Một nốt loét tưởng chừng như vô hại thôi cũng có thể báo hiệu nguy cơ trẻ mắc bệnh sốt lạ lùng này

Khánh Vân,
Chia sẻ

Một căn bệnh nghe khá xa lạ nhưng mẹ rất cần bỏ túi cho mình những kiến thức cơ bản về nguyên nhân, cách lây nhiễm, biểu hiện bệnh sốt mò ở trẻ em để hạn chế rủi ro nguy hiểm.

1. Bệnh sốt mò là gì?

Chắc hẳn nhiều mẹ vẫn còn thấy khá mới lạ với khái niệm sốt mò, cũng như chưa lường hết được những nguy hiểm của bệnh khi trẻ nhỏ không may mắc phải. Thực chất, sốt mò là một bệnh nhiễm trùng cấp tính, do vi khuẩn Orientia tsutsugamushi, truyền sang người qua ấu trùng mò. Ở nước ta, bệnh thường xuất hiện trong thời gian từ tháng 5 tới tháng 10, cao điểm nhất là vào mùa mưa tháng 6, 7.

Một nốt loét tưởng chừng như vô hại thôi cũng có thể báo hiệu nguy cơ trẻ mắc bệnh sốt lạ lùng này - Ảnh 1.

Sốt mò nguy hiểm ở chỗ dễ bị chẩn đoán nhầm bởi bệnh rất khó phân biệt với những loại cảm sốt khác. Vì vậy mà ở những ca bệnh không được điều trị thì tỷ lệ tử vong ở trẻ là rất cao. Ở những trường hợp nặng, trẻ còn có thể bị tổn thương đa tạng như viêm cơ tim, đông máu nội mạc rải rác, trụy mạch tim.

2. Nguyên nhân chính gây bệnh sốt mò

“Kẻ thù” gây bệnh ở đây chính là vi khuẩn ký sinh nội bào bắt buộc có tên khoa học Orientia Tsutsugamushi. Do sở hữu hệ men không được hoàn chỉnh nên chúng buộc phải sống ký sinh trong tế bào của động vật khác.

3. Cách lây nhiễm bệnh sốt mò ở trẻ em

Ổ chứa mầm bệnh chủ yếu - mò nhiễm O. TsutsugamushiChúng có thể truyền mầm bệnh tới các loài thú nhỏ và gặm nhấm, truyền dọc mầm bệnh qua trứng đến đời sau hoặc ngẫu nhiên truyền mầm bệnh sang người.

Ổ chứa đứng vị trí số 2 - thú nhỏ và các loài gặm nhấm. Thú nhỏ ở đây có thể là thỏ, chim, chó, chuột… Mầm bệnh lây nhiễm thường không có khả năng tự nhân lên mà chỉ lây truyền sang người, thú nhỏ khi đốt hút máu 1 lần duy nhất trong đời.

Một nốt loét tưởng chừng như vô hại thôi cũng có thể báo hiệu nguy cơ trẻ mắc bệnh sốt lạ lùng này - Ảnh 3.

Phương thức lây truyền của bệnh sốt mòTrung gian truyền bệnh sang người chính là ấu trùng mò. Chúng ta có thể yên tâm là bệnh sẽ không có khả năng lây truyền từ người này sang người khác.

Tuy nhiên, mẹ cần đặc biệt lưu tâm về môi trường sống của mò nha. Mò đỏ hay sống ở các bụi cỏ ẩm, bụi cây, trong hang đá hay nơi có bóng râm. Vì vậy mà nếu chẳng may ở trong ổ dịch hoặc đi qua các vùng ven suối, sông, hang đá trong những chuyến dã ngoại thì trẻ có thể bị mò nhiễm bệnh đốt đó.

4. Biểu hiện bệnh sốt mò ở trẻ em

Mẹ có thể nhận biết bệnh sốt mò qua những biểu hiện lâm sàng điển hình như sau:

- Thời gian ủ bệnh: 6-21 ngày (trung bình 10-12 ngày).

- Cơ thể rét run trong 1-2 ngày đầu, kèm theo sốt thì trẻ có thể bị nhức đầu nặng, đau mỏi cơ.

