Trẻ nhút nhát ít có cơ hội thành công trong cuộc sống

,
Chia sẻ

Trẻ nhút nhát sẽ cảm thấy bị lẫn lộn hoặc e dè khi ở trong những môi trường xã hội mới. Nhút nhát có thể ảnh hưởng tới sự phát triển tối ưu về khía cạnh xã hội và hạn chế khả năng học hành của trẻ.

Nhút nhát là một hiện tượng đa cảm xúc, bao gồm sợ hãi và hứng thú, căng thẳng và thư giãn. Những cảm xúc cơ bản của sự nhút nhát là phổ biến và có thể được coi như một cơ chế thích ứng để giúp cá nhân đối mặt với những môi trường mới. Biểu hiện là tăng nhịp tim và huyết áp. Một người quan sát có thể nhận ra sự nhút nhát bằng ánh mắt né tránh và hướng nhìn xuống, ít hoạt động cũng như ít nói. Với trẻ nhỏ có thể biểu hiện qua mút tay, qua hành động một cách bẽn lẽn. Những trẻ lớn hơn thường thích chơi một mình và không có sự tương tác xã hội.

 Giúp bé hòa nhập với môi trường xung quanh

Khi nào nhút nhát trở thành vấn đề nghiêm trọng?

Sự nhút nhát có thể là điều bình thường như là những phản ứng thích nghi với các thay đổi mạnh mẽ của xã hội. Trở nên nhút nhát, trẻ thường thu mình lại và cảm thấy thiếu tự chủ hơn. Nói chung, khi một đứa trẻ tiếp xúc nhiều hơn với những người không quen biết, sự nhút nhát sẽ dần mất đi. Ngược lại, những trẻ tỏ ra quá nhút nhát ở bất kỳ hoàn cảnh nào và trong thời gian dài thì có thể trẻ đang thực sự gặp khó khăn. Những trẻ như thế có thể thiếu những kỹ năng xã hội hoặc quá tự ti về bản thân nên thường kém trong việc hòa nhập với bạn bè. Trẻ nhút nhát ở độ tuổi đến trường có xu hướng ít coi trọng và đánh giá bản thân mình thấp, đồng thời cũng thụ động hơn so với những trẻ em khác. Vì thế, trẻ có thể bị bạn bè thờ ơ và có ít cơ hội để phát triển các kỹ năng xã hội. Nếu tiếp tục duy trì sự nhút nhát đến thời kỳ trưởng thành, trẻ sẽ tự cho mình là người cô độc và sẽ có ít những mối quan hệ với những người xung quanh do đó ít có cơ hội thành công trong cuộc sống hơn so với những đứa trẻ tự tin và năng động.

Để giúp trẻ sửa tính nhút nhát

1. Hiểu biết và chấp nhận trẻ: Việc nhạy cảm với sở thích và cảm xúc của trẻ sẽ giúp bạn xây dựng mối quan hệ với trẻ và chỉ ra rằng bạn tôn trọng trẻ. Điều này có thể giúp trẻ trở nên tự tin hơn và bớt rụt rè.

2. Xây dựng lòng tự trọng: Trẻ nhút nhát có thể thiếu tự tin và cảm thấy chúng không được chấp nhận. Hãy ủng hộ trẻ thực hiện các kỹ năng, đồng thời khuyến khích sự tự chủ của trẻ. Thường xuyên tán dương trẻ. Trẻ cảm thấy thoải mái về bản thân thường sẽ ít cảm thấy nhút nhát.

3. Phát triển kỹ năng xã hội: Củng cố hành vi xã hội cho trẻ nhút nhát, ngay cả khi chỉ là chơi đùa cùng trẻ. Hãy dạy trẻ các những ngôn từ giao tiếp xã hội như “mình chơi cùng được chứ?” và những kỹ năng tham gia trò chơi đóng vai. Chơi cùng một nhóm bạn mới có thể giúp trẻ tạo ra một bắt đầu mới và đạt được một vị thế cao hơn trong nhóm bạn mới này.

4. Hãy để trẻ có thời gian khởi động trong những hoàn cảnh mới: Đặt trẻ trong một hoàn cảnh mới nơi mà trẻ cảm thấy bị đe doạ sẽ không có ích trong việc giúp trẻ xây dựng kỹ năng xã hội. Hãy giúp trẻ tạo ra cảm giác an toàn và đưa ra các yếu tố thú vị để dụ trẻ tham gia vào các tương tác xã hội

5. Hãy ghi nhớ rằng nhút nhát không hẳn là xấu: Không phải tất cả các đứa trẻ đều cần là trung tâm của sự chú ý. Một số đặc điểm của sự nhút nhát như tính khiêm tốn và dè dặt, được xem như những yếu tố tích cực. Miễn là trẻ không cảm thấy quá bất tiện hoặc bị thờ ơ giữa những trẻ khác thì sự can thiệp là không cần thiết.

Đỗ Hương Liên
Theo Childdevelopmentinfo
Chia sẻ