Một vài ngộ nhận về đường tiêu hóa

,
Chia sẻ

Nếu nuốt phải một mẩu kẹo cao su, phải mất 7 năm mới tiêu hóa hết.

Có thể bã kẹo cao su đó ở lại trong dạ dày chúng ta một thời gian khá dài bởi vì nó không bị tan ra trong miệng như các thực phẩm khác và dạ dày cũng không bẻ gãy chúng như thức ăn thông thường! Sự thật không phải như vậy. Bã kẹo cao su không dính vào thành ruột, hệ tiêu hóa sẽ vận chuyển đưa nó ra ngoài như mọi thức ăn khác trong vài ngày.

Ăn đồ ăn cay nóng có thể làm loét dạ dày? Trong quá khứ, thức ăn cay nóng được cho là thủ phạm gây tăng nguy cơ bị loét dạ dày nhưng hiện thì nó không còn được coi là đúng nữa. Nguyên nhân chính gây ra triệu chứng này là do nhiễm phải một vi khuẩn có tên Helicobacter pylori (H. pylori) hoặc do sử dụng các loại thuốc giảm đau như aspirin, ibuprofen, hay naproxen… Thức ăn cay nóng sẽ kích thích các vùng loét sẵn chứ không gây ra loét dạ dày.

Mang vác nặng gây ra chứng sa ruột? Có thể không phải như vậy. Chứng thoát vị có nguyên nhân gồm nhiều sức ép tác động vào hay vùng mô tế bào nằm rìa khoang bụng mở ra hoặc trở nên yếu hơn. Từ đó, một bộ phận nào đó hay mỡ từ đó phình ra qua lỗ mở.

Nguyên nhân xơ gan chỉ có thể là do uống rượu? Người ta có thể liên hệ ngay những người nghiện rượu với chứng xơ gan – tình trạng mà tế bào gan khỏe mạnh bị tổn thương và bị thay thế bởi các mô sẹo, nhưng thực tế rượu chỉ chiếm một nửa nguyên nhân gây ra số trường hợp bị xơ gan. Trong khi tiêu thụ quá liều lượng rượu cho phép thường dẫn đến những tổn thương gan khác, không chỉ là bệnh xơ gan.

Nếu là người không thể dung nạp đường lactose, bạn không thể uống các sản phẩm sữa. Không đúng. Việc bất dung nạp lactose khác với khả năng dung nạp các sản phẩm sữa. Trong khi ai đó có ngay triệu chứng nếu uống một cốc sữa, có người lại uống từ hai cốc hoặc nhiều hơn mới xảy ra hiện tượng. Cũng có người có thể ăn sữa chua, ăn kem nhưng không bao giờ uống sữa được. Vấn đề là phải thử nghiệm để biết liều lượng bao nhiêu là an toàn đối với bạn.

Ngủ ngồi có thể ngăn chặn chứng ợ nóng ban đêm? Không có cơ sở khoa học nào chứng minh như vậy. Để tránh các triệu chứng có thể xảy ra vào đầu giờ sáng, người ta có thể khắc phục bằng cách nâng cao đầu và ngực chừng 8-10cm, hoặc đặt gối phía sau đầu để tạo thế dốc đứng cần thiết.

Tuổi cao sẽ dẫn đến táo bón thường xuyên? Càng có tuổi, người ta càng dễ bị táo bón nhưng bản thân sự lão hóa của cơ thể không phải là thủ phạm. Người cao tuổi thường phải uống thuốc để trị bệnh, từ đó dẫn đến táo bón. Một số nguyên nhân khác là do ăn uống đầy đủ nhưng ít vận động hoặc không bổ sung đủ lượng chất lỏng vào người.

Chất xơ chỉ giúp được chứng táo bón. Nhìn chung, điều mà nhiều người ít ngờ tới là chất xơ còn rất hữu ích đối với người bệnh tiêu chảy. Ăn các thức ăn nhiều chất xơ sẽ làm cho phân không quá cứng, cũng không quá lỏng vì khi đó chất xơ giúp điều hoà lượng nước bằng cách hấp thu hoặc đẩy nước trong ruột kết.

Nếu không có triệu chứng biểu hiện, bạn không thể bị ung thư ruột kết. Nên nhớ là loại ung thư này sẽ không có dấu hiệu cảnh báo nào cho đến giai đoạn cuối. Vì thế, phát hiện từ sớm rất quan trọng. Sau độ tuổi 50, nên có chế độ kiểm tra sức khỏe định kỳ bằng cách chiếu chụp, soi ruột kết khoảng 5 năm một lần.

Bệnh về đường ruột Celiac nếu không chữa trị sẽ gây ra các vấn đề dạ dày liên miên. Mặc dù triệu chứng của bệnh đường ruột Celiac thường thấy như đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy nhưng rất nhiều người mắc bệnh này mà không có bất kỳ biểu hiện nào như trên. Celiac thực chất là một dạng bệnh đường ruột do cơ thể không hấp thu được chất gluten, một chất có trong các sản phẩm làm từ bột mì, lúa mạch như bánh mì, mì sợi... Nó rất dễ chẩn đoán nhầm với các bệnh khác như viêm loét dạ dày hay hội chứng ruột kích thích nếu chỉ nhìn vào các triệu chứng thường gặp, ngoài ra có những biểu hiệu có vẻ không liên quan đến đường ruột là thiếu máu, loãng xương, suy nhược thần kinh, viêm da dạng mụn rộp…
 
Theo ANTĐ
Chia sẻ