Tuần thai thứ 32: Bé biết... ngủ mơ

Thúy Phạm,
Chia sẻ

Điều vô cùng thú vị và tuyệt vời là từ tháng thứ 8, thai nhi đã có thể ngủ mơ và đi tiểu.

 Sự phát triển của em bé

Tay, chân và cơ thể bé tiếp tục lớn lên cho tương xứng với vòng đầu. Bé lúc này nặng khoảng 1,7kg và trông ngày càng giống với thời điểm chào đời. Nếu đo từ đỉnh đầu đến gót chân thì bé sẽ “dài” khoảng 42cm.

Lưu ý là bé không thể “hiếu động” như trước. Đừng lo lắng, bé đang suy nghĩ để tìm đường ra khỏi bụng mẹ đấy. Chỉ cần có cảm giác bụng mình đang uốn lượn ngoằn ngoèo là có thể yên tâm rằng bé đang khỏe.

Điều vô cùng thú vị và tuyệt vời là từ tháng thứ 8, thai nhi đã có thể ngủ mơ và đi tiểu. Qua các lần siêu âm, bạn có thể nhìn thấy hình ảnh của bé yêu rồi nhưng mọi thứ vẫn chưa thực sự hoàn thiện cho đến lúc bé sinh ra.

Đến thời điểm này, móng tay, móng chân của bé mới bắt đầu định dạng. Các móng tay và móng chân đã mọc dài. Lông mi, lông mày và tóc bé mọc rất nhiều. Những sợi lông tơ đã bao phủ làn da bé suốt từ mấy tháng đầu đang bắt đầu rụng dần đi, chỉ còn lại một ít ở vai và lưng. Phổi tiếp tục hoàn thiện chức năng vốn có của nó.

Tuần thai thứ 32: Bé biết... ngủ mơ 1


Hệ miễn dịch của bé đã được trang bị để chống lại các loại bệnh nhiễm khuẩn. Móng tay bé lúc bấy giờ đã sắc và cứng hơn. Hệ xương của bé cứng cáp hơn rất nhiều, trừ xương hộp sọ, nó phải đủ mềm để trượt qua các thứ khác. Độ mềm và đàn hồi của hộp sọ giúp cho bé dễ chào đời hơn.

Sự thay đổi trong cơ thể mẹ

Trong tháng tới đây, bạn sẽ phải kiểm tra thai thường xuyên hơn, 2 tuần 1 lần cho tới khi đạt mốc 36 tuần. Bạn sẽ tăng từ 1,5 – 1,8kg trong tháng cuối này, nếu giai đoạn đầu bạn thấy mình không tăng cân nhiều thì đừng quá lo lắng, bởi giai đoạn quan trọng nhất là 3 tháng cuối, lúc này bé mới bước vào giai đoạn phát triển nhanh chóng và cần dinh dưỡng nhiều nhất.  

Vào tuần thứ 32 thai nhi đã khá to, khiến các mẹ luôn thấy khó thở, cảm giác như bị hụt hơi. Nguyên nhân là thai chèn ép lên cơ hoành, vì thế bạn tránh vận động nhiều và nên nghỉ ngơi. Phải mang theo một trọng lượng lớn trước ngực sẽ khiến lưng của các mẹ bầu có cảm giác đau buốt, vì thế cần hạn chế làm những việc gây tác động lên lưng.

Tuần thai thứ 32: Bé biết... ngủ mơ 2
Các móng tay, móng chân đã mọc dài và hình thành đầy đủ trong giai đoạn này.

Nhiều phụ nữ đau lưng trong suốt thời gian mang thai, số khác dây chằng hông bị giãn khiến cho các khớp xương hông không thể làm việc như bình thường. Và hội chứng này được gọi là Rối loạn màng dính xương mu (SPD) và nó thường rất đau.

Bạn cảm thấy bị ẩm ướt vùng bắp đùi mỗi khi hắt hơi, ho hay cười quá nhiều? Nguyên nhân là do trọng lượng của em bé đè nặng lên xương chậu của bạn. Vì vậy, để hạn chế hiện tượng này bạn phải thường xuyên tập luyện các bài tập cho xương chậu.


tuần thai thứ 31 em bé đã phát triển như nào?

Tuần thai thứ 32: Bé biết... ngủ mơ 3
Chia sẻ