Một số điều cần biết về bệnh tay chân miệng

Saga,
Chia sẻ

Bệnh tay chân miệng có thể nhầm lẫn với một số bệnh khác nên cần để ý tới những biểu hiện, triệu chứng để phát hiện bệnh chính xác, kịp thời.

Bệnh tay chân miệng dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác

Theo các chuyên gia y tế, trẻ có thể bị bệnh tay chân miệng tại bất kì mùa nào trong năm, có thể phát triển thành dịch vào mùa hè và thu. Tuy nhiên, bệnh này lại có những biểu hiện dễ nhầm lẫn với một số bệnh khác nên có thể gây ra chẩn đoán sai, ảnh hưởng đến việc điều trị. Để phân biệt bệnh tay chân miệng với các bệnh khác, cần để ý tới những biểu hiện, triệu chứng của bệnh.

Bệnh tay chân miệng có thể bị nhầm lẫn với bệnh loét miệng bởi các vết loét. Mặc dù có nhiều nguyên nhân gây loét miệng nhưng triệu chứng chung của tình trạng này là các vết loét thường nhỏ, đường kính 1 - 3mm, xuất hiện đơn độc hay thành từng đám ở niêm mạc má, môi, nướu hoặc dưới lưỡi, hình tròn hoặc bầu dục, màu trắng xám hay vàng, với quầng đỏ xung quanh. Trong khi đó, vết loét ở miệng do bệnh tay chân miệng thường là vết loét đỏ hay phỏng nước đường kính 2-3mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, gây đau miệng, bỏ ăn, bỏ bú, tăng tiết nước bọt.


Vì cùng có biểu hiện sốt cao ở giai đoạn đầu nên việc phân biệt giữa bệnh tay chân miệng và sốt virus đôi khi cũng có chút khó khăn. Điểm khác nhau rõ nhất là cơn sốt virus có thể giảm xuống sau khi dùng thuốc hạ sốt, người bệnh tỉnh táo và không có dấu hiệu nhiễm trùng ở họng. Còn nếu là sốt do bệnh tay chân miệng thì thường kèm theo những nốt ban ở tay, chân và miệng.

Những vết phát ban trên da, kèm theo sốt cũng có thể khiến cho bệnh tay chân miệng dễ bị nhầm với bệnh sốt phát ban, dị ứng, thủy đậu... Nếu là sốt phát ban thì các nốt ban thường xen kẽ toàn thân, mịn và có thể kèm theo hạch sau tai. Ngược lại, phát ban do tay chân miệng xuất hiện chủ yếu ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối, mông... và hiến khi bị loét. Trong trường hợp các vết ban có màu hồng, đa dạng, không có phỏng nước và xuất hiện khắp cơ thể hoặc tại vùng cơ thể nào đó mà không kèm theo sốt thì có thể người bệnh chỉ bị dị ứng mà thôi. Còn nếu xuất hiện các vết phỏng nước trên da, rải rác toàn thân, có thể kèm theo sốt thì đó là biểu hiện của bệnh thủy đậu chứ không phải tay chân miệng.


Nhận diện bệnh tay chân miệng và cách phòng bệnh

Tay chân miệng do nhóm virus đường ruột, thường là Coxsackieviruses A16 và enterovirus 71, gây ra. Bệnh có thể lây lan nhanh chóng nên rất dễ phát triển thành dịch. Sở dĩ bệnh được gọi là tay chân miệng vì các biểu hiện chính của bệnh là nổi mụn nước chủ yếu tập trung ở tay, chân và miệng.

Bệnh có thể lây từ người này sang người khác qua đường hô hấp (hít phải lượng không khí có chứa mầm bệnh đó), qua tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết (như nước bọt, nước mũi) hoặc chất thải (phân) của người nhiễm bệnh. Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh này mà chủ yếu vẫn là điều trị các triệu chứng. Nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời, bệnh có thể nghiêm trọng và dẫn tới biến chứng về thần kinh, tim mạch, hô hấp như viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp

Biểu hiện của bệnh

Khi bị nhiễm virus và mắc bệnh tay chân miệng, người bệnh thường trải qua 4 giai đoạn:

Giai đoạn ủ bệnh: Thường kéo dài 3-7 ngày sau khi tiếp xúc với mầm bệnh.

