi nhiều mẹ sẽ phải ngao ngán lắc đầu: Chuyện thường ngày ở huyện - Ảnh 3.

Khi xảy ra tình huống này, có thể là trẻ sợ hãi hoặc không thoải mái. Khi trẻ đi ị, có khả năng là trẻ cảm thấy mình đang mất đi một phần của cơ thể, hoặc nước bắn vào mông khiến trẻ không thoải mái khi ngồi bô.

Mẹ có thể tạm thời khắc phục tình trạng này, bằng cách cho trẻ mang bỉm đã khoét lỗ và đặt trẻ ngồi vào bô. Điều này sẽ khiến trẻ cảm thấy quen thuộc và an toàn. Sau khoảng thời gian từ 1 - 2 tuần, mẹ hãy bỏ bỉm và cho trẻ ngồi bô.

4. Trẻ chỉ nhớ ngồi bô khi được mẹ nhắc nhở

Muôn vàn tình huống tréo ngoe khi dạy con ngồi bô mà chỉ cần nhắc đến thôi nhiều mẹ sẽ phải ngao ngán lắc đầu: Chuyện thường ngày ở huyện - Ảnh 4.

Trong quá trình rèn trẻ ngồi bô, việc nhắc nhở trẻ là một chuyện rất bình thường. Nhưng so với việc nhắc nhở, mẹ nên hướng dẫn trẻ cảm nhận tín hiệu của cơ thể. Chẳng hạn, mẹ có thể hỏi trẻ rằng, trẻ có cảm thấy bụng căng phồng không?

5. Trẻ ngồi bô vài phút không ra "thành phẩm", vừa mặc quần liền tuôn ra

Đây là tình huống oái oăm thường thấy khiến các mẹ đau đầu. Nguyên nhân là do trẻ vẫn chưa học được cách kiểm soát các cơ ở hậu môn và bàng quang. Các mẹ đừng nên nóng vội, bởi trẻ cần thời gian để thích ứng với điều đó.

Theo Sohu

Chia sẻ
Đọc tin gia đình mới nhất, xem trẻ sơ sinh nhanh nhất tại aFamily.