- Bệnh khởi phát đột ngột, đi kèm với sốt cao liên tục từ 38-40 độ C và kéo dài khoảng 2-3 tuần nếu không được điều trị tích cực.

Một nốt loét tưởng chừng như vô hại thôi cũng có thể báo hiệu nguy cơ trẻ mắc bệnh sốt lạ lùng này - Ảnh 3.

- Bị các nốt loét đặc trưng của sốt mò ở vùng da mềm và ẩm (bộ phận sinh dục, bẹn, nách) thường không đau nhưng có thể làm trẻ bị ngứa. Nốt phỏng lúc đầu phát triển thành dịch đục trên nền sần đỏ rồi sau đó 4-5 ngày vỡ ra thành nốt có vẩy nâu nhạt hay sẫm. Sau khi bong vẩy sẽ để lộ nốt loét đáy nông. Nốt loét liền dần khi khỏi sốt. Một số trẻ không có dấu hiệu này.

- Hạch và ban dát sẩn: Hạch nổi tại vùng nốt loét khi trẻ bắt đầu sốt (hoặc sau đó 2-3 ngày), hơi sưng và đau. Ban dát sẩn thường mọc khắp người sau sốt khoảng 5-8 ngày (trừ lòng bàn tay, bàn chân), chúng có thể tồn tại từ vài giờ đến 1 tuần, đôi lúc có đốm xuất huyết.

- Ho nhiều có thể diễn ra trong tuần sốt đầu.

- Viêm phổi thường xuất hiện vào cuối tuần thứ hai.

- Trường hợp nặng có thể tổn thương đa tạng như viêm cơ tim, đông máu nội mạc rải rác, trụy mạch tim...

Một nốt loét tưởng chừng như vô hại thôi cũng có thể báo hiệu nguy cơ trẻ mắc bệnh sốt lạ lùng này - Ảnh 4.

5. Điều trị bệnh sốt mò cho trẻ

Để đảm bảo an toàn, cha mẹ hãy đưa con đến ngay các cơ sở y tế và bệnh viện để thăm khám và có những biện pháp điều trị kịp thời.

Mẹ có thể sử dụng cho trẻ những kháng sinh đặc hiệu dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ. Nhìn chung, kháng sinh phát huy công dụng khá nhanh, giúp trẻ nhanh hết sốt và cải thiện thể trạng. Tuy nhiên, điều gì cũng có hai mặt của nó, thuốc chỉ có tác dụng kìm khuẩn, giảm tốc độ nhân lên của vi khuẩn trong lúc chờ đợi cơ thể tăng cường miễn dịch. Không những vậy, dùng kháng sinh quá sớm (nhất là trong những ngày sốt đầu) có thể khiến bệnh bị tái phát.

Một nốt loét tưởng chừng như vô hại thôi cũng có thể báo hiệu nguy cơ trẻ mắc bệnh sốt lạ lùng này - Ảnh 5.

7. Phòng bệnh sốt mò cho trẻ

- Phun thuốc diệt mò: phun tồn lưu vào bờ bụi cây cỏ cao dưới 20cm quanh nhà, đất ẩm, nơi râm mát.

- Khi cho trẻ nhỏ đi vào rừng, mẹ cần cho con đi ủng, mặc quần áo dài tay có dây chun buộc chặt ở ống quần, đội mũ. Đồng thời, tránh nằm, ngồi và phơi quần áo cũng như đặt balo lên bãi cỏ, gần gốc cây, bờ bụi.

Nuôi trẻ nhỏ đồng nghĩa với việc mẹ thông thái phải cảnh giác với mọi “kẻ thù” vừa quen vừa lạ dễ gây bệnh cho con. Trong đó, những kiến thức về biểu hiện bệnh sốt mò ở trẻ em nên được mẹ đặc biệt lưu tâm để tránh những rủi ro khôn lường cho bé.

- Diệt chuột theo mùa nhưng lưu ý rắc thuốc diệt mò trước.

- Phát quang bụi rậm quanh nhà.

Nguồn: Tổng hợp

Chia sẻ