Mẹo vặt mua hàng online: Cách bạn "tự vệ" khỏi những trò gian lận quảng cáo trên mạng xã hội

KT,
Chia sẻ

Với sự phát triển của việc mua hàng online thì những chiêu trò lừa đảo cũng nở rộ và khiến nhiều người lâm vào cảnh mua hàng "dở khóc dở cười".

Mua sắm online đi kèm với nhiều rủi ro hơn khi có nhiều người thích mua sắm bằng cách này kể từ khi đại dịch xảy ra và ngày càng trở nên phức tạp. Kể từ năm ngoái, những vụ lừa đảo trực tuyến đã chiếm một nửa trong số những khiếu nại mà Trình theo dõi lừa đảo của Phòng kinh doanh tại Better nhận được.

Và nhiều trong số đó là về các quảng cáo rác trên Instagram và Facebook. Và nếu bạn cũng đang gặp trường hợp như thế, thì đây là cách giúp bạn có thể tự bảo vệ mình.

Thực trạng

Bản chất linh hoạt của cách mua hàng trực tuyến cho phép một lượng lớn sản phẩm được quảng cáo một cách lừa dối. Vẫn có sự kiểm soát cho các quảng cáo này, nhưng nó không được hiệu quả và sát sao.

Những nhà cung cấp sẽ bán những thứ bạn không bao giờ dùng đến hoặc bán những thứ sẽ khác xa so với những gì được quảng cáo một cách vô lý.

Nhiều người đã phải nhận những sản phẩm không đúng như mong đợi, cảm giác bị lừa đảo và mất niềm tin trong cuộc sống.

Mẹo vặt mua hàng: Cách bảo vệ bản thân khỏi các trò gian lận quảng cáo trên mạng xã hội - Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

Và đây là cách giúp bạn phát hiện các quảng cáo rởm trên mạng xã hội

- Hãy hoài nghi những lời đề nghị mua hàng quá tốt đến mức không thể là sự thật, hoặc đang lôi kéo bạn theo cách khác nhau nhằm khiến bạn mất cảnh giác. Chẳng hạn như người bán hàng tuyên bố rằng, một trong số tiền bán sẽ được chuyển cho tổ chức từ thiện.

- Hãy google tên của người bán/doanh nghiệp theo sau là các cụm từ "xem xét, khiếu nại, lừa đảo". Nếu bạn thấy nhiều kết quả hiện lên, hãy bỏ mặt hàng đó đi vì không có sự an toàn.

- Kiểm tra địa chỉ của công ty, doanh nghiệp để biết nó có địa chỉ đúng hay chỉ là địa chỉ ma. Trong một trường hợp, người phụ nữ đi tìm kiếm địa chỉ một công ty bán hàng cao cấp nhưng lại không có thật. Người phụ nữ này còn phát hiện ra đó chỉ là một ngôi nhà bỏ hoang.

- Hãy lưu ý rằng, hình ảnh của sản phẩm có thể bị đánh cắp từ bất cứ đâu. Vì vậy những gì bạn đang thấy có thể không phải là những gì bạn sẽ nhận được, ngay cả khi nó trông giống như một sản phẩm thật.

- Hãy kiểm tra xem công ty/doanh nghiệp/cá nhân bán hàng đó có trang web hợp pháp hay không. Ở phần chi tiết "liên hệ với chúng tôi" và hỗ trợ khách hàng thích hợp hay không. Nếu không, hãy cảnh giác và tìm những địa chỉ bán hàng có con dấu tích xanh.

Theo twocents.lifehacker

Chia sẻ