Trẻ dễ gặp nạn từ những vật dụng trong nhà

,
Chia sẻ

Theo báo cáo mới đây, có khoảng 264.200 trẻ em Mỹ đã cấp cứu tại bệnh viện, từ năm 1990 tới năm 2007. Nguyên nhân do trẻ bị chấn thương bởi các đồ vật trong nhà rơi vào người.

Nghiên cứu đã thu thập dữ liệu từ Ủy ban An toàn sản phẩm tiêu dùng Mỹ (CPSC). Sau khi phân tích, các nhà nghiên cứu cho biết mức từ đầu những năm 1990, tỷ lệ trẻ em bị thương doTV, kệ sách và chạn bát đĩa rơi vào người tăng 41%. Hầu hết các trường hợp thương tích (khoảng 75%) là ở trẻ em dưới 6.

Mỗi năm, có gần 15.000 trẻ em phải nhập viện cấp cứu do những tai nạn kể trên. Các nhà nghiên cứu cho rằng sự gia tăng chấn thương do các đồ vật trong gia đình có thể là do sự thay đổi trong thiết kế các đồ vật (nhẹ và mỏng manh hơn) và số lượng đồ vật trong mỗi gia đình cũng nhiều hơn so với trước đây.

Để giảm rủi ro trẻ bị chấn thương do các đồ vật trong nhà, các nhà khoa học khuyên bạn:

Không nên đặt TV trên những chiếc bàn cao

TV và những đồ vật gắn trên tường cần được buộc dây đai an toàn để đảm báo chúng không bị rơi khi bị va đập.
Không đề những đồ vật thu hút trẻ (như đồ chơi và điều khiển từ xa) trên các đồ vật trong nhà như TV, tủ vì trẻ em có thể cố gắng leo lên để lấy chúng. 

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng khuyên bạn nên mua những đồ nội thất có chân rộng hoặc có đế vững chắc, sử dụng các ngăn kéo điểm dừng để giữ chúng không bị rơi ra khi trẻ nghịch. Bạn cũng không nên để các vật nặng trên giá sách.

Bạn cần làm gì khi trẻ bị thương?

Cho dù các bậc cha mẹ có cẩn thận đề phòng đến đâu đi nữa, thì khả năng trẻ em bị chấn thương do các đồ vật vẫn có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Theo một thông kê mới đây, tai nạn gây thương tích là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em dưới 14 tuổi, trong đó hơn 1/3trong số này là các chấn thương xảy ra trong nhà.
 
Do vậy, trong trường hợp trẻ bị thương do những đồ nội thất rơi vào người, bạn hãy đưa trẻ đến bệnh viện ngay nếu trẻ có các triệu chứng sau:

- choáng váng, ngất
- mất trí nhớ
- khóc trong thời gian dài
- đau đầu và cổ
- đi lại không bình thường
- buồn nôn hoặc ói mửa

Nếu chấn thương của trẻ không quá nghiêm trọng, bạn có thể áp dụng các biện pháp sơ cứu dưới đây:

Dùng băng hoặc khăn lạnh chườm lên vị trí bị thương trong 20 phút. Bạn không nên chườm nước đá trực tiếp lên vết thương vì điều này có thể khiến trẻ bị tê cóng. 

Theo dõi vết thương của trẻ trong vòng 24 giờ. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường của vết thương, hãy đưa trẻ tới bác sĩ ngay lập tức. 

Nếu trẻ đi ngủ sau khi bị chấn thương, hãy kiểm tra ở mỗi vài giờ để phát hiện kịp thời những dấu hiệu bất thường như chân tay bị tái, khó thở v.v...
 
Theo Vietnamnet/Kidhealth
Chia sẻ