Giai đoạn khởi phát: Kéo dài 1-2 ngày sau giai đoạn ủ bệnh. Trong giai đoạn khởi phát, người bệnh sẽ có những triệu chứng như sốt, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, có thể kèm theo tiêu chảy.

Giai đoạn toàn phát: Đây là giai đoạn có những biểu hiện rõ rệt nhất, chính vì vậy, số bệnh nhân đến khám ở giai đoạn này rất đông. Trong khoảng 3-10 ngày của giai đoạn này, người bệnh sẽ có những triệu chứng điển hình như: Loét miệng; Phát ban trên người, tập trung chủ yếu ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông...

Một số triệu chứng khác có thể cùng xuất hiện trong giai đoạn này bao gồm: Sốt, nôn, quấy khóc, thở mệt,…

Giai đoạn hồi phục: Giai đoạn này diễn ra sau giai đoạn toàn phát. Nếu không có biến chứng thì người bệnh sẽ hồi phục hoàn toàn.


Làm gì khi bị tay chân miệng

Đối với cả người lớn và trẻ nhỏ, khi bị tay chân miệng cần được cách ly để tránh lây bệnh cho những người khác. Bên cạnh đó, cần bổ sung vitamin C (có thể uống nước cam, chanh, bưởi...) để tăng cường sức đề kháng, bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A (các loại quả có màu đỏ, vàng như nước ép cà rốt, cà chua, dưa hấu…) để tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

Trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị lây bệnh vì vậy, nếu trẻ bị bệnh, cha mẹ nên cho trẻ nghỉ ngơi ở nhà và bổ sung nên bổ sung kẽm từ các thực phẩm như hải sản, bao gồm hầu, ngao, hoặc các thực phẩm hàng ngày như lòng đỏ trứng, thịt gà… để bổ sung dinh dưỡng, giúp trẻ nhanh hồi phục. Đặc biệt, nếu trẻ bị sốt, cha mẹ nên điều trị theo chỉ định của bác sĩ, cho trẻ dùng thuốc hạ sốt chứ không được tự ý lạm dụng truyền nước hay truyền dịch cho trẻ có thể dẫn đến tình trạng bệnh trầm trọng hơn.

Biện pháp phòng ngừa bệnh

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo mạnh mẽ người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh tay chân miệng như sau:

- Vệ sinh cá nhân: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng với nước sạch, đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.

- Tránh tiếp xúc với những trẻ có biểu hiện mắc bệnh tay chân miệng và không đến những nơi có mầm bệnh, đặc biệt những vùng có nguy cơ phát triển thành dịch.

- Làm sạch môi trường xung quanh như đồ chơi, nhà cửa bằng xà phòng, dung dịch Cloramin B 2% hoặc các chất sát khuẩn thông thường.

- Bổ sung dinh dưỡng hợp lý để tăng cường sức khỏe, tăng sức đề kháng và miễn dịch.

- Theo dõi phát hiện sớm: Trẻ em phải được thường xuyên theo dõi sức khỏe để kịp thời phát hiện, tổ chức cách ly, điều trị các trường hợp mắc bệnh, tránh lây bệnh cho các trẻ khác.

Hapacol với hoạt chất chính là paractamol giúp cả gia đình bạn giảm các triệu chứng cảm, sốt, nhức đầu một cách nhanh chóng và hiệu quả. Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng.

Sản phẩm được sản xuất và phân phối bởi Công ty Cổ phần Dươc Hậu Giang.

Địa chỉ: Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang, 288 Bis Nguyễn Văn Cừ, P.An Hoà, Q.Ninh Kiều,TP.Cần Thơ

Mọi thông tin liên hệ: 07103891433 – (08) 3891434

Chia sẻ