Mẹo chăm con cho những người lần đầu làm mẹ mà không sách vở nào nhắc đến

Thủy Tiên,
Chia sẻ

Những người lần đầu làm mẹ sẽ không còn bối rối và nhàn nhã hơn khi biết được các mẹo chăm con đáng học hỏi này.

Nuôi con những năm tháng đầu cực kì vất vả, nhưng đừng lo lắng. Có những bí quyết giúp những mẹ bỉm sữa mới "nhậm chức" chăm sóc bé như một bà mẹ chuyên nghiệp. Các mẹ có thể tham khảo các mẹo chăm con dưới đây:

1. Nếu bé cần uống thuốc, mẹo nhỏ cho mẹ là chỉ cần khoét một lỗ nhỏ ở đầu núm ti để cho ống thuốc vào. Hoặc bạn có thể sử dụng núm bình sữa mà không cần khoét thêm lỗ. Khi em bé đang vui vẻ mút núm ti, hãy cho thuốc vào để bé uống luôn mẹ nhé. Quá tuyệt vời, phải không?

Mẹo chăm con cho những người lần đầu làm mẹ mà không sách vở nào nhắc đến - Ảnh 1.

2. Bồn rửa bát có độ cao hoàn hảo để làm bồn tắm cho bé luôn, đặc biệt là khi mẹ đang trong giai đoạn hồi phục sau sinh, rất khó đứng lên ngồi xuống.

3. Làm ẩm phần da bị viêm tiết bã (dân gian thường gọi là cứt trâu) bằng một chút dầu dừa, sử dụng lược nhỏ nhẹ nhàng và dần dần loại bỏ lớp da bong tróc.

Mẹo chăm con cho những người lần đầu làm mẹ mà không sách vở nào nhắc đến - Ảnh 2.

4. Kéo nhỏ (chuyên dụng để cắt lông mũi) có đầu mũi tròn dùng cắt móng cho em bé rất an toàn và chắc chắn. Hoặc chỉ cần dùng dũa cũng đươc.

5. Đối với những đứa trẻ khó chịu không thích tắm, hãy thử chiêu "tắm bằng khăn". Quấn em bé vào tấm khăn mềm hoặc miếng vải, và cẩn thận lau nhẹ hai chân hai tay. Sau đó giặt sạch và quấn lại, lau những bộ phận khác.

Mẹo chăm con cho những người lần đầu làm mẹ mà không sách vở nào nhắc đến - Ảnh 3.

6. Nếu bạn có mua quả bóng tập yoga để tập tành trước khi sinh thì sau khi bé chào đời, đừng vứt quả bóng đi nhé! Nó sẽ là đồ chơi yêu thích của cục cưng đó.

7. Các mẹ bên nước ngoài thường dùng một tấm nệm nhỏ gọi là changing pad, tức là tấm nệm để cho bé nằm vào lúc thay tã (rất tiện dụng vì mẹ có thể đặt bé nằm trên mặt phẳng có chiều cao phù hợp, không cần phải cúi thấp hay ngồi xổm lúc thay tã). Nếu mẹ đang dùng loại này thì một mách nhỏ dành cho mẹ là đặt một vài miếng vải lót lên trên tấm nệm, nhờ đó mẹ luôn có một tấm nệm sạch sẽ thoáng mát bất kỳ lúc nào mình cần.

8. Mẹ nhớ gấp phần giấy ngang eo của tã sơ sinh xuống để tránh cọ xát với khu vực dây rốn khi rốn vẫn chưa lành mẹ nhé.

9. Thường xuyên nằm xuống, đặt bé lên nằm lên ngực và vui đùa cùng bé.

10. Sử dụng áo ngủ cho trẻ sơ sinh (loại như váy ngủ được may bo phía dưới) thay vì loại áo liền quần thông thường (thường gọi là onesies) hay pyjama. Loại đồ ngủ một mảnh này cho bé cựa quậy thoải mái, hơn nữa phần dưới bo lại giúp giữ ấm cho bàn chân và phần thân dưới nên mẹ hoàn toàn có thể yên tâm nhé.

Mẹo chăm con cho những người lần đầu làm mẹ mà không sách vở nào nhắc đến - Ảnh 4.

11. Dùng cọ trang điểm hoặc cái vét bột (dùng trong làm bánh) để bôi kem chống hăm cho bé. Nhờ đó bàn tay mẹ không còn bị nhớp nháp nữa.

Mẹo chăm con cho những người lần đầu làm mẹ mà không sách vở nào nhắc đến - Ảnh 5.

12. Để giảm thời gian tắm, hãy bế em bé theo kiểu ôm bóng (ôm bé nằm ngang ở một bên hông bằng cánh tay vuông góc) và gội đầu cho bé dưới vòi nước nhà bếp.

