Trẻ táo bón - hãy kiểm tra lượng đường trong sữa

,
Chia sẻ

Trẻ bị táo bón là nỗi lo lắng của tất cả các bậc cha mẹ. Đa số các bậc cha mẹ cho rằng, trẻ bị táo bón là do bị nóng, nhưng đó không phải là nguyên nhân duy nhất.

Theo giáo sư khoa Nhi của bệnh viện Nhi đồng Thượng Hải, sự thiếu hụt hàm lượng đường trong sữa cũng có thể dẫn đến táo bón ở trẻ. Đặc biệt là đối với trẻ ăn sữa ngoài. Nếu như phát hiện trẻ bị táo bón, cha mẹ nên chú ý kiểm tra điều này.

Phân tích cho thấy, hàm lượng đường trong sữa mẹ là 7.5%, trong đó hàm lượng đường trong sữa bò chỉ đạt 4.8%. Vì vậy, trẻ uống sữa bò trong đường ruột sẽ thiếu hụt hàm lượng men sinh vật, do hàm lượng men sinh vật không đủ nên trẻ đi đại tiện sẽ bị khô.
 
Bên cạnh đó, ngoài lượng đường không giống nhau thì đường trong sữa mẹ và trong sữa bò loại hình cũng khác nhau. Đường trong sữa mẹ là loại đường có thể giúp sản sinh ra các vi khuẩn có lợi cho đường ruột, đồng thời còn chứa một lượng men sinh hoá, giúp trẻ tiêu hoá dễ dàng. Hàm lượng chủ yếu trong sữa mẹ là protein, mềm mại, dễ tiêu hoá, rất tốt cho đường ruột. Cho nên trẻ chỉ bú mẹ tiêu hoá sẽ rất dễ dàng.

Đường trong sữa bò là loại đường có ảnh hưởng không tốt đối với việc sản sinh các vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Mặt khác, protein trong sữa bò là protein đặc, hình thành những khối đông tụ như cao su trong đường ruột, cơ thể hấp thu được rất ít, đa phần là trở thành phế thải (“phân su”) nên trẻ rất khó tiêu hoá. Không chỉ vậy, protein đặc trong sữa bò có hàm lượng can xi cao hơn trong sữa mẹ, khiến cho trong phân và nước tiểu có chứa nhiều loại can xi đen không thể hoà tan, dẫn đến táo bón.

Nếu như trẻ bị táo bón thì cha mẹ nên xử lý như thế nào? Có một số trường hợp sau:

Nếu như trẻ hoàn toàn bú mẹ: trẻ bị táo bón có thể là do lượng sữa cho bú không đủ, thường là do mẹ ít sữa, cho nên sau khi trẻ bú mẹ xong vẫn khóc đòi ăn. Đối với trường hợp này, chỉ cần bổ sung thêm sữa cho trẻ, vấn đề tiêu hoá sẽ được cải thiện.

Đối với trẻ nuôi bộ (uống sữa bò): tăng thêm hàm lượng đường. Hàm lượng đường trong sữa bò thường từ 5 – 8% thì tăng thành 10 – 12%. Ngoài ra có thể bổ sung thêm nước trái cây.

Đối với trẻ từ 5 tháng tuổi trở lên, có thể cho ăn thêm các loại thực phẩm phụ: rau chân vịt, cải bắp, cải ngọt,… nghiền  nát hoặc chắt lấy nước để nấu các món ăn cho trẻ. Ngoài ra, vitamin B trong các loại thực phẩm phụ có thể thúc đẩy, khôi phục sự co bóp của cơ dạ dày, rất tốt cho tiêu hoá.

                                                Thu Hường (Theo Babys)

Chia sẻ