13. Ngăn không cho bé trai đi tiểu trên người bạn bằng cách dùng khăn ướt vuốt vuốt phía dưới rốn ngay trước khi thay bỉm. Hành động này khiến bé càm thấy buồn tiểu ngay và đi tiểu ngay trong cái bỉm đang dùng.

14. Sử dụng dầu thực vật tự nhiên (như dầu ô liu hoặc dầu dừa) trên mông của bé trong khi thay bỉm để làm sạch phần "cứt su" đầu tiên dễ dàng hơn.

15. Bạn có thể tự tay làm yếm cổ hoặc choàng cổ bằng cách dùng lại cái áo len hoặc áo nỉ của bạn. Những chất liệu này sẽ thấm hút hoàn toàn nước mũi, nước dãi hay đồ ăn vương vãi trên mặt bé. Cách làm: Cắt một phần ống tay áo rồi quấn qua đầu em bé, cổ tay áo ở phía trên. Bạn có thể tha hồ sáng tạo nhiều phong cách thiết kế khác nhau để bé trong thật ngầu nhé!

Mẹo chăm con cho những người lần đầu làm mẹ mà không sách vở nào nhắc đến - Ảnh 6.

16. Phần dán của chiếc bỉm mới đã bị bong hoặc không còn dính nữa? Đừng vứt luôn cả chiếc bỉm đi bạn nhé. Chỉ cần dùng tạm băng dán cá nhân hoặc băng dán dùng trong y tế chẳng hạn.

17. Đặt em bé ngồi lên đùi của mẹ và làm cho em hết trớ bằng cách dùng chân của mẹ từ từ di chuyển phần cơ thể của bé thành một vòng tròn trong khi tay vẫn giữ đầu bé đứng yên.

18. Bé chỉ thích tắm bồn tắm đầy bọt ư? Thật đơn giản. Mẹ hãy chế ra một dạng sữa tắm nhiều bọt bọt bằng cách đổ đầy xà phòng rửa tay tạo bọt cùng sữa tắm thường dùng và nước vào một cái chai. Cứ thế mang ra dùng từ từ là được rồi.

19. Nếu như thùng chuyên đựng bỉm (diaper pail) còn quá xa lạ với nước ta, mẹ Việt cũng có thể vứt bỉm đã qua sử dụng vào một chiếc thùng rác riêng biệt có lót sẵn túi ni lông và phải có nắp đậy cẩn thận để dễ dàng dọn dẹp một cách sạch sẽ. Điều quan trọng là mẹ phải phân loại rác tã với các loại rác thông thường, vì tã rác có thể gieo nhiều mầm bệnh nếu để chung với thùng rác trong nhà.

20. Luôn chuẩn bị bỉm trước để dùng dần, đừng để khi hết rồi mới cuống cuồn chạy đi mua các mẹ nhé! Bé sẽ không thích điều này.

21. Nếu bạn muốn đưa em bé ra ngoài chơi hay đi công chuyện cùng, chuẩn bị sẵn một chiếc túi cho bé trong đó có bỉm giấy, bình sữa, núm vú, khăn mặt... mà mẹ có thể lấy ra dùng bất cứ khi nào cần nhé!

22. Ngay trước khi tiêm, bạn có thể cho bé uống một ít nước đường, giúp giải phóng các chất giảm đau tự nhiên có sẵn trong não. Một số bệnh viện làm điều này cho trẻ sơ sinh trước khi làm thủ thuật gây đau đớn cho bé. Công thức hoàn chỉnh là pha hai muỗng cà phê nước đun sôi để nguội với một thìa cà phê đường.

Mẹo chăm con cho những người lần đầu làm mẹ mà không sách vở nào nhắc đến - Ảnh 7.

23. Nếu bạn thường xuyên mang chiếc ghế an toàn trẻ em (dùng trên xe ôto) bằng cẳng tay, lâu dài sẽ gây hại cho cánh tay của bạn. Thế nên hãy cắt một miếng xốp mềm có hình ống, rồi ráp vào phần quai xách. Chúng sẽ giúp cho mẹ đỡ đau hơn.

Mẹo chăm con cho những người lần đầu làm mẹ mà không sách vở nào nhắc đến - Ảnh 8.

24. Nếu nhà bạn nhiều tầng, hãy để mỗi "trạm" thay bỉm gồm một vài miếng bỉm, khăn lau, kem bôi và thùng rác trên mỗi tầng, do đó bạn không cần phải nhọc công lên xuống nhiều lần.

25. Hãy ưu tiên chọn những món đồ có khóa bấm, hạn chế áo quần có nhiều nút cài. Việc thay đồ cho nhóc con lúc nào cũng cựa quậy và ngày nào cũng phải thay hơn chục bộ thì nhanh gọn chính là tôn chỉ cho việc lựa chọn quần áo trẻ con rồi.

Nguồn: Parent

Chia sẻ